Tấm gương
Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước

"Chúng ta phải xác lập một cơ chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhưng sự quản lý ấy phải trên đường ray của cơ chế thị trường, nếu đi chệch thì cũng mất động lực" - Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển.

Từ phải qua trái: Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn, Giáo sư Trần Văn Thọ và Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Tư duy lại về phát triển

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đất nước của chúng ta đang ở khúc ngoặt . Mệnh lệnh của cuộc sống, mệnh lệnh của đất nước là phải nhân khó khăn này tái cấu trúc, sửa chữa tận gốc những khuyết tật cố hữu, tìm ra một cơ chế mới, mô hình mới đưa đất nước hướng tới một tương lai phát triển chắc chắn, tốt đẹp và lâu dài.

Hai vị khách quí tham gia thảo luận về vấn đề trọng đại này là GS. Trần Văn Thọ đến từ ĐH Waseda, Tokyo, trường ĐH đã đào tạo ra rất nhiều nhà lãnh đạo cho đất nước Nhật Bản và nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển - một gương mặt thân thiết và quen thuộc với bạn đọc VietNamNet.

Trước hết xin bắt đầu với Giáo sư Trần Văn Thọ. Trong nhiều bài viết đăng trên VietNamNet và các báo khác, ông đã trăn trở nêucơ chế chất lượng cao và năng lực xã hội… Vậy chúng ta phải bắt đầu như thế nào và giải pháp triển khai cụ thể, theo ông là gì?

Giáo sư Trần Văn Thọ: Khoảng 15-17 năm trước các nhà hoạch định chính sách VN có đưa ra một số mục tiêu. Trong đó có mục tiêu thoát khỏi nguy cơ tụt hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước xung quanh. Mục tiêu này nhận được sự đồng thuận trong xã hội.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu như vậy, chính sách của chúng ta đã phát triển hơi vội vã.

Đơn cử, những chỉ tiêu định lượng như tăng thu nhập đầu người nhằm rút ngắn khoảng cách với các nước xung quanh. Kết quả như mọi người thấy, mặc dù có xóa đói giảm nghèo, có đạt một số chỉ tiêu thu nhập, nhưng chúng ta đã phải hy sinh môi trường, một số mặt của chất lượng cuộc sống không còn được bảo đảm, nhiều vấn đề về đạo đức xã hội, về giáo dục cũng chưa được quan tâm đúng mức.

Bây giờ chính là thời điểm phải suy nghĩ lại về phát triển bền vững.

Trong một số bài viết gần đây, tôi có đưa ra khái niệm là muốn theo kịp các nước xung quanh thì phải đặt vấn đề chất lượng của cơ chế, chính sách. Nếu chất lượng đó tốt thì kinh tế sẽ phát triển.

Còn nếu đưa những chỉ tiêu định lượng về thu nhập đầu người hay GDP lên trước để bằng bất cứ giá nào cũng phải đạt cho được thì sẽ phải hy sinh nhiều mặt khác.

Do đó, các chỉ tiêu về cơ chế, chất lượng, đạo đức xã hội, giáo dục nên được đặt ra trước, còn chuyện chỉ tiêu định lượng thì đặt sau, thậm chí coi như không cần đặt ra, vì các chỉ tiêu về cơ chế, về chất lượng phát triển đạt được thì các chỉ tiêu định lượng cũng sẽ được cải thiện theo.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng: 4 việc cần làm ngay

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Tôi có đọc các bài viết của GS Thọ, thấy tinh thần cũng giống với suy nghĩ của tôi. Đúng là chúng ta phải sớm thay đổi mô hình tăng trưởng. Đây cũng là câu chuyện được đề cập nhiều trong thời gian này.

Trong tình hình hiện nay, có những việc cấp bách phải làm và Chính phủ đang triển khai. Nhưng việc phải làm ngay là thống nhất cho được mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn để chuẩn bị cho giai đoạn sau khủng hoảng.

Sau khủng hoảng, thế giới sẽ tiến rất nhanh. Nếu chúng ta không chuẩn bị ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ lỡ nhịp.

Tôi đã viết bài đề cập đến yêu cầu thay đổi. Thủ tướng cũng khẳng định phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Nhưng làm thế nào để thay đổi là vấn đề cần được thảo luận kỹ.

Để thay đổi mô hình tăng trưởng có 4 việc phải làm. Đây cũng là những vấn đề liên quan đến yêu cầu đổi mới cơ chế của GS Thọ.

Đầu tiên, quan trọng nhất là phải tạo lập được một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Vì nếu không có cạnh tranh, người ta không thể nào khai thác tối đa các lợi thế so sánh, không thể nào có động lực tạo lập những lợi thế so sánh mới.

Tại sao chúng ta cứ kêu gọi phát triển khoa học công nghệ mà không phát triển được? Là vì môi trường cạnh tranh của chúng ta không lành mạnh, không bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thứ hai, phải nhanh chóng giải quyết những điểm nghẽn tăng trưởng như cơ sở hạ tầng để chi phí giao dịch của doanh nghiệp giảm đi, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa VN trên trường thế giới.

Thứ ba, phải đào tạo nguồn nhân lực. Tôi cho rằng tư duy xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lao độngrẻ là một tư duy rất ngắn hạn. Một đất nước không thể cạnh tranh trên giá nhân công rẻ được. Vì vậy, phải phát triển giáo dục và đào tạo, coi đây là lợi thế cạnh tranh dài hạn của đất nước. Có vậy, người lao động mới tiếp nhận được công nghệ cao, có trình độ quản lý theo yêu cầu hiện đại.

Thứ tư, phát triển mạnh khoa học công nghệ theo những định hướng phát triển đã được lựa chọn.

Ngoài ra, chúng ta phải tạo ra những cực tăng trưởng, trên quy mô vùng có tính hội tụ và lan tỏa cao. Đấy cũng là yêu cầu khi chúng ta đi vào tính cụ thể của mô hình phát triển.

Hiện chúng ta cũng đang có một số cực tăng trưởng. Miền Nam có TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu; Miền Trung có Đà Nẵng, đồng bằng Bắc Bộcó Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng như một tam giác. Đó là hướng đúng, nhưng phải nhấn mạnh hơn là phát triển vùng có sức hội tụ và lan tỏa cao.

Và chúng ta cần có một chiến lược phát triển công nghiệp hộ trợ.

Trên cơ sở làm được từng ấy việc, chúng ta mới có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa VN, để có thể tham gia vào các công đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Thế giới đã trải qua hai mô hình công nghiệp hóa. Một là mô hình thay thế nhập khẩu. Nhờ áp dụng mô hình này, những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đã rất thành công. Chúng ta đã từng làm thế nhưng không thành công.

Lý do khách quan bởi chúng ta có chiến tranh, không tập trung được nguồn lực. Nhưng lý do thứ hai quan trọng hơn là chúng ta đã giữ độc quyền doanh nghiệp nhà nước quá lâu, không có cạnh tranh.

Bây giờ chuyển sang mô hình công nghiệp hóa theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó kinh tế tăng trưởng khá nhanh và tỉ trọng xuất khẩu ngày càng tăng lên. VN là quốc gia có kim ngạch xuất khẩu tăng trên 20% liên tục trong nhiều năm. Ngay như năm 2008, lạm phát cao như vậy nhưng xuất khẩu vẫn tăng 29%.

Bên cạnh đó, vẫn còn một hạn chế rất lớn là giá trị gia tăng rất thấp, hàm lượng nhập khẩu trong hàng hóa xuất khẩu cực lớn do công nghiệphộ trợ không phát triển, vì vậy, nhập siêu ở mức rất cao.

Quản lý Nhà nước không thể đi chệch đường ray của cơ chế thị trường

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn và Giáo sư Trần Văn Thọ

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Tôi xin hỏi thêm ông Tuyển. Gần đây có một số luận điểm, không chỉ của học giả trong nước mà cả học giả nước ngoài, cho rằng mô hình kinh tế thị trường đã trở nên lỗi thời.

Bây giờ phải quay về mô hình nhà nước nắm quyền điều tiết và can thiệp sâu vào quá trình phát triển của doanh nghiệp, của thị trường, điều hành, vận hành thị trường. Họ nêu ví dụ Trung Quốc như là mô hình tiêu biểu.

Xin được hỏi, nếu VN đi theo cách làm như vậy liệu có tốt hay không, có mâu thuẫn gì với yêu cầu tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng như ông vừa đề cập?

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Quá trình phát triển kinh tế gắn rất chặt với sự xao động trong các ngành kinh tế.

Sau khủng hoảng 1929-1933, ông Keynes thấy rõ ràng phải tăng cường vai trò nhà nước và cho ra đời học thuyết Keynes đề cập đến việc tăng cường vai trò can thiệp và điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường.

Khi can thiệp đến mức nào đấy kìm hãm sự phát triểnđã xuất hiện “chủ nghĩa tự do mới”. Người áp dụng sớm nhất mô hình này là cựu Thủ tướng Anh Thatcher và sau đó là Reagan ở Mỹ. Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan là đệ tử trung thành của học thuyết “thị trường tự điều tiết”.

Thời điểm tháng 6/2008, khi lạm phát tại nhiều quốc gia tăng lên, ngay với cả nước Mỹ, ông vẫn cho rằng nhà nước không thể nào can thiệp, phải để thị trường tự điều tiết. Nhưng gần đây Alan Greenspan đã phải thừa nhận sai lầm của ông là quá coi trọng vai trò điều tiết của thị trường mà không chú ý đầy đủ đến vai trò điều tiết của nhà nước.

Điều này chứng tỏ chúng ta phải xác lập một cơ chế kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nhưng sự quản lý ấy phải trên đường ray của cơ chế thị trường, nếu đi chệch thì cũng mất động lực.

Nói như vậy để thấy, mọi học thuyết, dù cực đoan về hướng tăng cường vai trò của nhà nước, hay để thị trường tự điều tiết cũng đều là không đúng.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Như vậy, Việt Nam không nên nhập khẩu nguyên xi một mô hình nào?

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Mô hình đề cao vai trò nhà nước ở Trung Quốc cũng không sai, không có nghĩa nhà nước Trung Quốc làm thay thị trường.

Họ xây dựng cơ chế thị trường mang bản sắc Trung Quốc, căn cứ vào sự phát triển của thị trường để điều chính dần sự can thiệp của nhà nước, đo thật chuẩn để điều chỉnh mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước cho phù hợp, trên quỹ đạo xây dựng cơ chế thị trường mang bản sắc Trung Quốc chứ không phải một thể chế kinh tế thị trường tự do không điều tiết, hay là một thể chế nhà nước điều hành hoàn toàn.

Những lĩnh vực cần sự can thiệp khôn ngoan của Nhà nước

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Đúng là với mô hình đó, người Trung Quốc đã có thành công. Nhưng với Việt Nam thì sao. Chúng ta có điều kiện giống hệt Trung Quốc không ? Nâng vai trò của nhà nước lên, liệu có làm mất đi sự phát triển của kinh tế dân doanh không?

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Có nhiều mặt TQ đi vào kinh tế thị trường sớm hơn ta. Họ đã xây dựng một lực lượng thành phần kinh tế tư nhân khá mạnh, có những công ty tư nhân lớn. Nhưng có những mặt họ đi chậm hơn ta, ví dụ lĩnh vực quản lý giá.

Giáo sư Trần Văn Thọ

Giáo sư Trần Văn Thọ: Nếu mô hình kinh tế xoay quanh hai thuật ngữ “thị trường” và “nhà nước”, thì tôi cũng đồng ý với ông Tuyển.

Ông phân tích lịch sử tư tưởng về vấn đề này từ những năm 1930 đến giờ rất chính xác. Tôi cũng đồng ý với ông ở chỗ kinh tế thị trường là chủ đạo nhưng phải có sự can thiệp của nhà nước.

Nhưng Nhà nước sẽ can thiệp như thế nào, đây là một điểm rất quan trọng.

Hiện nay không có nước nào để thị trường hoàn toàn vận hành nền kinh tế, cũng không có nước nào hoàn toàn do nhà nước vận hành. Có quốc gia áp dụng thành công, có quốc gia thất bại, nguyên do là ở chỗ, họ đã để nhà nước can thiệp bằng cách nào và ở lĩnh vực nào. Điều đó cần được minh định để xem thế nào là sự can thiệp khôn ngoan của nhà nước.

Thứ nhất, thị trường tiền tệ là lĩnh vực mà nhà nước phải quản lý đàng hoàng, đòi hỏi tính chuyên môn. Khủng hoảng tiền tệ thế giới vừa qua cho thấy công cụ tiền tệ phức tạp đến nỗi Nhà nước cũng không hiểu hết. Vì vậy, bộ phận quản lý tiền tệ phải có chuyên môn cao, đủ những chuyên viên giỏi và biết can thiệp như thế nào để giữ được sự ổn định của thị trường tiền tệ. Chỗ này cần có vai trò Nhà nước chứ không thể phó thác hoàn toàn cho thị trường được.

Thứ hai, can thiệp khôn ngoan là chính sách phát triển công nghiệp (industrial policy). Đối với VN, nền công nghiệp còn yếu, cạnh tranh còn yếu, thì vai trò của nhà nước trong lĩnh vực này nên thể hiện như thế nào? Chính sách công nghiệp là công cụ của nhà nước can thiệp vào thị trường liên quan đến công nghiệp hóa, là sự phân công giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Do vậy, nhà nước có bổn phận định hướng, gợi mở hướng đi, có những chính sách về tiền tệ, thuế khóa để kích thích và yểm trợ cho doanh nghiệp phát triển. Tôi cho công nghiệp là lĩnh vực cần sự can thiệp khôn ngoan của nhà nước.

Tạm gác chỉ tiêu tăng trưởng

GS Trần Văn Thọ: Hiện nay VN đang nghiên cứu chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020. Theo tôi không nên đưa ra các chỉ tiêu số lượng kiểu như GDP sẽ tăng trung bình mấy phần trăm, thu nhập đầu người tăng bao nhiêu, v.v. Hãy tạm gác các chỉ tiêu đó sang một bên, thay vào đó tôi thử đưa ra một số mục tiêu như sau:

Thứ nhất, cho đến năm 2020 sẽ không còn phụ nữ VN vì nghèo mà phải lấy chồng nước ngoài, sẽ không ai phải đi xuất khẩu lao động vì không còn con đường nào khác cho kế sinh nhai. Tôi xin nói thêm về điểm này.

Nghe nói, đã có khoảng 17.000 phụ nữ VN đi lấy chồng ở Hàn Quốc. Trong thời đại toàn cầu hóa thì kết hôn với người nước ngoài là rất bình thường. Nhưng theo báo chí, đa số phụ nữ VN đi lấy chồng nước ngoài là vì nghèo. Quả là đau xót.

Hay là vấn đề xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động nên được thực hiện một cách có trật tự, những người đi xuất khẩu lao động được chuẩn bị đàng hoàng, được lựa chọn nơi đến làm việc và bảo đảm khi về nước mang theo kiến thức, kinh nghiệm từ nước ngoài.

Trên thực tế, có những nước điều kiện khí hậu khắc nghiệt, khác biệt văn hóa với ta quá nhiều, khiến người lao động đi làm việc ở nước ngoài rất khổ. Nhiều người dù không muốn nhưng vẫn phải tham gia xuất khẩu lao động vì không có con đường nào khác. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ không còn những người lao động xuất khẩu bất đắc dĩ.

Đây là những mục tiêu rất nhân bản cần đặt ra. Theo tôi đừng đặt các chỉ tiêu phát triển GDP bao nhiêu nữa, thay vào đó hãy đặt mục tiêu 10-12 năm nữa sẽ không còn những phụ nữ, những người lao động vừa nói hoặc nếu còn thì cũng rất ít.

Các nhà lãnh đạo đất nước tạm gác các chỉ tiêu tăng trưởng lại và đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề này. Dĩ nhiên trong quá trình giải quyết các vấn đề này, GDP cũng sẽ tăng lên.

Thứ hai, nên đặt mục tiêu đến năm 2020 trên cơ bản thực hiện được toàn dụng lao động, nghĩa là ai cũng sẽ có việc làm. Đạt được mục tiêu này cũng đưa đến kết quả là kinh tế tăng trưởng hơn và giảm áp lực lao động phải đi xuất khẩu bất đắc dĩ.

Nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Về chỉ tiêu tăng trưởng, tôi cho rằng chúng ta vẫn cần có sự định hướng, điều này liên quan đến việc mà GS Thọ quan tâm là vấn đề việc làm. Nếu không có tăng trưởng kinh tế nghĩa là sản xuất không phát triển, dịch vụ không phát triển sẽ ảnh hưởng đến việc làm.

Khi xác định mục tiêu tăng trưởng cho năm 2009 khoảng 6,5 %, QH cũng nói đây là chỉ tiêu định hướng, không phải là chỉ tiêu bắt buộc. Đồng ý là không nên coi chỉ tiêu QH biểu quyết là Chính phủ phải theo, mỗi lần không được lại phải điều chỉnh.

Trong cuộc họp Chính phủ tôi cũng có ý kiến, mức tăng trưởng 6,5 % là cực khó nên đề nghị tính một mức tăng trưởng nào không làm mất việc làm, nếu vượt quá giới hạn đó sẽ rất lôi thôi.

Tuần Việt Nam
 


 
Tấm gương
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau