Suy ngẫm
Vô thường & Vô ngã
 
Sa Di bạch "Sắc là vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không có”, Chúng ta thử phân tích xem đoạn này Tôn giả Sa Di muốn nói gì?

- Sắc là vô thường:

Sắc là vật chất, mọi vật chất đều biến đổi, như cái nhà, cái xe, thân xác chúng ta mỗi ngày mỗi thay đổi. Từ mới thành cũ thành hư, từ trẻ thành già thành bệnh rồi chết; như vậy rõ ràng chẳng có cái gì chắc chắn trường tồn, nên "sắc là vô thường”.

- Vô thường thì khổ:

Cái nhà cái xe cũ đi, hư hỏng, làm cho ta lo buồn; thân ta mỗi ngày già đi, yếu đi, sinh bệnh tật rồi chết làm cho ta buồn khổ. Như vậy vì những sự thay đổi tồi tệ ấy làm cho ta không vui được, như thế rõ ràng "vô thường thì khổ”.

- Khổ thì vô ngã:

Vô ngã: là không có tôi, không có ta, tại sao khổ thì vô ngã? Đây chỉ là một cách nói, chính ra nên nói: "Khổ thì phải vô ngã” vì có ngã có ta nên mới khổ, nếu không chấp ngã. không chấp ta thì hết khổ, nếu không chấp cái của ta thì hết khổ, tại sao? Vì chấp cái thân này là mình, chấp cái nọ cái kia là của mình, chấp chặt như thế, nên khi thân này già đi yếu đi, bệnh hoạn đến chết, cái xe bị hư hỏng v.v…, thì cảm thấy buồn khổ.

Nếu không cho thân này là ta, không cho cái nọ cái kia là của ta, thân này có bệnh hoạn già chết, cái xe hư hỏng v.v…, cũng chẳng động tâm thì làm sao buồn khổ được, nếu không chấp ta, không chấp cái của ta sẽ hết khổ, nên nói "khổ thì phải vô ngã để hết khổ”.

Chúng ta cũng nên biết: "Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại "Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành; Tâm gồm "Thọ, Tưởng, Hành, Thức”; thân kết hợp bởi các bộ phận, tất cả bộ phận thân thể đều do sự kết hợp của các tế bào nguyên tử mà thành, các tế bào luôn sinh diệt không ngừng, nên nó là vô thường, chẳng có cái gì có thể gọi là cái ta, đó là về Sắc Thân.

Còn về Tâm gồm: cảm giác (Thọ); suy nghĩ, tưởng nhớ (Tưởng); tác ý, ý muốn, suy nghĩ (Hành); phân biệt, so sánh (Thức). Tâm gồm bốn thứ thuộc tinh thần, chúng luôn luôn thay đổi không cố định, như cảm giác có lúc buồn có lúc vui (Thọ), có lúc suy nghĩ tưởng nhớ có lúc không suy nghĩ tưởng nhớ (Tưởng), có lúc suy nghĩ muốn làm có lúc không suy nghĩ, không muốn làm gì cả (Hành), có lúc phân biệt so sánh việc này việc nọ có lúc không muốn phân biệt so sánh gì cả (Thức). Như vậy bốn món của tâm không đồng nhất, luôn luôn biến đổi, nên chẳng có cái nào được gọi là ta, do đó "Vô thường thì vô ngã”.

- Vô ngã tức là không: Tại sao?

Vì đã cho rằng: không có Ngã, tức không chấp nhận cái thân tâm này là ta rồi, nó chỉ là giả có tạm có, chứ nó không có thực thể gì, nên nó là không, nên nói "Vô ngã tức là không” là vậy.

- Không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không: Là sao?

Không là chẳng phải có: Là sao? Tức là thân tâm này chẳng phải thật có, chẳng thể chấp chặt để rồi sinh ra đủ thứ xấu xa, như sinh ra tham lam, giận hờn, kiêu ngạo, ích kỷ, nói dối v.v… để gìn giữ bảo thủ cho cái ta; nếu không chấp cái thân tâm này là có, đâu còn sinh ra những thứ xấu xa như thế nữa?

Không cũng chẳng phải là không có: Là sao? Tức là tuy coi cái thân này là giả hợp, là tạm, do nhân duyên hợp mà tạm có, là không, nhưng không phải là không ngơ chẳng có gì như trong cái bình không có không khí và bất cứ vật gì. Không phải là không như thế đâu, mà trong cái thân này còn có một thứ trong sạch, tròn sáng nhỏ hơn đầu kim nhọn, lớn bằng đại vũ trụ, nó rất quý giá; cái quý giá này gọi là chân không diệu hữu, không thể nghĩ bàn, nó chính là Phật tánh của mỗi người mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta, bởi vậy mới nói "Không chẳng phải là không có”, là vậy.
 


 
Suy ngẫm
  Vui và buồn  
  Xem tướng tuyển người phù hợp cho công việc  
  Xin lỗi & tha thứ & cảm ơn  
  Xử sự thế nào trước những lời phê bình?  
  Ý Niệm Về Hạnh Phúc Là Những Chướng Ngại Của Hạnh Phúc  
  Ý đẹp  
  Yêu  
  Yêu một người  
  Yêu thương bản thân  
  Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn  
  Yêu và hiểu  
  Ðâu là điểm mạnh của bạn ?  
  Ðấu Quyền Anh  
  Ðau đớn  
  Ðến cuối đời, có gì để tiếc?  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần I: Những thuật căn bản để dẫn đạo người  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần II: Sáu cách gây thiện cảm  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần III: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần V: Phép nhiệm mầu  
  Đàn ông khác đàn bà  
  Đàn ông thực sự nghĩ gì?  
  Đất nước lớn lên  
  Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt  
  Để cuộc sống luôn đúng nghĩa  
  Để dân trao quyền mà không mất quyền  
  Để khỏe hơn vua Càn Long  
  Để luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh  
  Để lương tâm được bày tỏ  
  Để trở thành người tốt hơn  
  Để “Sở Hữu” Hạnh phúc - Giản Tư Trung  
  Đến một lúc  
  Đến một lúc...  
  Điều chúng tôi không nói  
  Điều gì có ích cho ta vào lúc chết?  
  Điều học được từ cuộc sống  
  Điều kỳ diệu trong cuộc sống  
  Điều kỳ diệu từ cách nhìn cuộc sống  
  Điều nghịch lý của ngày nay  
  Điều quan trọng không phải bạn là ai mà là bạn ở bên cạnh ai  
  Đoản khúc của cuộc đời  
  Đoạn đức, Ân đức và Trí đức - Quyền lực của nhà lãnh đạo  
  Đọc và suy ngẫm bạn nhé..  
  Đọc để sống  
  Đối diện khổ đau  
  Đời sống bên kia cửa tử  
  Đời đẹp hay cách nhìn đẹp  
  Đơn giản và phức tạp  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 01: Định mệnh  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 02: Một nhà Phù thủy xứ Ai Cập  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 03: Người Đạo sĩ trên bờ sông Adyar  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 04: Khoa Yoga thắng đoạt Tử Thần  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 05: Người tu sĩ suốt đời không nói  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 06: Nhà lãnh đạo tinh thần miền Nam  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 07: Ngọn đồi thiêng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 08: Tu sĩ và Thuật sĩ  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 09: Vị Pháp sư thành Ba Nại La  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 10: Đời người khắc trên tinh tú  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 11: Một cuộc gặp gỡ lạ lùng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 12: Đạo viện trong rừng thẳm  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 13: Những chân lý diệu huyền  
  Đột phá tư duy bằng học vị là sai lầm  
  Đưa những con sao biển về nhà  
  Đức phật là bậc thầy các nhà khoa học  
  Đừng bỏ quên ước mơ của bạn.  
  Đừng chuốc lấy khổ đau  
  Đừng lệ thuộc vào hy vọng!  
  Đừng quên cái chính  
  Đừng rơi vào ma nghiệp  
  Đừng xem nhẹ mục đích làm việc  
  Đừng để sự cô đơn kiểm soát đời bạn  
  Đừng “ám sát” thời gian  
Trang 8/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau