Tấm gương
Bài phỏng vấn cuối cùng của Huỳnh Phúc Điền
 
Tầng 10, khu B1, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM, suốt nửa tháng qua tấp nập nhiều nghệ sĩ nổi danh lui tới. Bởi nơi này cũng có một người tiếng tăm không kém đang điều trị bệnh ung thư gan thời kỳ cuối. Huỳnh Phúc Điền nằm đó.

Thân thể phù nề, mắt vàng hằn những vệt máu đỏ nhưng mặt mày vẫn tươi tỉnh. Điền luôn truyền cho người đối diện một nghị lực sống phi thường, một trái tim quả cảm, chấp nhận đối diện với cái chết, không hề trốn chạy hay buông xuôi. Trên giường bệnh, người đạo diễn đã trải lòng mình về cuộc đời, về sự nghiệp. Cho đến những giờ phút cuối cùng, anh vẫn lạc quan và chu đáo chuẩn bị cho vợ con về sự ra đi mãi mãi của mình.

- Một cậu bé tỉnh lẻ, theo học trường Sân khấu rồi nổi danh trong làng âm nhạc và trở thành một trong rất ít đạo diễn thành công nhất tại Việt Nam. Anh nghĩ gì khi cuộc đời đã cho anh quá nhiều vinh quang nhưng nghiệt ngã thay lại ban thêm căn bệnh quái ác, đang ngày đêm giày vò thể xác lẫn tâm hồn khi chỉ vừa bước sang tuổi 39?

- Kỷ niệm là thứ tôi trân trọng nhất lúc này. Khi phải đối diện với tử thần, cho dù đang ở tuổi nào, bạn cũng phải sống với kỷ niệm. Đó chính là thứ giúp tôi đủ sức chống chọi với nỗi đau. Hơn 20 năm trước, tôi một thân một mình lên Sài Gòn học hành, lập nghiệp. Thành phố này cho tôi nhiều thứ: kiến thức, tài sản, sự nghiệp, danh vọng, bạn bè và trên hết là một gia đình êm ấm.

Nằm trên giường bệnh, trong cơn đau đớn tột cùng của thể xác, cuốn phim đời cứ mãi chạy trong tôi. Sự nổi tiếng luôn là động lực để tôi vươn lên trong cuộc sống nhưng cũng tạo nên áp lực trên đôi vai người cha, người chồng, trụ cột gia đình. Vì thế, tôi phải lăn xả vào công việc, sống chết với nó.

Đạo diễn Huỳnh Phúc Điền cùng vợ và hai con. Ảnh: ST.


Nghề đạo diễn buộc tôi phải sáng tạo không ngừng nghỉ. Bởi không có cái mới, khán giả dễ quay lưng. Tôi yêu nghề, vì vậy từng có đêm trằn trọc, đau khổ, day dứt vì nó. Nhưng cũng nhờ nó mà tôi được vợ. Tôi nhận được những vinh quang hôm nay cũng nhờ vợ, người chưa bao giờ khóc trước mặt chồng, nhưng lại âm thầm gạt nước mắt khi một mình đối diện với sự thật. Hải Anh, vợ tôi, là người tôi sẽ phải mang ơn trong cuộc đời này và mãi mãi những cuộc đời sau nữa nếu có kiếp luân hồi.

- Anh nổi tiếng trong giới nghệ sĩ không chỉ bằng tài năng mà còn vì nghị lực sống. Nhìn 2 con, bé Chò 11 tuổi và bé Mi 5 tuổi, chắc hẳn người cha như anh rất đau lòng. Anh đã chuẩn bị gì lúc không còn bên cạnh các con?

- Tôi may mắn có hai đứa con xinh xắn, ngoan hiền. Nhưng rồi đôi lúc chợt nghĩ, phải chi mình đừng lập gia đình, như vậy sẽ không để lại nỗi đau, sự mất mát quá lớn mà lẽ ra ở tuổi đó chúng không phải nhận lãnh. Thời gian điều trị ở Singapore gần 2 năm, tôi phải đón và tiễn con trai sang thăm nhiều lần. Qua lớp cửa kính sân bay, tôi cắn môi bật khóc. Giọt nước mắt đàn ông cứ mãi tuôn từ đôi mắt vàng vọt vì bệnh. Lòng tôi se thắt lại chẳng phải do nỗi đau bệnh tật mà vì con tim như bị bóp nát bằng tình phụ tử. Tôi không thể ra đi trong lúc này, khi hai con còn quá bé như thế. Nhưng định mệnh, ác thay lại buộc tôi phải chuẩn bị hành trang.

Bé Chò mãi nói với tôi: “Con yêu nghệ thuật vì tình yêu ba quá lớn”. Chò viết một kịch bản đầu tay dài 3 trang giấy học trò, tôi đã đọc và sửa lại. Tôi còn dạy con quay phim, thiết kế sân khấu. Tôi là người cứng rắn mà phải ngậm ngùi khóc thầm khi nghe con trai thủ thỉ: “Điều con sợ nhất bây giờ là bệnh tình của ba sẽ nặng thêm. Thấy ba uống nhiều thuốc, con lo lắm. Giờ con cũng hết mong làm nghệ thuật, chỉ mong mình là bác sĩ để chữa bệnh cho ba. Khi ba mệt, con tự giác làm bài tập ở nhà, học bài hoặc luyện tiếng Anh. Ba dạy con phải tự lập, không được dựa vào người khác, là con trai phải nên như thế nào. Ngày trước con hay lười, nhưng từ khi biết ba bệnh nặng, những việc nhỏ ở nhà con tự làm hết”.

Còn bé Mi quá nhỏ nên chưa thể hiểu chuyện gì xảy ra với ba, chỉ biết ôm tôi thật chặt vào lòng mỗi khi đến bệnh viện. Tôi luôn cảm thấy có lỗi với vợ con vì chưa làm tròn trách nhiệm. Ước gì tôi có được hai lần sinh tử để sắp xếp ổn thỏa mọi chuyện.

- Anh trở bệnh nặng khi trong tay đầy ắp những dự án. Nhiều người trong giới thấy Huỳnh Phúc Điền chỉ thật sự dừng lại khi không thể đứng vững trước bệnh tật. Với gia đình, anh đầy bổn phận, nhưng còn công việc thì sao, anh có tiếc nuối gì không?

- Tôi đã lên kế hoạch thực hiện chương trình Duyên dáng Việt Nam, lấy tên là "Trở về", dự kiến tổ chức vào tháng 5/2009 nhưng rồi vì vài lý do phải dời lại đến đầu năm 2010. Chắc là tôi không kịp “trở về” rồi. Có một chút xao xuyến, bùi ngùi, chút buồn buồn, nhẹ nhõm, nhưng trên hết vẫn là tiếc nuối. Ai từng nhiều đêm mất ngủ cho một chuyến đi xa, từng nôn nóng đôi khi đến nghẹt thở chờ đợi giờ phút khởi hành mới hiểu thấu tâm trạng này. Chưa bao giờ tôi thấy mỗi phút giây còn tồn tại trên đời giữa bao người thân, bạn bè, đồng nghiệp lại đáng quý như lúc này.

Trở về là ý tưởng tôi muốn dành cho show diễn có thể nói là sau cùng của đời mình. Ở đó, tôi không chỉ trở về với âm nhạc, với sân khấu, với bao nghệ sĩ thân quen mà còn là sự trở về của bản thân. Kỷ niệm 39 năm hiện hữu trên cõi đời là hành trang để tôi thực hiện show diễn. Tôi tìm lại mình qua hình ảnh làng quê quen thuộc, với những mái nhà tranh xiêu vẹo giữa nắng vàng, với dòng sông tuổi thơ, nơi tôi từng nhảy ùm xuống đó, gột rửa mọi phiền muộn, âu lo của một thời trẻ con nghèo túng.

- Dường như mỗi phút giây bây giờ với anh là tất cả. Anh chấp nhận sắp xếp hành trang cho chuyến viễn du bất tận của đời mình?

- Chẳng ai muốn nói đến điều này cả nhưng tôi lại khác. Tôi muốn để lại trong ký ức các con về hình ảnh một người cha dám đương đầu với nghịch cảnh, chấp nhận chờ đón những gì tồi tệ nhất mà cuộc sống mang lại.

Tôi chẳng để lại gì quý giá cho con, nên còn chăng chỉ là những bài học về nghị lực sống. Mà điều đó được thể hiện qua những trang viết lưu lại trên báo. Sau này khi lớn lên, con tôi sẽ tìm đọc lại những gì ba nó đã suy nghĩ, đã nói, đã cảm nhận trước phút lâm chung. Tôi cũng đã viết, trải lòng trên những trang giấy về quá khứ.

- Anh đang lên kế hoạch tổ chức một show diễn gây quỹ từ thiện giúp đỡ bệnh nhân nghèo bị ung thư gan. Anh đã làm được những gì?

- Thời gian điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, tôi đã chứng kiến nhiều bệnh nhân nghèo bị ung thư gan nằm chờ chết vì không có tiền. Số tiền quyên góp từ show từ thiện có thể không nhiều, nhưng quan trọng là tôi làm được điều gì đó cho họ. Khi dự án sắp thành hiện thực, tôi lại gục ngã vì bệnh trở nặng. Coi như tôi nợ họ một lời hứa. Thời gian và sức lực không cho phép tôi thực hiện ước mơ của mình. Show diễn này nếu làm được mới thật sự là điều tôi đáng để lại cho đời, còn lại tất cả chỉ là hư vô.

Chị Hải Anh thẫn thờ bên quan tài chồng. Ảnh: An Nhiên.


Nhiều khán giả hâm mộ đã động viên, an ủi tinh thần bằng những dòng chữ tình cảm trên blog của anh: “Ông vua của sân khấu âm nhạc hãy cố lên! Hy vọng còn được xem nhiều chương trình của anh”, “Em vừa đọc một bài viết về anh. Em thực sự buồn lắm. Em quý nụ cười của anh. Mong anh luôn bình yên, anh nhé”, “Cháu chúc chú vượt qua giai đoạn này”, “Nếu bây giờ có một điều ước, con sẽ ước sao cho chú khỏi bệnh để được sống hạnh phúc bên gia đình, bạn bè và thực hiện những dự án còn ấp ủ”, “Cầu xin phép màu đến với anh”…

Cảm ơn những trái tim đầy nhân ái. Khán giả luôn là động lực tinh thần lớn lao, cùng với gia đình, bè bạn giúp tôi vượt qua giai đoạn khủng hoảng nhất trong cuộc đời. Tôi tin vào luật nhân quả và đang dạy các con về điều đó.

(Theo Mốt và Cuộc Sống)

 


 
Tấm gương
  Bài văn con gái viết về mẹ  
  Bán tài nguyên thô là có lỗi với tương lai  
  Bầu cử TT và thể chế chính trị nước Mỹ  
  Bầu Đức muốn thành tỷ phú thế giới  
  Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?  
  Bí ẩn của kiếp luân hồi  
  Bi kịch của tả quân Lê Văn Duyệt triều Nguyễn  
  Bí mật về trận đánh định mệnh  
  Bí mật đời sống tinh thần của Steve Jobs  
  Biện chứng của quá khứ  
  Bill Gates nói về Học đại học  
  Binh pháp Tôn Tử  
  Các nhà giáo già lo lắng về giáo dục  
  Cách thuyết phục dân tốt nhất là cho thấy chuyển biến thực  
  Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người  
  Cải cách thể chế: "Đột" nhiều mà chưa đủ "phá"  
  Cảm giác bất an  
  Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân  
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau