Suy ngẫm
Vô minh là căn bản của sanh tử
 
Vô minh tức là tham, sân, si, mạn, nghi. Năm thứ ác nghiệp nầy có thể khiến cho con người điên đảo đến phát cuồng.

1. Tâm tham: Là đối với cảnh thuận, chúng ta sẽ khởi lòng tham ái đến nỗi không có thì không được. Thậm chí có người vì muốn được mục đích của mình mà bất chấp các thủ đoạn, bằng không họ chẳng cam lòng.

2. Tâm sân: Là khi gặp cảnh nghịch, chúng ta sẽ giận hờn và nổi nóng, như không chửi người thì cũng đánh người, thậm chí còn giết hại người nữa. Đó đều là do tâm sân hận tác quái, nó khiến con người mất cả lý trí và ý chí xử sự mọi việc. Người có tâm như thế, ắt sẽ làm cho xã hội chẳng được an ninh, trật tự.

3. Tâm si: Là người không có trí huệ, không biết phải trái, cũng không phân biệt được thiện ác, cho nên hồ đồ điên đảo, hậu quả là thành kẻ bất lương, tạo nhiều nghiệp tội.

4. Tâm mạn: Là tự đề cao mình và đè ép người khác. Tự cho chuyện gì mình cũng hay hơn, nổi bậc hơn người. Thứ hành vi cống cao ngã mạn nầy là điều tối kỵ, chúng ta không nên có.

5. Tâm nghi: Là người đối với việc chánh đáng lại sanh lòng hoài nghi, không tin lời nói của bất cứ ai. Người có thứ tâm lý như vậy là bất thường, là sai lầm vì đã tự hạ thấp mình.

Năm loại tâm lý nầy đều là không bình thường, đều là do cái nhân vô minh dẫn đến. Người tu hành nhất định phải tiêu diệt vô minh, đừng để nó gây sóng gió thành tai họa vô cùng tận như vậy.

Vô minh khiến cho kẻ phàm phu chỉ biết dụng công vào mấy thứ tình dục. Họ nghĩ rằng chuyện tình ái ở thế gian là thật, cho nên họ không thể xa rời và cũng không nỡ buông bỏ nó. Do đó họ gắn bó với lục thân quyến thuộc một cách rối ren mà buông xả không đành. Rồi họ tạo ra biết bao thiện ác lẫn lộn, họ cũng không phân biệt được giữa ô nhiễm và thanh tịnh. Đời đời kiếp kiếp, họ cứ quay quanh trong vòng sanh tử luân hồi, vĩnh viễn không bao giờ ngừng. Cho nên nói vô minh là căn bản của sanh tử.

Người tu hành không có mấy thứ rắc rối đó đè nặng trong tâm, cho nên họ dễ được thanh tịnh, giải thoát và hết sanh tử. Nếu không cắt đứt vô minh, chúng ta vĩnh viễn sẽ bị nó chi phối, để rồi xuống địa ngục, chạy lên núi đao, hay là vào chảo dầu sôi. Lúc bấy giờ, chúng ta sẽ hối hận là lúc đầu sao mình không chịu tu hành tinh tấn. Nhưng rất tiếc là đã không còn kịp nữa.

Tôi xin khuyên quý vị nên tu hành cho kịp thời, đừng có tưởng là ngày tháng còn dài mà hẹn lần, hẹn lựa.

Bậc cổ đức có nói: "Đừng đợi đến già mới học đạo, mồ lẻ loi lắm kẻ thiếu niên.” Học đạo được một ngày là gần được Tịnh Độ thêm một chút. Như vậy từng chút từng chút, quý vị sẽ đến được cõi Tịnh Độ. Nếu quý vị không chuyên cần tu đạo mà lại muốn đến Tịnh Độ, thì sẽ không đến được đâu! Công việc trên đời, dù chúng ta có lãng phí thời gian để làm, rốt cuộc cũng chẳng được lợi ích gì. Nhưng chỉ có pháp môn tu hành là không lãng phí thời gian. Nếu quý vị tu được một phút thì được một phút lợi lạc. Cho nên nói: "Gom cát thành tháp,” tức là từng bước, từng bước không ngừng tiến tới, tự nhiên quý vị sẽ đến được bờ bên kia.

Những sự thực tập Đạo Phật cho việc RÈN LUYỆN TÂM có thể được tóm gọn trong hai câu:

" 1. Nếu chúng ta có thể, chúng ta nên giúp đỡ người khác.

2. Nếu chúng ta không thể, chúng ta tối thiểu không làm tổn hại người khác."

Cả hai căn cứ trên từ ái và bi mẫn.

Đầu tiên chúng ta phải đạt được sự kiểm soát đối với khuynh hướng làm tổn hại, tự động kiềm chế những hành động gây tồn thương bằng thân thể và lời nói.

Những nguyên tắc phi đạo đức thân thể là giết hại, trộm cướp, và tà dâm; những hành vi phi đạo đức lời nói là nói dối, nói lời vô ích, nói lưỡi đôi chiều, nói lời độc ác, những hành vi phi đạo đức tinh thần là tham lam, xu hướng tổn hại, và quan điểm sai lầm (hay tham, sân, si). Mười điều đó làm đau khổ cho cả người khác và chính chúng ta.

Giết hại có nghĩa là chấm dứt cuộc sống của một chúng sinh, hoặc là qua hành động của chính chúng ta hay qua việc thúc ép người khác làm việc ấy. Đôi khi nó sinh khởi từ lòng tham muốn, như trong việc giết súc vật làm thực phẩm, Những lúc khác là qua sự thù hận, như trong việc trả thù, hay có thể ngay cả qua cấp độ si mê, như trong việc suy nghĩ rằng việc giết súc vật để tế lễ là lợi ích. Mọi người chúng ta có khả năng để tiến hành một tội lỗi như ám sát; cho đến khi mà tham muốn, thù hận, luyến ái, ganh tỵ, hay si mê hiện diện;việc phạm tội là có thể xảy ra.

Trộm cướp sinh khởi chính yếu từ tham muốn - lấy của cải gì đấy của người khác bằng việc lừa dối (như khi người buôn bán dùng cân non, đong thiếu), bằng sức mạnh (cướp giật), hay ăn trộm.

Quan hệ tình dục không chính đáng được thúc đẩy bởi tham muốn để giao du với một đối tác không thích hợp, như trong trường hợp tà dâm hay hảm hiếp.

Nói dối sinh khởi từ động cơ để giả trá, như trong việc nói với người khác, "tôi thấy như vậy như vậy," khi chúng không thật sự thế. Chúng ta có thể đưa đẩy với từ ngữ và hành động thân thể không thích đáng, để người khác hiểu sai.

Nói lời chia rẻ (nói lưỡi đôi chiều) có khuynh hướng để ly gián người khác làm mất sự hòa hiệp hay làm sâu thêm sự bất đồng giữa những thù oán đang tìm kiếm sự thỏa hiệp. Nó có thể được thi hành một cách thái quá hay mờ ám với sự lừa dối, hay một cách gián tiếp qua ẩn ý.

Nói lời ác độc sinh khởi từ việc muốn nói điều gì đó không vui lòng - thường là từ việc thù oán - về một người khác hoặc là trực tiếp trước mặt, một cách mờ ám như trong đùa cợt hay một cách gián tiếp qua trò chuyện.

Nói lời vô nghĩa thường bị lèo lái bởi u tối và lãng quên. Xao lãng với người nói lời vô ích, bàn ra tán vào mất thời gian, không mục tiêu gì cả, đối với những người đang cố gắng để thực hành phát triển tâm linh là đặc biệt tai hại cho cả tự thân và người khác.

Tham lam là mong ước những sở hữu của người khác. Sinh khởi một cách chính yếu từ thèm khát, đặc biệt tổn hại khi chúng ta không xấu hổ hay ngượng ngùng về nó và không cố gắng để dừng lại việc ấy.

Khuynh hướng tổn hại sinh khởi từ thù hận, như trong khuynh hướng giết hại người khác trong chiến trận; từ ganh tỵ, như trong việc muốn làm tàn hại địch thủ; hay từ việc không thiện ý tha thứ kẻ thù. Khuynh hướng tổn hại có những tác động mạnh mẽ đặc biệt khi được xem là một phẩm chất tốt nên không cần phải điều chỉnh. (Thường được biết như là sân giận).

Quan điểm sai lạc là những khái niệm lâu đời cho rằng đạo đức và hành động bất thiện không phải là những nguyên nhân của hạnh phúc và khổ đau một cách tương ứng, và sự phủ nhận ảnh hưởng của việc thực tập tâm linh. Những quan điểm sai lạc là hoàn toàn khi chúng ta quyết định không cần phải tìm kiếm sự thật gì nữa. (Thường được biết như là si mê).

Thật quan trọng để thấu hiểu rằng những hành động phiền não chướng ngại ẩn tàng của thân thể và lời nói không phải tự sinh khởi, mà chúng phát sinh từ sự lệ thuộc trên động cơ tinh thần. Sự ảnh hưởng từ những thể trạng sai lạc của tâm làm cho những hành vi sai lạc được sinh ra. Do vậy, để kiểm soát những hành vi tiêu cực của thân thể và lời nói, điều cần thiết là phải thấu đáo gốc rể của chúng, tâm và sự thuần hóa nó. Trình độ này của việc thực hành về từ ái có thể bao gồm trong một câu: "Đừng làm tổn hại người khác."

 


 
Suy ngẫm
  Vô thường & Vô ngã  
  Vui và buồn  
  Xem tướng tuyển người phù hợp cho công việc  
  Xin lỗi & tha thứ & cảm ơn  
  Xử sự thế nào trước những lời phê bình?  
  Ý Niệm Về Hạnh Phúc Là Những Chướng Ngại Của Hạnh Phúc  
  Ý đẹp  
  Yêu  
  Yêu một người  
  Yêu thương bản thân  
  Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn  
  Yêu và hiểu  
  Ðâu là điểm mạnh của bạn ?  
  Ðấu Quyền Anh  
  Ðau đớn  
  Ðến cuối đời, có gì để tiếc?  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần I: Những thuật căn bản để dẫn đạo người  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần II: Sáu cách gây thiện cảm  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần III: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần V: Phép nhiệm mầu  
  Đàn ông khác đàn bà  
  Đàn ông thực sự nghĩ gì?  
  Đất nước lớn lên  
  Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt  
  Để cuộc sống luôn đúng nghĩa  
  Để dân trao quyền mà không mất quyền  
  Để khỏe hơn vua Càn Long  
  Để luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh  
  Để lương tâm được bày tỏ  
  Để trở thành người tốt hơn  
  Để “Sở Hữu” Hạnh phúc - Giản Tư Trung  
  Đến một lúc  
  Đến một lúc...  
  Điều chúng tôi không nói  
  Điều gì có ích cho ta vào lúc chết?  
  Điều học được từ cuộc sống  
  Điều kỳ diệu trong cuộc sống  
  Điều kỳ diệu từ cách nhìn cuộc sống  
  Điều nghịch lý của ngày nay  
  Điều quan trọng không phải bạn là ai mà là bạn ở bên cạnh ai  
  Đoản khúc của cuộc đời  
  Đoạn đức, Ân đức và Trí đức - Quyền lực của nhà lãnh đạo  
  Đọc và suy ngẫm bạn nhé..  
  Đọc để sống  
  Đối diện khổ đau  
  Đời sống bên kia cửa tử  
  Đời đẹp hay cách nhìn đẹp  
  Đơn giản và phức tạp  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 01: Định mệnh  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 02: Một nhà Phù thủy xứ Ai Cập  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 03: Người Đạo sĩ trên bờ sông Adyar  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 04: Khoa Yoga thắng đoạt Tử Thần  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 05: Người tu sĩ suốt đời không nói  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 06: Nhà lãnh đạo tinh thần miền Nam  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 07: Ngọn đồi thiêng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 08: Tu sĩ và Thuật sĩ  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 09: Vị Pháp sư thành Ba Nại La  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 10: Đời người khắc trên tinh tú  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 11: Một cuộc gặp gỡ lạ lùng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 12: Đạo viện trong rừng thẳm  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 13: Những chân lý diệu huyền  
  Đột phá tư duy bằng học vị là sai lầm  
  Đưa những con sao biển về nhà  
  Đức phật là bậc thầy các nhà khoa học  
  Đừng bỏ quên ước mơ của bạn.  
  Đừng chuốc lấy khổ đau  
  Đừng lệ thuộc vào hy vọng!  
  Đừng quên cái chính  
  Đừng rơi vào ma nghiệp  
  Đừng xem nhẹ mục đích làm việc  
  Đừng để sự cô đơn kiểm soát đời bạn  
  Đừng “ám sát” thời gian  
Trang 8/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau