Tấm gương
Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích

Trực tuyến với VietNamNet, GS Thomas Patterson, GĐ Trung tâm Báo chí, Chính trị và Chính sách công Shoreinstein phân tích cuộc cách mạng mới của truyền thông Mỹ, mối quan hệ giữa chính trị gia và báo giới.

Nội dung cuộc Trực tuyến cùng TOP với GS Patterson có một phần nội dung quantrọng: Truyền thông Mỹ - Xu hướng và Thách thức.

Khán phòng nơi ông John Edwardschuẩn bị diễn thuyết với sự góp mặt của giới truyền thông Mỹ. Nguồn: cjr.org

Truyền thông Mỹ đối mặt với một cuộc cách mạng

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Những thách thức nào mà báo chí Mỹ phải đối mặt ngày hôm nay?

GS Thomas Patterson: Rất nhiều thách thức. Đây có lẽ là lần thứ 3 trong lịch sử Mỹ toàn bộ hệ thống truyền thông thay đổi một cách cơ bản nhờ vào công nghệ mới. Sự phát triển của công nghệ làm thay đổi toàn bộ thị trường, trong đó truyền thông không phải là một ngoại lệ. Truyền thông Mỹ phải mất 20 năm để tìm ra cách thức hoạt động vượt qua sự thay đổi bất ngờ đó.

Một sự thay đổi lớn nữa là sự xuất hiện của hệ thống cáp và được thúc đẩy bằng sự phát triển nhanh của Internet, dẫn tới sự phát triển của truyền hình cáp và Internet. Người ta ngày càng sử dụng nhiều các loại hình này không chỉ để đọc tin tức mà còn để giải trí. Điều đó khiến báo giấy suy yếu.

Vì vậy, hầu hết các báo giấy ở Mỹ giảm lượng phát hành. Họ cũng bị giảm thu nhập từ quảng cáo, bởi vì các nhà quảng cáo có nhiều lựa chọn và một số trang trên Internet còn cho quảng cáo miễn phí. Bên cạnh đó là lượng khách hàng đặt mua báo cũng giảm.

Vì vậy, báo giấy ở Mỹ đang gặp phải rất nhiều vấn đề về tài chính. Một tờ báo thường nhận được tiền từ quảng cáo và việc đăng kí sử dụng báo, và số tiền này dùng để cung cấp cho việc sản xuất tin. Một số tờ báo mạnh sử dụng tiền tiết kiệm hơn.

Một số khác không có điều kiện để đầu tư thu thập tin tức, biên tập và cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng. Họ phải cắt giảm đội ngũ phóng viên, người đưa tin. Họ cũng phải giảm bớt các bài tin tức quốc tế. Tôi cho đây là một sai lầm lớn, bởi nó tạo ấn tượng báo chí Mỹ đang thụt lùi. Cần đưa tin về thế giới và các khu vực kinh tế.

GS Thomas Patterson tại trường quay

trực tuyến VietNamNet

Họ cũng phải cố gắng thích nghi với sự chuyển giao sang Internet. Và khó khăn đối với họ không phải là người ta chỉ thích đọc tin tức trên mạng. Thực tế, vẫn có nhiều người thích đọc báo giấy hoặc xem tivi hơn. Vấn đề ở Mỹ hiện nay đối với các tổ chức báo chí là người dùng trực tuyến không mang lại nhiều lợi nhuận như người đặt mua báo giấy.

Vì vậy, nếu bạn mất đi 10% độc giả của báo giấy và thu về 10% độc giả online thì lợi nhuận bạn thu về cũng sẽ ít đi, vì tiền thu được từ quảng cáo đối với 10% độc giả online không tương xứng với những gì bạn mất đi khi mất lượng độc giả báo in ấy.

Đó là tương lai. Tìm ra cách để chuyển đổi là rất khó khăn. Một số tổ chức báo chí như New York Times, một số đài truyền hình như CNN đã chuyển đổi rất thành công. Tuy nhiên, không ít hãng tin lại chậm nhận thức về sự thay đổi này và họ bị tụt lại phía sau, và phải nỗ lực đấu tranh để bắt kịp.

Theo tôi, ví dụ điển hình nhất ở Mỹ là CBS News. Cách đây 20 năm, nếu bạn hỏi người Mỹ rằng hãng tin nào quan trọng nhất ở nước này, có thể họ sẽ trả lời rằng đó là CBS News.

CBS News là một hãng đã không làm truyền hình cáp. ABC là hãng truyền hình cáp, tiến thẳng sang dùng cáp, giống như CNN, trong khi CBS không làm như vậy. Khi Internet phát triển, CNN nhanh chóng thâm nhập Internet, ABC cũng vậy và CBS thì không. Họ đã chậm bước lần 2.

Hiện nay đây là vấn đề lớn của CBS. Họ đối mặt với khó khăn bởi sự thay đổi công nghệ trên thế giới, thiếu sự lãnh đạo sáng suốt. Không dễ dàng để đấu tranh ở các cơ quan báo chí Mỹ, hãy xem bao lâu CBS có thể tìm ra hướng đi để tiến kịp, cạnh tranh với các hãng lớn, quản lý tình hình hiện nay và thích ứng với tế giới mới của ngành truyền thông. Vẫn chưa rõ là liệu 15, 20 năm tới, CBS News có thể trở lại là người chơi quan trọng trong thị trường truyền thông Mỹ.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trung tâm Shorenstein có tiến hành nghiên cứu nào về xu hướng của truyền thông Mỹ trong tương lai?

GS Thomas Patterson: Chúng tôi cố gắng tìm ra xu hướng phát triển đó với nhiều bài giảng, phân tích của Shorenstein. Chúng tôi có nhiệm vụ khác là giảng dạy tại ĐH Harvard đồng thời cũng ưu tiên tiến hành các nghiên cứu, phân tích để cho thấy xu hướng phát triển của truyền thông Mỹ.

Khi mọi thứ thay đổi, bạn có thể kết thúc với một nghiên cứu rất tốt và có những khách hàng tốt, và thường là bạn đúng nhưng có trường hợp bạn sai. Lúc đó, cần soi chiếu lại những dự đoán trước đây là đưa ra những phân tích. 5 -6 năm trước, chúng tôi đã làm một nghiên cứu về Internet, và nhiều trong số nghiên cứu đó rất tốt trên dự án về xu hướng phát triển của Internet, truyền thông, nhưng cũng có những nghiên cứu hoàn toàn sai.

Chúng tôi cũng xem xét các tờ báo lớn nhỏ, đề nghị thành lập một quỹ dành cho báo chí, thiết kế để giúp các tòa soạn báo và các nhà báo thích ứng với điều kiện thay đổi.

Hình ảnh cuộc bàn tròn Trực tuyến cùng TOP với GS Thomas Patterson.

Sơn Minh, HCM: Tôi nghe về Shoreinstein với bài giảng Theodore H. White. Ông có thể giới thiệu đôi nét về chương trình này?

GS Thomas Patterson: Chúng tôi có một số chương trình lớn được tiến hành hàng năm, trong đó có bài giảng THW là một trong 4 chương trình lớn đó.

Chương trình này được đặt theo tên của một nhà báo chính trị, nhà lịch sử và tiểu thuyết gia nổi tiếng của Mỹ, Theodore Harold White (1915 - 1986) - nhân vật nổi tiếng được biết đến với vai trò quan trọng trong các cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, 1964, 1968 và 1972.

Bắt đầu từ nền tảng này, Trung tâm Shorenstein đã cho ra đời chương trình thường niên mang tên Bài giảng của Theodore H. White với khách mời là những chính trị gia hoặc nhà báo nổi tiếng, đưa những người từ các nền báo chí, chính trị khác nhau cùng ngồi lại, thảo luận về những vấn đề lớn, những phát triển chủ đạo đang diễn ra.

Chương trình tháng 10 tới chủ tọa có khác biệt với những người trước, với sự tham gia của John Louis, Hạ nghị sỹ Mỹ và quan trọng hơn là thành viên của phong trào thúc đẩy quyền dân sự trong những năm 1960s.

Đó là người đàn ông trẻ đã được Martin Luther King đánh giá cao và chọn làm lãnh đạo một nhóm bởi chủ trương không bạo đồng trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi. John Louis luôn tiến lên phía trước và không bao giờ lùi bước.

Đây là một nhân vât huyền thoại trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ gốc Phi một cách bền bỉ và có sự kết nối với với truyền thông như một con người làm được những điều khó tin.

Hình ảnh ông thôi thúc người Mỹ thấy đến lúc phải làm một điều gì đó, rằng chúng tôi cần quyền bình đẳng cho người Mỹ bất chấp sự khác biệt về nguồn gốc, tôn giáo, chấm dứt phân biệt đối xử.

GS Patterson thăm Văn Miếu trong thời gian ở Hà Nội

Nguyễn Văn Thế, Hà Nội: Được biết Shoreinsten có mối quan hệ gần gũi, tư vấn cho nhiều chính trị gia và lãnh đạo của các tờ báo, DN. Làm thế nào để Shoreinsten có được mối liên hệ đó?

GS Thomas Patterson: Đó chính là một phần của ma thuật Harvard. ĐH Harvard là một địa chỉ nổi tiếng, nơi mời được những người nổi tiếng đến nói chuyện, trở thành một phần của thể chế này và tham gia vào nỗ lực của họ. Không thể hình dung hết những người sẵn sàng tham gia vào hoạt động của Harvard.

Một phần khác chính là ông Shoreinsten, người thành lập viện này, thiết lập nên cơ chế hoạt động của viện. Ông được biết đến rộng rãi với việc thường ủng hộ quỹ cho nhiều hoạt động.

Về mặt cá nhân, con gái ông là nhân vật quan trọng trong giới truyền thông. Khi con gái ông mất, ông đã thành lập nên viện này để tưởng niệm con gái ông. Những người đến với viện hay làm việc cho viện này một phần bởi những gì chúng tôi làm, nhưng cũng một phần vì những gì mà ông đại diện. Một số trong những người đó là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Tổng thống Bill Clinton, không chỉ là người bạn thân thiết mà còn là thường tham gia vào hoạt động của viện. Chúng tôi rất may mắn mỗi khi có Tổng thống Clinton phát biểu trong chương trình.

Những gì mà viện đại diện và tự hào và nỗ lực phát triển là tạo nên động lực thúc đẩy truyền thông tốt hơn, để phục vụ công chúng, và hướng tới những người quan tâm đến xã hội công.

Chính trị gia chỉ bất lợi nếu không thân thiện với báo giới

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Có rất nhiều độc giả gửi câu hỏi về cuốn sách Out of Order của ông. Nhiều người đã biết đến và đọc cuốn sách này. Trong cuốn sách ông có cảnh báo về việc trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, mối nguy là các ứng viên không thực hiện đúng cam kết mà mình đã đưa ra trước đó, lừa dối công chúng. Trong cuộc bầu cử năm nay, ông thấy ứng viên nào đã làm theo cách này?


GS Thomas Patterson: Một đặc điểm của bầu cử Tổng thống ở Mỹ là nó diễn ra trong một thời gian dài, khoảng một năm rưỡi dành cho vận động bầu cử và nó không có ý nghĩa gì đối với tôi. Theo tôi, vấn đề đối với báo chí trong cuộc vận động 18 tháng là sau khi họ đưa tin về bầu cử khoảng 2 tháng, công chúng đã nghe đủ, và cảm thấy nhàm chán. Do đó những điều nhỏ nhặt cũng trở thành chủ đạo trong các bản tin.

Một trong những thảo luận của cuốn sách Out of Order là vận động bầu cử Mỹ rất chú trọng về mặt truyền thông và hình ảnh truyền thông, vai trò của phóng viên. Một cách nào đó, truyền thông không phải được thiết kế để nhằm mục tiêu phục vụ cho tham vọng chính trị này.

Về mặt lịch sử, chính các đảng phái chính trị phải giữ vai trò này. Các đảng chính trị phải đứng giữa người lãnh đạo và công chúng, kết nối hai phía. Trong hệ thống của chúng tôi, các đảng giữ vai trò này, nhưng truyền thông cũng làm việc đó.

Và trong nhiều trường hợp nó không phù hợp với ý nghĩa truyền thông. Truyền thông phải luôn cố gắng tìm kiếm các câu chuyện, những chuyện phù hợp với giá trị báo chí: phải rất mới, phải ý nghĩa thực tế, và nhiều khi những điều đó trở thành các vấn đề định hướng cuộc vận động mặc dù đó thực chất chỉ là vấn đề xếp ở đằng sau.

Những chủ đề nổi bật trong chương trình nghị sự cần được quan tâm là gì: Đó là Trung Đông, Iraq, Iran, Afghanistan, những vấn đề thuộc về chính sách đối ngoại. Ngoài ra, nước Mỹ đang gặp khó khăn về kinh tế, do vậy, kinh tế trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng của quốc gia.

Tuy nhiên, chúng ta còn có những gì? Có quá nhiều những bài viết về tuổi của John McCain hoặc những phát ngôn của người ủng hộ ngày hôm trước... Điều này kéo công chúng ra khỏi những vấn đề cần thực sự quan tâm, ưu tiên.

Do đó, đã có sự tranh cãi rằng truyền thông có một vai trò quan trọng trong dân chủ, nhưng nó không thay thế cho một trật tự tốt của thể chế chính trị, cho một hệ thống vận động tốt.

Tôi cho rằng nước Mỹ, với một hệ thống thăm dò dư luận riêng biệt khi bạn có quyền tự do lựa chọn nhưng thay vì dành 18 tháng, họ chỉ dành 2 tháng trong đợt vận động bầu cử để bàn về những vấn đề thực sự cần tiến hành.

Qua đợt vận động, cử tri đánh giá thấp về ứng viên hơn cả so với khi cuộc vận động bắt đầu. Lẽ ra, cuộc vận động cần đẩy các ứng viên lên nhưng thực tế cuộc vận động chỉ làm giảm uy tín của ứng viên và một trong những lí do của việc suy giảm ấy là từ truyền thông, bởi báo chí thường tập trung vào những câu chuyện khiến ứng viên bị suy giảm uy tín.

Có người sẽ phản biện rằng như vậy còn tốt hơn là khi bạn đánh giá quá cao một lãnh đạo, bởi khi đó, hết lần này đến lần khác, họ sẽ đưa ra các quyết định mà không biết thực sự mối quan tâm của công chúng là gì. Nhưng tôi cho rằng các bạn hẳn cũng không muốn một nền truyền thông hạ thấp quá mức các nhà lãnh đạo.

Tổng thống Bill Clinton từng cầm cuốn sách này tới Nhà Trắng và nói với các nhân viên của mình phải đọc cuốn sách này. Và khi là một phóng viên, bạn cần suy nghĩ tới những điều này khi viết về bầu cử Mỹ, để không bị rơi vào bẫy của cuộc bầu cử.

Thực ra cuốn sách có những điểm phục vụ tốt và cũng có những cái không giúp được gì. Cuốn sách giúp dư luận biết rằng bài viết mà họ nhận được không luôn thân thiện, mà những gì được viết thường là tiêu cực, và bản thân chính trị biết lí do tại sao những gì không mong muốn lại được viết ra. Nhưng đôi khi họ đưa những bài học này đi quá xa, và đẩy tới quan hệ thù địch với giới báo chí.

Tôi cho rằng, họ phải làm việc cùng với báo chí. Tôi cho rằng mối quan hệ giữa báo chí - chính trị gia - và công chúng là rất quan trọng và theo cách nào đó, các bên này phải kết nối với nhau, làm việc cùng nhau hơn là giữ báo chí cách xa mình. Trong đợt bầu cử lần này, Hillary Clinton trong nhiều trường hợp đã làm theo cách này, do đó có những bài viết thực sự tiêu cực trong giai đoạn đầu của cuộc bầu cử trong khi Barack Obama lại có rất nhiều những bài viết thuận lợi.

Đó là một trong những lí do khiến Barack Obama trở thành người đại diện của đảng Dân chủ. Và một trong những lí do thất bại của Hillary là đã không biết cách làm việc tốt với báo giới. Bà không thích báo giới cho lắm, và có quan hệ theo hướng thù nghịch với báo giới.

Hillary thất bại vì chiến lược truyền thông kém

Hillary thất bại vì chiến lược truyền thông kém

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng Hillary Clinton đã dùng Mark Penn để tư vấn về truyền thông, và Mc Penn là một người có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm trong việc sử dụng truyền thông và xây dựng các mối quan hệ với các tờ báo. Lí do gì dẫn tới thất bại của Hillary về mặt truyền thông?

GS Thomas Patterson: Tôi nghĩ Mark Penn là một chiến lược gia chính trị tốt. Ông ấy đã có một chiến lược rất tốt xét trên phương diện chính trị, về cách thức định vị Hillary trở thành ứng cử viên của đảng Dân chủ. Và để trở thành người đại diện thắng cử vào tháng 11 cần có mặt chính trị đó. Tôi không nghĩ là họ đã có mảng truyền thông tốt cho điều đó. Họ nắm giữ thông tin cung cấp cho các nhà báo và chỉ cung cấp toàn bộ các thông tin tích cực.

Con đường duy nhất để bạn có được lòng tin từ các nhà báo, là bạn phải thành thật với họ, và mọi thứ sẽ diễn tiến tốt. Bạn không nên cố gắng che giấu hoàn toàn các thông tin tiêu cực. Tất nhiên không có nghĩa là bạn trưng ra mặt tồi của mình, nhưng nếu bạn chỉ cho biết mặt tốt của mình, một cách nào đó bạn đã không công bằng, bởi thực tế tất cả mọi người đều gặp những vấn đề của mình. Bạn cố gắng tách các nhà báo ra khỏi một số thông tin, họ sẽ có lý do để đặt câu hỏi đâu là những điểm yếu của Hillary. Và họ sẽ ít từ chối các thông tin đó hơn.

Và sau đó, họ sử dụng phản ứng nhanh. Khi một điều không mong muốn xảy đến, xuất hiện trên các bản tin, bạn làm những điều để cố gắng điều chỉnh phản ứng lại. Một trong những điều họ đã làm là gọi cho phóng viên viết bài báo đó và tranh cãi với họ, và cật vấn phóng viên tại sao lại dám cho in bài báo đó. Vấn đề ở đây là phản ứng này khiến các nhà báo bảo vệ chính mình. Họ nói đó là bài viết của tôi, câu chuyện mà tôi viết. Và đương nhiên, điều này sẽ tạo nên một tâm lý không tốt đối với các nhà báo.

Tôi nghĩ chiến lược truyền thông và chiến lược chính trị phải đi liền với nhau và phải được tiến hành đồng thời.

Obama đang nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo giới

Obama đang nhận được sự ưu ái đặc biệt của báo giới

Nguyễn Văn Thành, TT-Huế: Hiện nay, người ta có cảm tưởng báo chí và truyền thông Mỹ quá ưu ái cho Obama, xem ông này như một "rock star". Ông nghĩ sao về điều này?

GS Thomas Patterson: Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu một về chủ đề này tại trung tâm Shorestein từ tháng Giêng năm 2007. Có sự kế thừa từ nghiên cứu này. Trong năm 2007, tất cả các ứng viên đều trên đường đua, ở cả đảng Dân chủ và Cộng hoà, bởi vì ứng viên cuối cùng của hai đảng sẽ được quyết định vào năm 2008.

Ứng viên được viết với nhiều sự ưu ái là Barack Obama, và người có nhiều bài viết không mấy thiện cảm là Hillary Clinton. Điều này giúp cho Barack Obama rất nhiều. Trước khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu diễn ra, thì trong cả năm, Obama có quá nhiều những bài viết thiện cảm trong khi Clinton có quá nhiều các bài viết tiêu cực.

Và tôi cho đó là một trong những nguyên nhân giúp Barack Obama giành thắng lợi trong cuộc đua giành vị trí ứng viên của đảng Dân chủ.

Kể từ khi hai đảng đã xác định được ứng viên, ông cũng là người có được nhiều bài viết tích cực hơn là John McCain. Nhưng một vài bài được giải thích không phải là tham chiếu của bản thân phóng viên về cá nhân ông, mà khi cuộc đua tiến triển tốt, họ có xu hướng đưa ra những vài viết tích cực. Ngược lại, khi cuộc vận động tranh cử có vấn đề, như nổi lên vấn đề vận động quỹ cho tranh cử, nó sẽ là câu chuyện xuất hiện trên hầu hết các báo, và đó là câu chuyện tiêu cực.

Tôi cho rằng các bài viết khá ủng hộ Obama nhưng đó là điều bất thường trong chính trị Mỹ.

Chúng ta sẽ xem xét nghiên cứu ở giai đoạn cuối của cuộc vận động tranh cử, nhưng đến thời điểm này, Obama đã nhận được nhiều bài viết tích cực hơn so với John McCain.

Nếu quay trở lại nhìn vào các cuộc bầu cử Tổng thống trước đây, thì Obama cũng nhận được sự ủng hộ tích cực của báo chí hơn bất kỳ ứng viên nào trong vòng 7,8 đợt bầu cử Tổng thống gần đây của nước Mỹ. Điều này có được bởi Obama là một nhân vật mới với những câu chuyện thú vị. Chúng ta có thể tranh cãi ở điểm này, nhưng mọi người quan tâm tới các câu chuyện về Obama.

Khi bàn về các bước đi và tương lai của nước Mỹ, người ta thường chỉ trích chính quyền G.W.Bush và các chính sách của Bush. Và họ cho rằng đây là thời điểm của sự thay đổi. Nhiều phóng viên chia sẻ quan điểm này và họ phản ánh trong bài viết của mình.

Chính trị gia cần nghe sự thật chứ không phải điều mình thích nghe

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Trong cuộc đời của mình, hẳn ông đã chứng kiến nhiều mối quan hệ thân thiết giữa các nhà báo, giới truyền thông và các chính trị gia. Ông có thể chia sẻ câu chuyện thú vị cùng độc giả VietNamNet?

GS Thomas Patterson: Có nhiều câu chuyện thú vị về mối quan hệ dạng này ở Mỹ. Nhưng mối quan hệ được ca ngợi nhiều nhất trong 50 năm qua là quan hệ giữa Dan Brantley, biên tập viên của Washington Post và John Kenedy. Cả hai đều từng học Harvard, rất thân thiết với nhau. Dan Brantley cũng có mối liên hệ với tôi và chúng tôi thường gặp nhau mỗi năm. Tôi thực sự thích trò chuyện cùng ông ấy.

Quan hệ của hai người đó rất đặc biệt. Mối quan hệ này không chỉ bắt nguồn từ việc họ đến từ cùng một vùng đất của nước Mỹ, tiếp cận đời sống chính trị Mỹ theo cùng một cách, mà bởi Kenedy hiểu rằng điều gì xảy ra khi ông thắng cử trong cuộc đua giữ ghế Tổng thống Mỹ.

Thế giới quanh ông sẽ không còn là thế giới thực nữa, người ta vây quanh ông và muốn vây quanh ông, muốn nói cho ông nghe những gì họ nghĩ ông muốn nghe mà chưa hẳn đã là sự thật, và không phải là điều ông phải nghe và cần được nghe để quản lý tốt và biết điều gì đang diễn ra ngoài kia. Họ thường nói ông làm rất tốt, mọi việc đang tiến triển tốt, hay Tổng thống, ngài là người tốt nhất chúng tôi từng có.

Kenedy hiểu rằng đó là dạng thông tin mà ông được lắng nghe, và có thể bạn sẽ tin vào điều đó khi nghe quá nhiều. Điều khiến cho quan hệ giữa Brantleyvà Kenedy trở nên đặc biệt là bởi Brantleykhông bao giờ nói như vậy với bạn, mà luôn nói chính xác những gì ông nghĩ, thành thật và thắng thắn không chỉ về điều tốt đã làm mà cả những sai lầm.

Khi Mỹ có ý định tấn công Cuba, Brantleynói đó là một sai lầm lớn và anh không nên phạm phải. Và Kenedy cũng phải thừa nhận rằng đó là sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Sẽ là quá tuyệt vời cho Kenedy khi có những người xung quanh như vậy, gần gũi nhưng không phụ thuộc. Đó là một mối quan hệ thẳng thắn. Sẽ tốt cho các nhà báo khi có quan hệ tốt với các chính trị gia bởi họ sẽ có được nhiều thông tin, gặp nhiều người do đó hiểu sâu về những gì đang diễn ra trên thế giới.

Ngược lại, với các chính trị gia có được mối quan hệ như vậy, họ đã có một chuyên gia tư vấn không chính thức, nói cho họ sự thật và điều gì thực sự quan trọng.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bản thân các mối quan hệ của ông với các chính trị gia thì sao, như với Bill Clinton chẳng hạn?

GS Thomas Patterson: Tôi không có những mối quan hệ thân thiết như vậy. Đúng là tôi đã làm một số việc cho Tổng thống Bill Clinton, nhiều hết sức có thể trong cả năm, khi tôi tiến hành các cuộc thăm dò dư luận về cuộc bầu cử, đưa một số lời khuyên về chiến lược vận động tranh cử và trong cuộc tranh cử thượng viện.

Trước đó, tôi đã tư vấn về quan hệ với báo chí. Tôi đã làm những việc như vậy, có quan hệ tốt với vài chính trị gia nhưng nếu là một nhà báo, khi anh quá gần gũi với chính trị gia, đôi khi giá trị thông tin của anh sẽ khác, bởi người ta suy đoán nó dựa trên mối quan hệ cá nhân.

Hoàng Mạnh Hùng, Tp.HCM: Tôi đã biết về ông qua nhiều cuốn sách: American Democracy, Out of Order... nhưng lại chưa biết nhiều về cuộc đời ông. Ông có thể chia sẻ điều gì với họ?

GS Thomas Patterson: Vợ tôi nghĩ tôi làm việc quá nhiều và chẳng lấy gì làm thú vị. Tôi lớn lên ở một thị trấn nhỏ, khá hẻo lánh, cách thành phố gần nhất là 150km. Đây là nơi tôi đã dành trọn tuổi thơ của mình, chơi bóng đá, bóng rổ... Sau đó, tôi đi học tại ĐH. Tôi tham gia quân đội, trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Trong hầu hết cuộc đời mình, niềm yêu thích của tôi là viết. Tôi được trả tiền để viết, nhưng thực ra tôi đã sử dụng hầu hết thời gian rỗi để viết. Tôi cũng làm nhiều việc khác, và quá phức tạp để có thể nêu đầy đủ ở đây, nhưng trên tất cả, viết với tôi là niềm đam mê. Tôi có thể nhìn lại, và kết nối mọi thứ với nhau.

Tôi có 3 đứa trẻ, có một đứa đi cùng tôi trong chuyến thăm này tới Việt Nam. Chúng đều đang đi học, hai ở Boston và một ở Chicago. Thời gian cho gia đình rất quan trọng đối với tôi. Chúng tôi có 7 anh chị em, một gia đình lớn.

Bên cạnh viết lách và gia đình, tôi có nhiều những tình bạn tốt đẹp với mọi người.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian trực tuyến với VietNamNet. Chúc ông có những ngày vui vẻ và đáng nhớ ở Việt Nam!

Tuần Việt Nam

 


 
Tấm gương
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau