Nhưng thật không may cho ông ta,sau một ngày ngồi chờ phép màu,cuối cùng ông ta đã bị chìm trong nước lũ.
Khi lên tới Thiên đường,ông đến gặp Chúa và phàn nàn về cái chết hẩm hiu của mình: “Thưa Ngài,tại sao Ngài không cứu lấy con?”.Chúa trả lời: “Ta đã gửi đến cho con một thanh gỗ lớn,sau đó là hai cái thuyền và cuối cùng là một chiếc máy bay trực thăng.Như vậy vẫn chưa đủ sao?”.Rồi Chúa nhún nhẹ vai và tự nói: “Với một số người thì có lẽ họ chẳng biết bao nhiêu là đủ”.
Ông bác sĩ thật sự thích thú với câu chuyện:
-Hay thật!Quả đúng là khi chúng ta không biết tự lo cho mình thì dù có bao nhiêu người đứng ra lo lắng cho ta đi nữa thì cũng bằng thừa.Chúng ta không bao giờ thấy đủ cả.Và cũng không bao giờ thấy hài lòng.
Anh tán thành:
-Đúng thế.Cháu phải thừa nhận là từ khi biết tự lập,cháu mới bắt đầu khám phá và thể hiện được những điều tốt đẹp bên trong mình.
-Không chỉ có thế.Khi chúng ta thể hiện bản chất tốt đẹp của mình thì đồng thời chúng ta cũng tác động đến… -Những người khác và khiến họ cũng có khuynh hướng thể hiện cái tôi tốt đẹp bên trong họ?Chàng trai tiếp lời.
-Cháu nắm vấn đề khá đấy!quan tâm đến bản thân còn là cách tốt nhất mà chú có thể làm để giúp người khác.Chú đã nhận ra được điều này và thấy nó rất có ý nghĩa.Không bao giờ và cũng không có ai là người thua cuộc hay thất bại cả,khi chúng ta biết tự trọng và sống với yêu thương.Nhưng thôi,chúng ta hãy khoan nói đến chuyện này.
Anh ngồi im lặng một hồi lâu để nhớ lại tất cả những điều mà hai người đã trao đổi với nhau,rồi anh quay sang nói với vị bác sĩ:
-Cháu cảm ơn chú rất nhiều vì đã sẵn lòng chỉ bảo cháu.Mà không,những điều chú chia sẻ với cháu còn giá trị hơn thế nhiều,chú đã giúp tìm ra được sự khôn ngoan và sáng suốt ẩn chứa trong mình.Bây giờ thì cháu đã biết là cần phải cân bằng giữa việc quan tâm đến bản thân với việc quan tâm đến người khác.
Chợt lóe lên một ý nghĩ,chàng trai liền hỏi ông:
-Cháu tự hỏi là không biết có khi nào chú nghĩ đến việc ghi lại vắn tắt những bài học đó hay không?
-À,có chứ.Ngay từ đầu,khi mới học được bài học về một phút nhìn lại mình,chú đã phải ghi lại những ý tưởng của mình để có thể thỉnh thoảng lấy ra xem lại.Nhưng lí do chủ yếu là,chú xem nó như một bản nhắc nhở.Mỗi khi có chuyện gì phiền muộn hay tức giận,chú đều lấy nó ra xem lại.Sau đó,chú luôn lấy lại được tinh thần và sự cân bằng.
Chú cũng muốn cháu hiểu rằng ngay bản thân chú không phải lúc nào cũng có thể nhớ đến những nguyên tắc này,dù biết là nó rất hiệu quả.Dĩ nhiên là sau đó,chú cũng hơi giận mình.Nhưng không sao.Chỉ cần ta nhớ rằng bí quyết và sức mạnh nằm trong hành động.
Chàng trai trẻ hiểu ẩn ý của ông:
-Cháu sẽ cố gắng,chú ạ!
Rồi anh yêu cầu:
-Chú có thể cho cháu xem bản tóm tắt của chú được không?
-Dĩ nhiên.
Ông rút từ trong ví ra một mảnh giấy.Trên đó có ghi:
Phút nhìn lại mình Ý nghĩa:
-Mọi thành công bên ngoài –trong công việc và cuộc sống-đều bắt nguồn từ sự thành công bên trong của một con người .
-Để có thể trở nên tận tâm trong công việc, điều trước hết là phải biết tự yêu thương bản thân mình.
-Hãy đơn giản cuộc sống của bạn- đó là nguyên tắc đầu tiên.
-Hãy cư xử với bản thân theo cách mà bạn muốn người khác cư xử với mình.Để làm được điều đó, bạn phải trở thành người bạn tốt nhất của chính mình.
-Hãy thường xuyên áp dụng phương pháp một phút để dừng lại và lắng nghe.
-Hãy nhìn vào cách cư xử và những suy nghĩ đang diễn ra trong bạn rồi tự hỏi:”làm thế nào để tự chăm sóc bản thân mình tốt hơn?” -Hãy im lặng và lắng nghe câu trả lời đến từ bên trong bạn.Đó là bạn đang làm theo sự sáng suốt và sự khôn ngoan-theo”cái tôi hoàn thiện”-của mình , để biết rằng điều gì và như thế nào là tốt cho bạn.
-Khi đã tìm ra giải pháp rồi thì hãy làm theo nó.
Tại sao như vậy sẽ thành công?
-Khi tự biết nhìn lại và quan tâm đến bản thân, chúng ta thường không cảm thấy giận dữ và buồn chán nũa.Chúng ta trở nên vui vẻ , thoải mái với chính mình và với những người khác.
-Khi vui vẻ và hạnh phúc , chúng ta sẽ làm việc có hiệu quả và cũng dần học được cách tôn trọng những người xung quanh.