Tấm gương
Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ

Ở tuổi 85, thiếu tướng Phan Văn Xoàn (Năm Xoàn), từng 10 năm làm cận vệ cho Bác Hồ, vẫn rất khỏe. Nhìn vẻ nghiêm nghị của ông khó biết ông từng trải qua một cuộc tình ngang trái...

Thiếu tướng Phan Văn Xoàn (Năm Xoàn), Tư lệnh lực lượng cảnh vệ Bộ Công an, về hưu năm 1992. Năm 1995, ông thành lập Công ty dịch vụ bảo vệ Long Hải, chỉ huy 3.000 vệ sĩ.

Quê ông ở bên sông Rạch Rập, cách thị xã Cà Mau 5 km. Ông kể, cha ông mất sớm, nhà rất nghèo, 3 người chị đều đi ở đợ. Năm 13 tuổi, không có quần áo lành ra thị xã thi lấy bằng tiểu học, chị Hai ông đánh liều mượn bộ bà ba của con trai ông chủ để ông mặc đi thi.

Đậu xong, không có tiền lên Cần Thơ học tiếp, ông đi bắt ốc, câu cá phụ mẹ. Ông đá bóng giỏi và mơ ước thành cầu thủ. Ông lại có giọng ca mùi, theo ban tài tử đi hát đám tiệc, từng mơ thành kép nổi danh, nhưng mộng không thành.

Ông đi theo con đường cách mạng, khi theo các anh tuyên truyền trong Mặt trận Bình Dân hồi năm 1938, rồi tham gia Mặt trận phản đế. Năm 16 tuổi, ông được kết nạp Đảng. Trước khi tham gia nổi dậy cướp chính quyền năm 1940, ông về nhà từ biệt mẹ.

Ông giật tay áo mẹ níu để chạy đi, rồi núp trong bụi nhìn mẹ khóc. Lệnh khởi nghĩa bị lộ, ông bị bắt giam 9 tháng. Năm 1947, ông là huyện ủy viên, được cử đi thăm ông Trần Hợi, cán bộ lão thành bị tù đày sắp mất. Ông Hợi gửi con gái út 16 tuổi tên Xuân cho ông chăm sóc. Ông đưa cô Xuân vào U Minh học trường Nguyễn Văn Tố.

Đã 61 năm trôi qua, ông Xoàn vẫn xuýt xoa kể về nhan sắc của cô Xuân, từ làn da, đôi môi, ánh mắt..., người đẹp nhất Cà Mau. Ông thường vào trường thăm cô và đưa, rước về quê mỗi dịp nghỉ học. Ba năm trôi qua, hai người thầm yêu nhau.

Tháng 3/1950, được tỉnh ủy Bạc Liêu cử đi học trường chính trị Phương Đông ở Trung Quốc, ông mới dám ngỏ lời cầu hôn, hẹn ngày về làm đám cưới. Nhưng lệnh triệu tập cứ tạm hoãn đến ba lần, hai người quyết định làm đám cưới tốc hành. Hạnh phúc ngắn ngủi nhưng có kết quả, cô Xuân mang thai lúc ông lên đường ngày 23/9/1950.

Ông đi 6 tháng đến chiến khu Việt Bắc, sang Trung Quốc học. Năm 1953 trở về Việt Bắc, lòng nôn nao muốn về Nam ngay để nhìn mặt vợ con. Nhưng Xứ ủy Nam kỳ lệnh ông phải ở lại để nghiên cứu thêm.

Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên, ông chuyển sang công an, lo bảo vệ Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc về thị xã Sơn Tây, rồi từ đây về Hà Nội. Sau đó, ông tiếp quản Sở mật thám Hà Nội.

Tình cờ, ông gặp ông Hai Sớm, Bí thư Bạc Liêu, ra Hà Nội chờ đi Trung Quốc học. Ông nhờ ông Sớm điện về tỉnh ủy Bạc Liêu giúp đưa mẹ và vợ con ông ra Hà Nội theo tàu tập kết. Ông Sớm lúng túng, rồi cũng nói thật, năm 1952, cô Xuân lấy chồng khác, con gái ông là Phan Thu Hoa, giống ông như đúc. Ông Xoàn tâm sự: "Thông tin đó như mũi dao đâm thủng tim tôi".

Năm 1955, ông Lê Giản, Tổng giám đốc Nha Công an nhân dân VN (tiền thân của Bộ Công an) bảo: "Xoàn ơi, hoàn cảnh mày tao biết hết, tao thương mày lắm. Tao có hai đứa con gái đang học ở Trung Quốc và đứa em gái làm công an, mày cứ tìm hiểu, nếu đứa nào đồng ý thì tao tán thành".

Sau đó, trong một hội nghị ở Hà Đông, ông Giản dắt theo con gái Tô Hồng Thu, 20 tuổi, vừa du học từ Trung Quốc về. Ông Xoàn tả bà cũng đẹp tuyệt vời, mình hạc xương mai, môi đỏ, má hồng. Sau đó cô Hồng Thu được đưa đi cùng đoàn công tác ở vịnh Hạ Long, để ông có dịp tìm hiểu. Tết năm 1956, ông và cô Hồng Thu tổ chức đám cưới.

Số ông đào hoa, nhưng hai lần có vợ trẻ đẹp đều nhờ cha vợ "gợi ý”. Bà sinh cho ông một gái và ba trai. Ông ca ngợi bà đã hy sinh, vừa dạy học, vừa nuôi các con nên người trong những năm chiến tranh, để cho ông tập trung chuyên môn, từ bảo vệ đoàn chuyên gia nước ngoài đến bảo vệ Bác Hồ.

Ngày 25/4/1975, ông vào Nam tổ chức phân Cục Cảnh vệ tại Sài Gòn, nhưng chưa thu xếp về quê thăm mẹ, các chị và con được. Ngày 22/5/1975, ông được lệnh đi Cần Thơ và Rạch Giá chuẩn bị cho chuyến công cán của Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng.

Về đến Cần Thơ, ông nhờ Tỉnh ủy giúp cho gặp gia đình. Sáng hôm sau, chị Hai của ông được đưa đến. Hai chị em khóc, kể lại chuyện 25 năm xa cách, trong đó có tin buồn là chị Ba của ông đã mất. Ông xin Tỉnh ủy Cần Thơ về Cà Mau.

Đến Tỉnh ủy Cà Mau, thấy mẹ chỉ còn da bọc xương, ông ôm mẹ nhấc bổng lên và khóc. Rồi ông cùng chị Hai đi tìm con gái. Trước đó, Tỉnh ủy Cà Mau kể, chồng bà Xuân là cán bộ kháng chiến, bị chế độ Sài Gòn chiêu hồi và cho giữ chức vụ quan trọng. Ông gặp con gái, khi đó đã 25 tuổi tại nhà bà Xuân. Cha con ôm nhau, lần đầu kêu lên hai tiếng "ba", "con".

Trở lại Sài Gòn lo công việc, tháng 6/1975 ông về Cà Mau, đến thăm nhà bà Xuân và chồng sau của bà. Phía chủ nhà im lặng, không khí nặng nề, ông Xoàn cố trầm tĩnh để lên tiếng trước: "Chiến tranh đã làm tan nát biết bao gia đình. Chỉ riêng người đi tập kết đã có biết bao bi kịch. Ở miền Nam, có những người vợ chờ đợi suốt 21 năm, vượt qua tù đày và cạm bẫy kẻ thù, thì ngoài Bắc người chồng hạnh phúc với người đàn bà khác, và ngược lại... Hai năm sau khi nghe tin Xuân lấy chồng, tôi lấy vợ và có bốn con. Nay tôi tìm đến đây trước là để cám ơn cô chú trong 25 năm qua đã nuôi dưỡng con gái tôi học hành nên người, không biết lấy gì mà đền đáp. Điều thứ hai, tôi xin phép cô chú cho cha con tôi được đoàn tụ. Tôi nói thật tình chớ tôi không ép, nếu cô chú thuận tình thì tôi mãi mãi mang ơn".

Chồng bà Xuân bày tỏ: "Mấy chục năm qua tôi coi Thu Hoa như con ruột, nay anh trở về muốn đem cháu đi thì tôi không có quyền cản". Bà Xuân nói: "Tôi biết chuyện này sẽ đến nên đã nói với Thu Hoa, nếu con muốn thì cứ theo ba về Sài Gòn". Không khí cởi mở, ông Xoàn mở lời: "Tôi xin nói thật điều này, chú là cán bộ cách mạng đã chiêu hồi, lại cộng tác với trung tâm chiêu hồi thì cách mạng xem chuyện này rất nặng nề, phải đi cải tạo trên sáu năm. Nhưng với tôi, chú là người ơn, hơn nữa cô chú có đến 12 con, nếu chú đi cải tạo dài như vậy, thì cô ở nhà sống sao nổi. Tôi sẽ hết lòng, đem hết uy tín của mình ra để xin với Ủy ban quân quản giảm cho chú, chỉ cải tạo trong thời gian ngắn nhất có thể". Hai người nhìn ông với ánh mắt mang ơn. Ông ở lại dùng bữa cơm chiều. Đúng như ông hứa, chồng bà Xuân đi cải tạo chỉ hai năm.

Khi bà Xuân lên thăm con, ông Xoàn nói: "Tôi đặt một điều kiện với cô, từ rày về sau cô lên đây thăm con phải dẫn chú ấy đi cùng, để tránh hiểu lầm". Từ đó, chồng bà Xuân cùng đi. Hai người đàn ông từng ở hai chiến tuyến đối nghịch, giờ xem nhau như bạn. Con của bà Xuân với người chồng sau được ông nhận vào làm vệ sĩ từ năm 1995. Ba người đều lập gia đình và ổn định cuộc sống ở Sài Gòn.

(Theo Phụ nữ TP HCM)

 


 
Tấm gương
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau