Suy ngẫm
Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh
 

GS.TS Dương Phú Hiệp, Ảnh Trần Đông


LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới. Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên. Gặp gỡ và Đối thoại thứ Năm tuần này, là cuộc trò chuyện của GS Dương Phú Hiệp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Triết học, nguyên Tổng thư ký Hội đồng lý luận TƯ cho Cương lĩnh của Đảng xung quanh vấn đề này. Mời quí vị độc giả cùng tranh luận.

Cách đây khoảng 6 tháng, giáo sư và TS. Mai Liêm Trực đã đóng góp ý kiến với Đảng về việc chuẩn bị Đại hội XI qua kênh Vietnamnet được rất nhiều bạn đọc đồng tình. Gần đây, nhân dịp Đảng ta công bố và lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Cương lĩnh, Dự thảo Báo cáo chính trị và Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, giáo sư có thể đóng góp ý kiến gì với các Dự thảo nói trên?

GS. TS. Dương Phú Hiệp: Nếu góp ý kiến vào cả ba bản Dự thảo văn kiện của Đại hội XI thì yêu cầu phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và suy nghĩ rất nhiều, nên tôi chỉ xin góp vài ý kiến nhỏ đối với Dự thảo Cương lĩnh thôi, còn Dự thảo Báo cáo chính trị và Chiến lược xin để dịp khác.

Vâng, như thế cũng được vì thời gian Đảng lấy ý kiến của nhân dân vẫn còn. Lần này giáo sư có thể đi sâu đóng góp cho Dự thảo Cương lĩnh. Xin giáo sư cho biết mặt được và chưa được của Cương lĩnh?

- Trước hết, tôi hoan nghênh Tiểu ban tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 vì đúng như tên gọi của mình, Tiểu ban đã dày công tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh cả về mặt lý luận và thực tiễn, cả những thành tựu đã đạt được và những mặt còn hạn chế, qua đó Tiểu ban đã mạnh dạn bổ sung và phát triển nhiều luận điểm ở tất cả các phần của Cương lĩnh.

Có luận điểm của Cương lĩnh năm 1991 vẫn được giữ nguyên (nhưng tên gọi của Cương lĩnh thì không thể giữ nguyên được); có luận điểm được điều chỉnh vì thấy không còn phù hợp; có luận điểm được bổ sung. Điều đó chứng tỏ Tiểu ban và Tổ Biên tập Cương lĩnh đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhiều nhà khoa học và chuyên gia.

Thí dụ, trước đây bộ máy tuyên truyền của ta thường nói: chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và do Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; lần này Dự thảo Cương lĩnh đã sửa đổi câu nói đó cho đúng với thực tế: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh". Qua việc này tôi mong rằng những điều gì ta nói chưa chính xác thì cần phải nói chính xác hơn. Thí dụ, trong các văn kiện của Đảng vẫn thường nói: "Đảng ta là người khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới". Điều đó không đúng vì chính nhân dân ta mới là người khởi xướng sự nghiệp đổi mới được Đảng ủng hộ và lãnh đạo. Tiếc rằng điều đó vẫn chưa được sửa.

Vì Cương lĩnh năm 1991 có mặt được và mặt chưa được nên khi viết về những thành tựu đạt được trong 20 năm qua cần phải phân tích những luận điểm nào đã góp phần vào những thành tựu, những luận điểm nào chưa thực sự đổi mới nên còn cản trở quá trình đổi mới, làm hạn chế các thành tựu, chứ không nên nói chung chung rằng thành tựu đạt được trong 20 năm qua chứng tỏ sức sống mãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991.

Vừa rồi giáo sư nói: Tên của Cương lĩnh không thể giữ nguyên là vì sao?

- Năm 1991 tôi cũng trong Tổ biên tập Cương lĩnh, ngay từ lúc đó cũng đã thảo luận về vấn đề tên gọi Cương lĩnh. Lần này sau 20 năm thực hiện Cương lĩnh, Tiểu ban và Tổ biên tập Cương lĩnh cho rằng vẫn giữ tên gọi "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Tôi cho rằng quan niệm tên gọi như vậy là không hợp lý. Vì sao?

Thứ nhất, tình hình thế giới hiện nay biến đổi nhanh chóng, rất khó dự báo, vì thế mỗi Cương lĩnh cũng chỉ nên giới hạn trong khoảng 20 năm. Cương lĩnh của giai đoạn nào thì tập trung chỉ đạo hoạt động thực tiễn của giai đoạn ấy, không nên bàn về những vấn đề của một thời kỳ quá dài và nhất là quá xa xôi với hiện thực đất nước.

Thứ hai, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 trên phạm vi cả nước, còn khi nào kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta chưa thể biết. Nếu như thế thì thời kỳ đó phải kéo dài khoảng 100 năm hoặc gần 100 năm. Như vậy có nên xây dựng Cương lĩnh kéo dài 100 năm không khi chúng ta vẫn cứ giữ tên gọi: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Đó là một việc làm không cần thiết vì hiện nay có bao nhiêu việc còn cấp bách và thiết thực hơn, sao lại cứ phải xây dựng Cương lĩnh của một thời kỳ lâu dài như thế để làm gì?

Thứ ba, những nội dung cơ bản của học thuyết về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bao gồm: thực hiện chuyên chính vô sản; tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; tiến hành đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" đều là những nội dung mà Đảng ta không còn dùng nữa, không còn nói nữa.

Khi những nội dung cơ bản đó chúng ta không dùng thì tại sao ta vẫn dùng khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

Về vấn đề này, ta nên học tập Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm từ bỏ khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì họ đã khốn khổ về những nội dung nói trên.

Nếu không dùng tên gọi "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" thì giáo sư thay thế bằng tên gọi mới như thế nào?

- Tôi thử mạnh dạn đề xuất một tên gọi mới là "Cương lĩnh phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu". Tên gọi này có làm cho người Việt Nam cảm thấy xấu hổ khi tự nhận mình là nghèo nàn và lạc hậu?

Nếu ta gọi tên Cương lĩnh như thế thì có mấy điều thuận lợi sau đây:

Thứ nhất, có thói quen gọi tên đúng với bản chất của sự vật và hiện tượng. Việc sĩ diện, huyênh hoang, tự hào vì có cái tên hay nhưng không đúng với bản chất thì còn đáng xấu hổ hơn.

Thứ hai, tên gọi như thế rất sát hợp với hoàn cảnh nước ta hiện nay.

Thứ ba, nếu Đảng ta đặt tên Cương lĩnh như thế sẽ thấy rõ trách nhiệm của Đảng trong lúc này là làm cho nước ta thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu.

Thứ tư, phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt Nam đang mong muốn thoát cảnh nghèo nàn và lạc hậu và khi phù hợp với nguyện vọng của dân thì họ sẽ tích cực hưởng ứng, thực hiện Cương lĩnh của Đảng.

Khi Đảng đã thay đổi Cương lĩnh với nội dung là phát triển đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu thì phải thay đổi cả chiến lược và Báo cáo chính trị để nội dung của cả ba Dự thảo theo cùng một hướng. Lúc đó nhân dân sẽ hưởng ứng và sẽ có nhiều đóng góp ý kiến bởi vì nội dung của các văn kiện Đảng sẽ là những vấn đề thiết thực và thiết thân đối với họ. Còn nếu như vẫn cứ tiếp tục tranh cãi thời kỳ quá độ là gì, chủ nghĩa xã hội là gì, khi nào kết thúc thời kỳ quá độ, tiêu chuẩn để kết thúc thời kỳ đó là thế nào,.v.v... thì chúng ta vẫn còn loay hoay trong vòng luẩn quẩn, không có lối thoát.

Không phải ngẫu nhiên mà cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng khuyên rằng những vấn đề nào còn đang tranh cãi thì không nên đưa vào Cương lĩnh. Chúng ta nên làm theo lời khuyên đó.

Thậm chí, chúng ta nên làm theo lời dặn của Mác: "Mỗi bước tiến của cuộc vận động thực tế còn quan trọng hơn là một tá cương lĩnh". Điều đó có nghĩa là Đảng ta nên tập trung trí tuệ và sức lực vào các bước tiến trong thực tế. Những bước tiến trong thực tế mới chính là cái mà nhân dân ta cần trong lúc này. Sở dĩ cần như thế là vì hiện nay màu xám của lý luận còn đang cách xa màu xanh của thực tế đất nước.

Xin cảm ơn Giáo sư!

 


 
Suy ngẫm
  Mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa  
  Một chút tính xấu tạo nên người chỉ huy tốt  
  Một kiếp người  
  Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.  
  Một số câu hỏi để giúp chúng ta khám phá chính mình.  
  Một định lý trong cuộc sống  
  Mục đích của cuộc đời  
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
  Nhân quả phần 12 – Nghiệp tái sanh  
  Nhân quả phần 13 – Nghiệp làm sao chui vào bào thai  
  Nhân quả phần 14 – Nghiệp lành của phật  
  Nhân quả phần 15 – Sau khi nhập diệt chư phật con trở lại thế gian nữa không?  
  Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?  
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau