Suy ngẫm
Vì sao ta phải tế nhị?
 

Phải chăng đức tính tế nhị chỉ dành cho những người từng trải trên trường đời . Thực ra không phải như vậy . Tế nhị thuộc về đạo đức, một nhân cách con người. Tính e dè là một tình cảm bình thường của con người, là chất liệu tạo thành tính tế nhị .

Đó là về mặt nội dung, còn về hình thức thì đó là tiếng nói và lý trí của lòng tốt con người .

Những con người tự cao tự đại thì không có nhiều chất tế nhị, vì ở nơi họ không có sự tương quan giữa khả năng và quyền lợi của mình với khả năng và quyền lợi của người khác.

1. "Điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình đừng làm cho người ta'' ... được xem là tiêu chuẩn để làm thước đo tính tế nhị.

Bởi vì trước khi mình định làm một việc gì đó, không những cần xem xét nó có chính đáng hay không? Có hợp đạo lý làm người hay không ? Mà còn cần phải xét xem những người chung quanh mình cảm nhận được hành động đó như thế nào? Hãy thử đặt mình vào địa vị đối tượng hành động của mình để biết cảm giác của họ sẽ ra sao ?

Người biết cách cư xử tế nhị sẽ mang lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người ở chung quanh.

* Khi xảy ra xích mích hay xung đột , bạn nên nhận lỗi về phần mình.

Hãy nhớ câu ngạn ngữ : "Một bước lùi bằng mười bước tiến".

* Hãy kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình.

* Trước hết, hãy tự trách bản thân mình vì bạn không phải là người hoàn hảo. Như người xưa đã dạy: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

* Luôn luôn giữ thể diện cho đối phương của mình, bởi vì chỉ khi bạn tôn trọng người khác thì bạn mới được họ tôn trọng lại.

* Nên nhìn nhận một cách khách quan những phần phải của họ để tự rút ra cho mình những bài học về đối nhân xử thế.

* Cố gắng tìm cách xoa dịu sự nóng nảy của họ cũng như bản thân mình bằng nụ cười tươi như hoa hay là nói lên những câu dí dỏm hài hước để cả hai cùng biết thông cảm nhau hơn.

* Hãy bình tĩnh trước mọi tình huống. Đừng vì một chút tự ái nông nổi của mình mà xúc phạm người khác.

* Luôn tỏ ra thật nhã nhặn. Chính thái độ ôn hoà của bạn sẽ dễ dàng thuyết phục được những người xung quanh ta.

2. Sự lễ độ là một trong những nét chủ yếu của văn hoá ở một con người.

Sự lễ độ cùng với cách cư xử tế nhị và những cử chỉ tao nhã sẽ tạo thành cho bạn một phong cách lịch sự khiến cho mọi người chung quanh vô cùng quý mến và nể phục bạn .

Nếu bạn nhường chỗ cho một phụ nữ hay người già trên xe bus bằng một cử chỉ lộ liễu , phô trương thì tất nhiên trong thái độ cư xử của bạn không có tính tế nhị , và như vậy cũng chưa phải là lịch sự. Phép lịch sự cần cả sự lặng lẽ... đó là điều cần nhớ.

3. Tế nhị là ý thức về mức độ trong tất cả mọi lãnh vực chứ không chỉ trong cử chỉ xã giao.

Thật vậy, không có gì bực mình hơn là một người nào đó mà ta không ưa lại cứ vỗ vai, vỗ lưng ta rồi buông ra những tiếng mày, tao suồng xã mỗi lần gặp mặt. Ngay cả giữa những người bạn thân với nhau, thì một sự " hồn nhiên " quá đáng cũng có hại nhiều hơn là có lợi .

4. Tế nhị không bao giờ là sự giả dối, thủ đoạn, những cái mà người ta khinh ghét nhất.

Giữa tế nhị với sự khôn vặt, giả dối có một lằn ranh nhất định.

Tính tế nhị đi liền với sự chân thành và lòng tôn trọng người khác .

Người tế nhị cũng là người khiêm tốn. Không kín đáo đến mức khó hiểu, biết im lặng khi cần thiết. Không xúc phạm đến lòng tự trọng của người khác, cũng không tò mò thóc mách, không chế giễu người khác trước mặt cũng như sau lưng - ngược lại - Tế nhị cũng không phải bày tỏ lòng quan tâm quá mức cần thiết . Có những cái vặt vãnh mà ta đừng nên xem thường, như không nên tự tiện lục túi, đọc trộm nhật ký và lưu bút, thư riêng v.v..

Nhưng tuyệt nhiên tế nhị không đối lập với tính nguyên tắc, không đối lập với lòng can đảm đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, đặc biệt là đối với những vấn đề lập trường, quan điểm sống, quan điểm đạo đức.

Cần phải biết phản ứng đúng lúc đối với những điều xúc phạm con người - vì đó cũng là một sự tế nhị với yêu cầu cao nhất - Chúng ta cần có sự tế nhị mang tính nguyên tắc chứ không cần sự tế nhị bao che đơn giản ...

Con người tế nhị bao giờ cũng mang vẻ đẹp của lòng nhân hậu, tinh thần cao thượng và sự hiểu biết giàu có trong đời sống.
 


 
Suy ngẫm
  Việt Nam hãy đi trước Trung quốc  
  Việt Nam tinh hoa đạo đức - tác giả Bùi Ngọc Sơn  
  Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển  
  Vô minh là căn bản của sanh tử  
  Vô thường & Vô ngã  
  Vui và buồn  
  Xem tướng tuyển người phù hợp cho công việc  
  Xin lỗi & tha thứ & cảm ơn  
  Xử sự thế nào trước những lời phê bình?  
  Ý Niệm Về Hạnh Phúc Là Những Chướng Ngại Của Hạnh Phúc  
  Ý đẹp  
  Yêu  
  Yêu một người  
  Yêu thương bản thân  
  Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn  
  Yêu và hiểu  
  Ðâu là điểm mạnh của bạn ?  
  Ðấu Quyền Anh  
  Ðau đớn  
  Ðến cuối đời, có gì để tiếc?  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần I: Những thuật căn bản để dẫn đạo người  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần II: Sáu cách gây thiện cảm  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần III: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần V: Phép nhiệm mầu  
  Đàn ông khác đàn bà  
  Đàn ông thực sự nghĩ gì?  
  Đất nước lớn lên  
  Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt  
  Để cuộc sống luôn đúng nghĩa  
  Để dân trao quyền mà không mất quyền  
  Để khỏe hơn vua Càn Long  
  Để luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh  
  Để lương tâm được bày tỏ  
  Để trở thành người tốt hơn  
  Để “Sở Hữu” Hạnh phúc - Giản Tư Trung  
  Đến một lúc  
  Đến một lúc...  
  Điều chúng tôi không nói  
  Điều gì có ích cho ta vào lúc chết?  
  Điều học được từ cuộc sống  
  Điều kỳ diệu trong cuộc sống  
  Điều kỳ diệu từ cách nhìn cuộc sống  
  Điều nghịch lý của ngày nay  
  Điều quan trọng không phải bạn là ai mà là bạn ở bên cạnh ai  
  Đoản khúc của cuộc đời  
  Đoạn đức, Ân đức và Trí đức - Quyền lực của nhà lãnh đạo  
  Đọc và suy ngẫm bạn nhé..  
  Đọc để sống  
  Đối diện khổ đau  
  Đời sống bên kia cửa tử  
  Đời đẹp hay cách nhìn đẹp  
  Đơn giản và phức tạp  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 01: Định mệnh  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 02: Một nhà Phù thủy xứ Ai Cập  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 03: Người Đạo sĩ trên bờ sông Adyar  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 04: Khoa Yoga thắng đoạt Tử Thần  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 05: Người tu sĩ suốt đời không nói  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 06: Nhà lãnh đạo tinh thần miền Nam  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 07: Ngọn đồi thiêng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 08: Tu sĩ và Thuật sĩ  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 09: Vị Pháp sư thành Ba Nại La  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 10: Đời người khắc trên tinh tú  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 11: Một cuộc gặp gỡ lạ lùng  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 12: Đạo viện trong rừng thẳm  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 13: Những chân lý diệu huyền  
  Đột phá tư duy bằng học vị là sai lầm  
  Đưa những con sao biển về nhà  
  Đức phật là bậc thầy các nhà khoa học  
  Đừng bỏ quên ước mơ của bạn.  
  Đừng chuốc lấy khổ đau  
  Đừng lệ thuộc vào hy vọng!  
  Đừng quên cái chính  
  Đừng rơi vào ma nghiệp  
  Đừng xem nhẹ mục đích làm việc  
  Đừng để sự cô đơn kiểm soát đời bạn  
  Đừng “ám sát” thời gian  
Trang 8/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau