Tấm gương
Bí mật đời sống tinh thần của Steve Jobs
 
Tim Cook từng tuyên bố, Sáng tạo là một phẩm chất có từ trong DNA của Apple. Nhưng phẩm chất nào có sẵn trong DNA của phù thủy Steve Jobs?

Cũng giống như mọi người, những phẩm giá mà Jobs có được thành hình trong quá trình trưởng thành và dưỡng dục. Ông sinh năm 1955 tại San Francisco và lớn lên cùng với lúc văn hóa hippi lên ngôi. Bob Dylan và The Beatles là hai thần tượng âm nhạc của ông. Ông chia sẻ với họ quan điểm chính trị, góc nhìn chống lại sự áp đặt và đôi khi cả sự nổi loạn của tuổi trẻ. Theo một số người, sở dĩ Jobs đặt tên hãng là Apple cũng là vì lấy cảm hứng từ Apple Corps của tứ quái Beatles. Thậm chí ông đã từng học theo thần tượng của mình bay đến Ấn Độ để được "thanh lọc tinh thần" và thường xuyên đi lại quanh nhà hay văn phòng bằng chân trần.

Chính chuyến du lịch đến Ấn Độ đã giúp Jobs tiếp xúc với Phật giáo. Ít ai biết rằng, không phải cha xứ, mà một tăng lữ Ấn Độ có tên Kobun Chino mới là người chủ trì đám cưới giữa Jobs với vợ ông, bà Laurene Powell.

"Cuộc sống thật thông minh"

Tái sinh là một ý niệm quan trọng trong Phật giáo, và chính Apple đã được tái sinh khi Jobs quay lại lãnh đạo hãng, vực Apple từ bờ vực phá sản để trèo lên ngôi vương như hiện nay.

"Tôi tin rằng cuộc sống là một thực thể thông minh và mọi chuyện xảy ra đều không phải ngẫu nhiên", Jobs từng chia sẻ như vậy trong một cuộc phỏng vấn năm 1997 với tạp chí Time. Rõ ràng, thế giới đức tin của Jobs rất phức tạp và nó đã vượt ra khỏi ý thức hệ của Phật giáo. Nghiệp chướng là một ý niệm cũng rất quan trọng của Phật giáo, nhưng lại không tồn tại trong đức tin của Jobs. Bởi nếu e ngại nghiệp chướng, "Phù thủy" đã không công khai xỉa xói các đối thủ và cựu đồng nghiệp của mình, mỉa mai họ là những người "không có thị hiếu". Còn các cựu nhân viên Apple thì mô tả ông như một bạo chúa, người mà họ sợ nhất khi gặp phải trong thang máy.

"Bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết ở đây (Apple) người ta làm việc vất vả tới mức nào", Jobs tuyên bố trên BusinessWeek hồi năm 2004. "Họ làm việc xuyên đêm và cả dịp cuối tuần. Đôi lúc họ còn không gặp được gia đình trong một thời gian dài. Và cũng có lúc chúng tôi làm việc xuyên Giáng sinh chỉ để đảm bảo dây chuyền sản xuất rất ổn và các sản phẩm có thể ra lò với chất lượng tốt nhất".

Một số kỹ sư thiết kế nên chiếc máy tính Mac đầu tiên cho biết họ như bị cách ly với vợ con. Có vẻ như phong cách làm việc bất cần gia đình này của Jobs xuất phát từ tuổi thơ của chính ông.

Giấu kín sự hổ thẹn

Jobs được cặp vợ chồng Clara và Paul Jobs nhận nuôi từ bé. Họ đã hứa với mẹ đẻ của ông (sau này Jobs đã tìm ra bà nhờ sự giúp đỡ của thám tử tư) rằng sẽ chăm sóc ông tử tế và cho ông học hết đại học. Tuy nhiên, Jobs đã rời bỏ trường Đại học Reed chỉ sau một học kỳ và theo báo chí, ông không bao giờ muốn nói chuyện với cha đẻ của mình - người bị cho là đã bỏ rơi mẹ ông sau khi biết tin bà có thai.

Jobs có một người con gái ngoài giá thú tên là Lisa với Chrisann Brennan. Ông đã phủ nhận mối quan hệ của mình với Lisa trong nhiều năm, thậm chí còn thề trước tòa là mình không có khả năng sinh con. Tuy nhiên, Jobs đã có tới 3 người con với Laurene Powel. Mãi sau này, ông cũng đã nhận Lisa chính là con gái của mình.

"Tôi đã làm nhiều việc không lấy gì làm tự hào, chẳng hạn như việc làm cho bạn gái có bầu năm tôi 23 tuổi, và cả cách tôi xử lý mọi chuyện sau đấy nữa", Jobs thừa nhận trong một thông cáo báo chí quảng bá cho tiểu sử của mình. Tuổi trẻ nổi loạn đó là trước khi Jobs biết đến Phật giáo.

Chơi theo luật của riêng mình

Jobs cần sức mạnh của truyền thông nhưng lại sẵn sàng chơi khăm giới báo chí, đánh lừa họ bằng những tuyên bố đa nghĩa và úp mở của mình. Và tuyệt nhiên, ông giữ bí mật về cuộc sống riêng tư của mình, cũng như về căn bệnh ung thư mà ông mắc phải. Năm 2009, nếu không phải do sức ép từ Ban giám đốc Apple, Jobs sẽ chẳng bao giờ thông báo công khai việc ông vừa phải ghép gan.

Giữ bí mật không chỉ là phong cách sống của Jobs mà còn được ông áp dụng thẳng tay cho toàn bộ Apple. Bất cứ ai lỡ mồm tiết lộ bí mật của ông hay thì thào về Quả táo đều bị trừng phạt hoặc đe dọa. Apple đã từng kiện blogger trẻ tuổi của trang Think Secret vì đã đưa tin đồn đúng về Apple những năm 2000.

Rồi cũng phải kể đến câu chuyện mô hình iPhone 4 thất lạc được trang blog Gizmodo mua lại và công bố lên mạng web. "Khi vụ việc xảy ra, tôi được nhiều người khuyên là cứ để mặc cho sự việc chìm dần", Jobs chia sẻ trong một cuộc hội thảo năm 2010. "Tôi đã nghĩ rất kỹ về chuyện này và tự hỏi mình, liệu khi mình phát triển lên và có tầm ảnh hưởng lớn, mình có thay đổi những giá trị cốt lõi và trở nên xuê xoa hơn hay không. Câu trả lời là Không. Tôi không thể làm được việc đó, thà nghỉ hưu luôn còn hơn".

'Tập trung và đơn giản"

Jobs đã "câu kéo" John Sculley, Chủ tịch Pepsico về với Apple bằng một câu nói nổi tiếng: "Ông muốn dành phần đời còn lại của mình để bán nước ngọt, hay muốn có một cơ hội thay đổi thế giới?".

"Điều khiến phương pháp luận của Steve khác với tất cả mọi người là ông ấy luôn tin rằng, quyết định quan trọng nhất không phải là những việc bạn sẽ làm, mà là về những việc bạn sẽ không làm", Sculley nhớ lại. "Ông ấy là người theo chủ nghĩa tối giản. Nhà của Steve gần như không có bất cứ đồ đạc nào. Ông ấy chỉ treo một bức ảnh của Eistein, người mà hiển nhiên là ông rất ngưỡng mộ, cùng với một cây đèn Tiffany, một cái ghế và 1 chiếc giường. Jobs là thế, không cần nhiều thứ quanh mình, nhưng những gì ông đã lựa chọn thì đặc biệt kỹ càng".

Sự giản dị, ít nhất là trong việc thiết kế sản phẩm công nghệ và trang trí nội thất, là một nguyên tắc sống quan trọng của Jobs. Không lâu sau khi quay lại lãnh đạo Apple, ông đã đóng cửa nhiều bộ phận "thừa" và đặc biệt chú ý đến một số sáng kiến quan trọng. Ngay cả bây giờ, các dòng sản phẩm và doanh thu của Apple cũng chỉ tập trung vào một số ít những lĩnh vực mà hãng có thể thống trị.

"Tập trung và đơn giản: đó là phương châm của tôi", Jobs tuyên bố trên BusinessWeek. "Đơn giản còn khó hơn là phức tạp. Bạn phải tư duy vất vả hơn nhiều lần để làm cho một nội dung trở nên đơn giản. Nhưng sự vất vả đó sẽ được đền bù xứng đáng vào phút cuối".

"Tôi có thể nói không với 1000 thứ chỉ để đảm bảo mình sẽ không đi chệch hướng hoặc tham lam nhồi nhét quá nhiều. Apple luôn nghĩ về những thị trường mới mà mình có thể tham gia, nhưng chỉ khi biết nói Không, bạn mới có thể tập trung vào những thứ thực sự quan trọng".

Những truyền nhân

Êkip lãnh đạo hiện tại của Apple ít nhiều đều kế thừa các nguyên tắc sống của Jobs. Jonathan Ive, Phó chủ tịch phụ trách Thiết kế thấm nhuần phong cách đơn giản của Jobs. Scott Forstall, người đứng đầu bộ phận phần mềm thì thừa hưởng sự nhiệt tình và khả năng trình diễn trên sân khấu.

Và Tim Cook, cánh tay phải của Jobs là một người nghiện việc nặng. Ông cũng đang điều hành Apple và sống đời sống riêng tư trong bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, Cook đã đồng ý bước ra khỏi vỏ ốc của mình để tham gia việc truyền đạt các nguyên tắc tinh thần của Apple cho các "tân binh". Cùng với nhiều quan chức khác, ông có giảng dạy tại Đại học Apple.

Đại học Apple đảm bảo rằng mọi nhân viên của hãng đều được giáo dục toàn diện về nguyên tắc làm việc và những lý tưởng của Jobs. Jobs tin rằng mọi người không bao giờ được ngừng học tập và nên mở mang tư duy để tiếp nhận những ý tưởng mới.
Trọng Cầm (Theo CNN)
 


 
Tấm gương
  Biện chứng của quá khứ  
  Bill Gates nói về Học đại học  
  Binh pháp Tôn Tử  
  Các nhà giáo già lo lắng về giáo dục  
  Cách thuyết phục dân tốt nhất là cho thấy chuyển biến thực  
  Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người  
  Cải cách thể chế: "Đột" nhiều mà chưa đủ "phá"  
  Cảm giác bất an  
  Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân  
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau