Suy ngẫm
Tiếp thị sự tử tế

Cuộc sống này, tôi chỉ được một lần dạo qua,
Mọi điều tốt cần phải thực hiện,
Hãy để tôi làm ngay,
Vì cơ hội này sẽ không còn nữa
cho lần thứ hai đâu.

(Bài thơ được tìm thấy trong túi áo của Cố Tổng thống Abraham Lincoln khi ông bị ám sát vào ngày 14/4/1865)

Khái niệm về “việc từ thiện” (danh từ Charity – tiếng Anh) bắt nguồn từ gốc từ Latin Caritas, nghĩa là một sự yêu thương và đối xử tử tế vô hạn định đối với người khác, mà không cần phải được trả công. Từ thiện nghĩa là “tử tế”. Đối với chúng ta, đây thực sự là một khái niệm mới lạ, nhưng ở các nước phương Tây, họ đã rất quen thuộc. Ngoài ra, ngày nay, rất nhiều người lầm lẫn giữa hai khái niệm “từ thiện” và “công tác xã hội”. Sự khác biệt nằm ở nội hàm của hai từ ngữ này.

Công tác xã hội là một ngành học và nghề nghiệp chăm lo cho phát triển cộng đồng. Trong khi đó, ý nghĩa của việc từ thiện xuất hiện trong hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực của cuộc sống. Đó là tiêu chuẩn yêu cầu phải có nơi mỗi công dân trong một quốc gia, khi bước ra đời cần trang bị cho mình. Sự tử tế nằm ở chỗ, ngoài việc một cá nhân làm đúng và hết trách nhiệm của mình trong lĩnh vực nghề nghiệp hoặc nghĩa vụ công dân, họ nên vượt lên trên sự đòi hỏi này, nghĩa là làm vì yêu thương người khác, làm vì yêu nước. Ví dụ như một nhà thầu xây dựng được tin tưởng giao cho việc xây cất nhà. Nếu ông ta làm đúng trách nhiệm của mình là tuân theo bản thiết kế và tiến độ công trình, thì mọi việc sẽ rất sòng phẳng – nhà thầu này nhận tiền công và người chủ lấy căn nhà. Nhưng nếu ông nhà thầu này biết quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng, bằng cách tư vấn mua vật liệu xây dựng tốt hơn, giảm thiểu chi phí công trình, chăm lo cho nhu cầu mới, đảm bảo chất lượng công trình, thì đó lại là chuyện khác. Cung cách ứng xử này được trả bằng gì ? Ngoài uy tín nghề nghiệp và sự ra đời của một sản phẩm/dịch vụ chất lượng, đó là mối quan hệ giữa người với người và sự “được lòng”. Một cảm giác hạnh phúc xuất hiện, vì đã làm được một việc tốt cho người khác. Điều đó vô giá, không lấy gì mà so đo tính toán cho bằng.

Phục vụ là một biểu hiện rất rõ ràng của công việc từ thiện. Khái niệm này đã ăn sâu vào lề lối kinh doanh của phương Tây, khi họ biết “tiếp thị sự tử tế” (Tiếp thị Caritas). Hiển nhiên, các tập đoàn kinh tế lớn luôn chú trọng vào dịch vụ khách hàng vì đó là một hình thái khác của “tiếp thị caritas”. Vì một sự nghiệp cá nhân biết tôn trọng những giá trị nhân bản sẽ gặt hái thành công luôn mãi, một xã hội dựa trên tình thương và sự chia sẻ là một xã hội phát triển bền vững, và một đất nước “lá lành đùm lá rách” là một đất nước đoàn kết.

Ở các Đại học Mỹ, đối với những ngành học chỉ hơi mang tính “phục vụ xã hội”, như hành chính, đối ngoại, quốc phòng, xây dựng, tư vấn …, các giáo sư đã yêu cầu sinh viên thực tập “sự tử tế” này ít nhất là nửa năm, và công tác này được làm thành đề tài để chấm điểm rõ ràng. Họ được tự do chọn lựa cách thức, nơi chốn, và lĩnh vực phục vụ của mình. Nhiều sinh viên nước ngoài tình nguyện đi đến các nước đang phát triển để tiến hành “sự tử tế”. Riêng các sinh viên y khoa – là những bác sĩ và y tá tương lai – sẽ cần tối thiểu 10 năm đào tạo, trong đó có hẳn 2 năm làm công việc phục vụ. Nhiệm vụ giáo dục này chỉ nhằm mục đích khơi gợi lý tưởng và đạo đức nghề nghiệp, cũng như giúp hình thành một nhân cách lành mạnh cho xã hội, một phẩm giá vững bền.

Sự tử tế đòi hỏi những biểu hiện chân thực và yêu thương vô vụ lợi. Hiện tượng dối trá trong xã hội hiện nay – đối lập với tử tế – là một biểu hiện gây mất tin tưởng giữa con người với nhau, chia rẽ cơ cấu xã hội và mất đoàn kết dân tộc. Khi mà mọi mối quan hệ kinh doanh, phục vụ, công ích đều được tính bằng tiền, nếu không, công trình xây dựng sẽ bị rút ruột, bệnh nhân sẽ bị phân biệt đối xử, giấy tờ kinh doanh phải được bôi trơn, thì nền tảng xã hội đó gần như bị lũng đoạn bởi vật chất. Những giá trị tinh thần một khi mất đi sẽ khó có cơ hội xây dựng lại.

Bạn sẽ gọi một dân tộc có các công dân biết quan tâm và đối xử tử tế với nhau, trong mọi khía cạnh của cuộc sống – lúc hoạn nạn khó khăn, trong làm ăn buôn bán, giao tiếp, ứng xử, thực thi trách nhiệm công dân … – như thế nào ? Đó chắc hẳn phải là một dân tộc hiền lành và dễ thương.
 


 
Suy ngẫm
  Tìm kiếm những điều tốt đẹp  
  Tìm Kiếm Tình Yêu  
  Tìm việc khó hay giữ việc khó ?  
  Tình bạn & tình yêu  
  Tình bạn trong đời  
  Tinh thần phấn chấn  
  Tình thương chân thật là bình đẳng  
  Tình thương sẽ không còn - khi người ta cần ngon miệng  
  Tình yêu và chiến tranh  
  Tìm sứ mệnh  
  Tội & Phước  
  Tôi học được rằng  
  Tôi muốn nói cảm ơn...  
  Tôi sẽ ngừng than vãn!  
  Tóm tắt căn bản về Phật giáo  
  Tranh Minh Họa Kinh Nhân Quả  
  Trẻ Em Học Được Gì Từ Cuộc Sống  
  Trí thức salon?: Cái nhìn ghê gớm của Lê Thị Liên Hoan  
  Trích dịch vài danh ngôn để đời của Đức Dalai Lama  
  Trước khi  
  Từ - Bi - Hỷ - Xả  
  Tu cái miệng là tu hơn nửa đời người  
  Từ con số không!  
  Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổi  
  Tự hoàn thiện chính mình  
  Tu là cầu bình an hay sửa đổi xấu thành tốt  
  Tự nhận thức là tố chất của lãnh đạo xuất chúng  
  Tự quán chiếu bản thân  
  Tự tìm cho ta sự thảnh thơi  
  Tuổi trẻ với hạnh nhẫn nhục  
  Tuổi trẻ với lòng từ bi  
  Tuổi trẻ với vấn đề diệt dục  
  Tuổi trẻ với vấn đề giải thoát  
  Tuổi trẻ với vấn đề hổ thẹn - HT. Thích Thanh Từ  
  Tuổi trẻ với vấn đề trí tuệ  
  Tướng mệnh của người thông minh  
  Tướng mũi không lo thiếu tiền xài  
  Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức  
  Ước mơ và sự thành công  
  Văn hóa làng xã và triết lý phát triển  
  Vấn đề then chốt của người tu phật  
  Vì sao ta phải tế nhị?  
  Việt Nam hãy đi trước Trung quốc  
  Việt Nam tinh hoa đạo đức - tác giả Bùi Ngọc Sơn  
  Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển  
  Vô minh là căn bản của sanh tử  
  Vô thường & Vô ngã  
  Vui và buồn  
  Xem tướng tuyển người phù hợp cho công việc  
  Xin lỗi & tha thứ & cảm ơn  
  Xử sự thế nào trước những lời phê bình?  
  Ý Niệm Về Hạnh Phúc Là Những Chướng Ngại Của Hạnh Phúc  
  Ý đẹp  
  Yêu  
  Yêu một người  
  Yêu thương bản thân  
  Yêu thương người khác là cách thức tốt đẹp nhất để yêu thương bản thân bạn  
  Yêu và hiểu  
  Ðâu là điểm mạnh của bạn ?  
  Ðấu Quyền Anh  
  Ðau đớn  
  Ðến cuối đời, có gì để tiếc?  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần I: Những thuật căn bản để dẫn đạo người  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần II: Sáu cách gây thiện cảm  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần III: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần IV: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý  
  Đắc Nhân Tâm - Dale Carnegie - Phần V: Phép nhiệm mầu  
  Đàn ông khác đàn bà  
  Đàn ông thực sự nghĩ gì?  
  Đất nước lớn lên  
  Đề cao mình quá khiến bạn không sáng suốt  
  Để cuộc sống luôn đúng nghĩa  
  Để dân trao quyền mà không mất quyền  
  Để khỏe hơn vua Càn Long  
  Để luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh  
  Để lương tâm được bày tỏ  
  Để trở thành người tốt hơn  
  Để “Sở Hữu” Hạnh phúc - Giản Tư Trung  
  Đến một lúc  
  Đến một lúc...  
  Điều chúng tôi không nói  
  Điều gì có ích cho ta vào lúc chết?  
  Điều học được từ cuộc sống  
  Điều kỳ diệu trong cuộc sống  
  Điều kỳ diệu từ cách nhìn cuộc sống  
  Điều nghịch lý của ngày nay  
  Điều quan trọng không phải bạn là ai mà là bạn ở bên cạnh ai  
  Đoản khúc của cuộc đời  
  Đoạn đức, Ân đức và Trí đức - Quyền lực của nhà lãnh đạo  
  Đọc và suy ngẫm bạn nhé..  
  Đọc để sống  
  Đối diện khổ đau  
  Đời sống bên kia cửa tử  
  Đời đẹp hay cách nhìn đẹp  
  Đơn giản và phức tạp  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 01: Định mệnh  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 02: Một nhà Phù thủy xứ Ai Cập  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 03: Người Đạo sĩ trên bờ sông Adyar  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 04: Khoa Yoga thắng đoạt Tử Thần  
  Đông Phương Huyền Bí - Chương 05: Người tu sĩ suốt đời không nói  
Trang 8/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau