Suy ngẫm
McCain - Obama: Cuộc chiến từ hành vi không lời

Hàng triệu người dõi theo cuộc tranh luận của ứng viên Tổng thống Mỹ giữa McCain và Obama về khủng hoảng kinh tế, tiêu dùng, cuộc chiến tranh Iraq và chính sách đối ngoại. Điểm quan trọng nhất trong cuộc tranh luận là cách dùng từ ngữ, lời lẽ và cả những thông điệp không lời mà hai ứng cử mang tới cho khán giả trên toàn nước Mỹ.

Con người giao tiếp không lời thông qua nhịp điệu nói và lượng thời gian họ sử dụng để nói, cách họ mặc, cử chỉ và dáng điệu, khoảng cách và sự tiếp xúc, ngữ điệu và nét mặt. Các nghiên cứu trong lĩnh vực giao tiếp cho thấy rằng các ám hiệu không lời có thể truyền đạt tới 93% ý nghĩa của cuộc đàm luận. Các nhà lãnh đạo thành công giao tiếp hiệu quả - không chỉ bằng lời nói của họ, mà quan trọng là những hành động không lời. Vì thế để đưa ra những nhận xét xác đáng về khả năng của người lãnh đạo thông qua các cuộc tranh luận, người nghe không chỉ nghe lời họ nói mà còn phải nhìn và đọc được những hành động không lời “phát ra” từ con người họ, và người nghe sẽ sử dụng chính những ngôn ngữ không lời này để xác định ai là người đang thể hiện được khả năng, đang chứng tỏ mình chính là nhà lãnh đạo.

Giao tiếp không lời đã trở thành một thành phần mang tính quyết định trong các cuộc tranh luận Tổng thống suốt hành trình lịch sử tranh cử Tổng thống Mỹ. Năm 1960, bóng râm đã làm cho Richard M. Nixon trông gầy ốm. Năm 1988, Michael Dukakis đã bị chỉ trích vì thiếu xúc cảm và dáng điệu cứng nhắc. Trong cuộc tranh luận năm 1992, George H.W.Bush đã nhìn đồng hồ trong suốt buổi tranh luận, thể hiện sự thiếu kiên nhẫn, chán nản và thiếu sự quan tâm. Trong năm 2000, chính tiếng thở dài và cái nhướn mày của Al Gore đã làm ông mất điểm trước công chúng.

Obama: Ghi điểm từ cách nhìn thẳng

Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất là những người truyền tải được uy tín và lòng tin tới công chúng. Họ có khả năng truyền cảm hứng cho người khác. Họ kết nối mọi người với nhau và khích lệ mối quan tâm của mọi người. Họ thể hiện tình cảm. Họ được dán mác “người biết nhìn xa trông rộng”. Vẻ ngoài ốm yếu của Nixon, thiếu tình cảm của Dukakis và những sai lầm ngớ ngẩn không lời của Bush và Gore trong các cuộc tranh luận không phải là những thứ đi kèm với những nhà lãnh đạo nhìn xa trông rộng, có khả năng truyền cảm hứng và có uy tín. Các cử tri nhìn và nghe những sai lầm này trên truyền hình, và chúng cũng góp phần tạo nên thất bại cuối cùng của mỗi ứng cử viên.

Cùng nhìn lại cuộc tranh luận tổng thống lấn thứ nhất giữa Obama và McCain: Cho dù không có ai thực sự làm điều gì “sai trái”, nhưng vẫn luôn có những sơ suất không lời không thể chối cãi được, sự dị thường và sự khác biệt. Điều đầu tiên “đập” vào mắt khán giả theo dõi buổi tranh luận chính là cách mà Thượng nghị sĩ Obama luôn nói thẳng vào ống kính camera trong suốt buổi phát biểu của ông. Thông quá ánh mắt, ông rõ ràng không chỉ muốn truyền tải thông điệp của ông tới những khán giả tại hội trường ở Missippi mà còn hàng triệu khán giả đang theo dõi qua màn ảnh nhỏ. Ở gần cuối buổi tranh luận, Obama cũng vẫn nhìn thẳng vào camera khi ông nói về cha ông, về cách thức tạo dựng danh tiếng của cha ông, và về cách những người dân Hoa Kỳ có thể làm như cha ông nếu họ cố gắng.

McCain nhằm thẳng vào “ban giám khảo” và các khán giả trong hội trường. Ngay từ bài phát biểu mở đầu, có thể ông đã để lỡ cơ hội vàng trong việc kết nối với hàng triệu khán giả đang theo dõi trên TV. Vị tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ, như bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác, cần phải kết nối với những người ủng hộ ông. Obama có lẽ đã thực hiện công tác kết nối với khán giả truyền hình tốt hơn.

Sự tương phản của giọng nói

Trong buổi tranh luận, mỗi ứng cử viên đều đã ngắt lời của người kia. Sự ngắt lời thể hiện thiếu sự tôn trọng người đang nói, và cả hai ứng cử viên đều không nên cắt lời người kia quá nhiều trong các cuộc tranh luận tiếp theo.

Âm điệu giọng nói của cả McCain và Obama sử dụng khác biệt một cách kỳ lạ. Nhiều lần trong suốt cuộc tranh luận, giọng của McCain nhẹ nhàng hơn, thâm trầm hơn và bình tĩnh hơn giọng của Obama. Các nhà lãnh đạo thường sử dụng giọng nói kiểu này để làm giảm bớt các mối quan ngại của người nghe khi lắng nghe bài phát biểu của họ. Từ những mối quan ngại, bất ổn về kinh tế mà người dân Hoa Kỳ đang phải đối mặt, có thể thấy rằng McCain đã sử dụng giọng nói đó để xóa đi nỗi lo ngại của các cử tri và để cho họ thấy rằng ông không phải là một người nóng nảy, một người hấp tấp.

Ngược lại, Obama có một giọng nói khẩn thiết hơn, sắc cạnh hơn và nghiêm túc hơn. Các nhà lãnh đạo có giọng nói này khi muốn ghi một điểm quan trọng. Obama sử dụng giọng nói này để nhấn mạnh rằng đây là thời điểm quan trọng của nước Mỹ, và ông đang cố gắng thể hiện niềm tin kiên định mà các nhà lãnh đạo cần phải có để đối mặt với khoảng thời gian khó khăn đầy thách thức.

Cách thức mỗi ứng cử viên giao thiệp khi người kia đáng nói cũng rất đáng chú ý. Người tranh luận luôn trong trạng thái “sẵn sàng chiến đấu”. Thậm chí khi họ không dùng lời nói, họ cũng đang giao tiếp. Khi Obama nói, McCain hầu như nhìn thẳng một cách kiên nhẫn, dáng điệu thẳng thắn, và đôi khi mỉm cười – cố gắng không thể hiện sự bối rối hay tức giận. Tuy nhiên, trong suốt quá trình McCain nói, Obama nhìn chằm chằm vào ông, đôi khi nhìn một cách nhún nhường trước đối thủ của mình. Trông Obama như đang rối tung lên.

Hành vi không lời: mang đến thất bại nhiều hơn là thành công

Thói quen nhìn thẳng về phía trước trong lúc lắng nghe đối thủ nói của McCain giúp ông có dáng vẻ của một vị tổng Thống, như thể ông có thể điềm đạm trước bất kỳ cuộc chỉ trích nào, đợi tới lượt mình và phản hồi lại. Dáng điệu trong lúc chờ đợi của Obama đã khiến ông kém “dễ thương” hơn trước mắt công chúng, như những cái ngáp hay nhướn mày của Gore trong khi ông đang “yên lặng” chờ đợi đến lượt được nói sau khi bài phát biểu của Tổng thống Bush chấm dứt.

Trong cuộc chạy đua tranh cử Tổng thống năm nay, hành vi không lời trong suốt cuộc tranh luận chắc chắn sẽ có tác động lâu dài tới các cử tri. Theo các chuyên gia tâm lý thì những giao tiếp không lời có thể không giúp các nhà lãnh đạo tương lai giành chiến thắng nhưng nó có thể là nhân tố tạo nên sự thất bại của họ. Các ứng cử viên đôi khi phải trả một giá rất đắt từ những sai lầm của hành vi không lời.

Thất bại trong cuộc chạy đua: luôn đi kèm với sai lầm từ hành vi không lời

Xét về khía cạnh hành vi không lời, cả McCain và Obama đều làm tốt trong buổi tranh luận đầu tiên. Không có bất kỳ sai lầm ngớ ngấn không lời rõ ràng nào. Tổng thể thì Obama dường như bóng bảy và luyện tập nhiều hơn McCain. Điều này tạo nên thực tế là ông đã kết nối với khán giả truyền hình tốt hơn McCain, khiến cho nhiều người tin rằng Obama là người chiến thắng trong cuộc đua không lời. Nhưng điều này cũng không khẳng định Obama sẽ là vị tổng thống kế tiếp trong lịch sử nước Mỹ.

Người dân Hoa Kỳ đang tìm kiếm một nhà lãnh đạo đủ mạnh, tự tin, có tầm nhìn, có khả năng truyền cảm – người có thể kết nối với toàn dân. Đó có thể không phải là ứng cử viên với cách truyền đạt không lời hiệu quả nhất, nhưng lịch sử và các nghiên cứu đã chứng minh rằng ứng cử viên với sai lầm từ hành vi không lời lớn nhất sẽ không bao giờ dành chiến thắng.

 


 
Suy ngẫm
  Mỉm cười với thất bại  
  Mơ ước bình thường  
  Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh  
  Mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa  
  Một chút tính xấu tạo nên người chỉ huy tốt  
  Một kiếp người  
  Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.  
  Một số câu hỏi để giúp chúng ta khám phá chính mình.  
  Một định lý trong cuộc sống  
  Mục đích của cuộc đời  
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
  Nhân quả phần 12 – Nghiệp tái sanh  
  Nhân quả phần 13 – Nghiệp làm sao chui vào bào thai  
  Nhân quả phần 14 – Nghiệp lành của phật  
  Nhân quả phần 15 – Sau khi nhập diệt chư phật con trở lại thế gian nữa không?  
  Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?  
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau