Suy ngẫm
Lý giải khúc mắc
 
Có một số bạn thường hay thắc mắc những vấn đề trong cuộc sống chúng ta, vì không có duyên lành để hàn huyên những khúc mắc đó trực tiếp, cho nên tôi xin phép được chia sẻ cùng các bạn thiển kiến riêng của tôi về những đề tài này chứ không có tư cách gì để giải đáp. Hy vọng các bạn cao minh hãy đóng góp ý kiến và nhận định thêm hầu làm sáng tỏ mọi khía cạnh của vấn đề để mang lại chánh tín cho cộng đồng.

Hỏi: Trong nhiều tôn giáo, có một quan niệm cho rằng sau khi chết linh hồn sẽ lên thiên đàng hoặc xuống địa ngục, điều này hư thực như thế nào ?

Đáp : Theo thiển kiến của tôi, quan niệm này gây hoang mang và vô lý vì trên thực tế con người không ai toàn thiện hoặc toàn ác, ai cũng có những điều làm tốt và điều làm xấu trong đời. Không thể nào sau khi chết con người trở nên toàn thiện và được lên thiên đàng hoặc trở nên toàn ác bị đày xuống địa ngục vĩnh viễn. Cũng như không thể nào sau khi chết liền được một vé máy bay trực tiếp lên thiên đàng hoặc bị kết tội bị đọa xuống địa ngục. Albert Einstein nói rằng " I do not believe in the God of theology who rewards good and punishes evil ".

Dựa trên tiêu chuẩn nào để xác định làm những điều như thế nào mới đủ đạo đức để lên thiên đàng hoặc ác đến mức độ nào để bị đọa địa ngục. Lấy một thí dụ điển hình, một người phạm tội giết người, theo như quan niện trên thì người ấy ắt hẳn phải bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn. Nếu thật như vậy thì Thượng Ðế rất là bất công. Chỉ một sự lầm lổi vì vô minh khống chế mà bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn. Không còn cơ hội nào khác chăng ? Mọi hành vi đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân sâu xa. Việc giết người đó thuộc về ngộ sát, hay cố sát, vì trong lúc sân hận tột độ mất tự chủ, trong giây phút ngắn ngủi đó đã bóp cò bắn chết người, rồi ngay sau đó liền tỉnh ngộ ân hận, cắn rứt lương tâm đau khổ hay là vui thú trong việc làm ác tạo đau khổ đó cho người khác. Nếu dựa trên hiện tượng giết người rồi bị đọa xuống địa ngục vĩnh viễn, không có cơ hội nào khác thì quá vô lý. Hoặc ngược lại, nếu chỉ dựa vào một số việc làm thiện trong xã hội, rồi khi chết người đó được lên thiên đàng vĩnh viễn, thật quá dể dàng vậy sao ? Đời sống vô thường ngắn ngủi, có người chết sớm, chưa làm điều gì tốt lắm hay ác lắm thì lên thiên đàng hay xuống địa ngục ? Những trẻ sơ sinh bất hạnh chết sau khi vừa mới lọt lòng mẹ, chưa làm gì điều gì tốt hoặc xấu, như vậy những trẻ ấy sẽ đi về đâu, thiên đàng hay địa ngục ?

Các tín đồ cuồng tín của Hồi Giáo tin ra nếu chết vì thánh tử đạo, như hành động ôm bom tự xác giết kẻ thù sẽ được lên thiên đàng. Họ tin rằng Thượng Đế sẽ khen thưởng và được 72 tiên nữ đồng trinh tiếp đón và phục vụ. (Điều này được ghi rõ trong kinh Koran của Hồi Giáo). Đó là Thượng Đế riêng của họ tạo ra để bào chữa cho hành vi ác đó. Bạn có thể đưa ra trăm ngàn trường hợp khác nhau và các bạn sẽ bị hoang mang và rối loạn bởi quan niệm hời hợt đó. Đó chẳng qua là một sự hứa hẹn để mê hoặc nhằm một mục đích chính trị hay tham vọng nào đó của các giáo chủ.

Sự tiến hoá tâm linh phải từ từ và phải trải qua nhiều kiếp mới có thể đạt đến toàn giác, yếu tố thời gian đóng vai trò quan trọng trong sự thanh lọc thân khẩu ý của chúng ta. Sự tiến hóa tâm linh có nhiều trình độ khác nhau từ thấp đến cao. Muốn huân tập một đức tính tốt, cần phải rèn luyện lâu dài và luôn luôn đề cao cảnh giác sự cám dỗ trong sát na, chứ không thể nào sau khi chết, bổng dưng trở thành toàn thiện được. Khi sống và sau khi chết thì tâm thức ( còn gọi thần thức, hương linh, linh hồn, spirit, mind, soul, v.v... Đó chỉ là những danh từ khác nhau, nhưng cũng chỉ là một ) và thói quen của mỗi người đều không khác gì mấy. Thế giới hiện có 6 tỷ người, 6 tỷ bản tánh khác nhau, đó là do sự huân tập trong nhiều kiếp của mỗi cá nhân. Nhân gian thường hay nói " Cha Mẹ sinh con, Trời sinh tánh ", điều đó cũng vô lý. Nếu vậy thì Ông Trời cũng quá bận rộn trong việc sinh tánh cho 6 tỷ người, tại sao sinh tính tốt cho người này, sinh tính xấu cho người kia chăng ? Ngay từ nhỏ, mỗi chúng ta đều biểu lộ những bản tánh khác biệt, cho dù anh em sống chung một nhà, học chung một trường, ăn chung cùng một thức ăn, ngủ chung một nhà, được giáo dục cùng chung cha mẹ, nhưng hai bản tánh khác nhau, vì mỗi cá nhân đều có những thói quen khác nhau đã tích lủy trong nhiều kiếp. Bản tánh khác nhau của mỗi người là do tư tưởng, tham, sân, si, ngã mạn, ích kỷ, rộng lượng, v.v... tạo thành những tánh cá biệt từ kiếp này sang kiếp khác. Bản tính của mỗi cá nhân khởi nguồn từ đâu? Theo tôi không có định nghĩa nào hay hơn như sau: "Bản tính của mỗi cá nhân xuất phát từ thói quen của tư tưởng”. Tư tưởng của mỗi cá nhân bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, như sự giáo dục trong hoàn cảnh gia đình riêng của mỗi cá nhân, bản tánh ích kỷ hay rộng lượng theo thói quen của mỗi cá nhân đã được tích lũy, v.v…Chứ không phải do Trời sinh ra tánh cho từng cá nhân.

Dựa trên định luật nhân quả, mỗi hành vi của mỗi cá nhân phải gánh lấy hậu quả tương ứng với hành vi tốt hay xấu đó. Tích lũy việc thiện nhiều, thì khi hội đủ nhân duyên thì sẽ hưởng phước, làm việc ác thì khi nhân duyên chín mùi thì sẽ bị quả báo tương ứng, đó là định luật của vũ trụ, không Thượng Ðế nào tạo ra quy luật ấy cả. Những cõi giới khác đều không ra khỏi định luật thiên nhiên đó. Cũng như định luật sức hút của trái đất do Newton khám phá. Sức hút của trái đất là trong thiên nhiên vũ trụ, chứ không phải do Newton sáng tạo ra. Bởi thế cho nên có câu " hưởng phước hết phước, thọ khổ hết khổ ". Ai cũng có làm điều tốt và vì tham, sân, si và vô minh cho nên cũng có làm điều xấu hại người. Hưởng phước hay thọ khổ đều do khi nhân duyên hội đủ yếu tố, ai cũng có lúc khổ và lúc sướng, có lúc gặp may có lúc hoạn nạn, tùy theo công đức đã tích lũy nhiều ít trong nhiều kiếp trước và kiếp hiện tại. Bởi vậy mỗi người có những hoàn cảnh khác nhau, sướng khổ, hoạn nạn, may mắn đều khác nhau là do nghiệp tích lũy của mỗi cá nhân đều khác nhau. Tự mỗi cá nhân đều có quyền lực tối hậu có thể quyết định được nghiệp quả của chính mình. Đó không phải là một niềm vinh dự và đặc ân lớn hay sao ?

Nói tóm lại, Đức Phật có thuyết rằng, " Vạn Pháp Duy Tâm ". Cảnh giới địa ngục có khác nào khi dục vọng giày xéo hành hạ mà không sao có thể thỏa mãn được. Khi thần thức ở cõi âm, nhưng tâm thức vẫn còn dính mắc những dục vọng ở cõi trần, dục vọng càng nhiều thì càng đau khổ, vì không sao có thể nào thỏa mãn được. Một khi thần thức đã cởi bỏ hết những dục vọng thấp hèn của thân xác vật lý và những tính xấu như, chấp chước, ganh tỵ, thù hằn, sân hận, si mê, phỉ báng, ngạo mạn, ác kiến, v.v... Càng cởi bỏ được càng nhiều thì càng thăng tiến lên những cõi giới cao hơn. Đó chính là cảnh giới thiên đàng. ( Trong vũ trụ có hằng hà sa số cõi giới khác nhau, chứ không riêng gì cõi giới vật lý nhỏ bé này. Mặt trời trong thái dương hệ của chúng ta là một ngôi sao và khoa học đã chứng minh rằng trong dãy ngân hà có hàng tỷ ngôi sao, các bạn nghĩ chỉ có trái đất này mới có sự sống duy nhất sao? Chưa thấy và chưa chứng minh được bằng khoa học thực nghiệm không có nghĩa là hoàn toàn không có, có phải không ? ).

Nói tóm lại, thiên đàng và địa ngục không phải là nơi chốn vật lý, đó là cảnh giới của tâm thức, do tâm tạo ra cảnh giới đó và thời gian lâu dài tùy theo sự chuyên tâm quán tưởng liên tiếp tạo tác của tâm. Tâm tham lam sẽ tạo ra cảnh giới ngạ quỷ, tâm sân hận sẽ tạo ra cảnh giới địa ngục và tâm si mê sẽ tạo ra cảnh giới súc sinh. Sau khi chết, sự sống vẫn tiếp tục trong cảnh giới mà nó hoàn toàn tùy thuộc vào thần thức của mỗi người. Tâm thanh tịnh, ít quyến luyến thân xác ở cõi trần, và những tư tưởng cao thượng đương nhiên sẽ tạo ra cảnh giới an lạc và hạnh phúc. Đó mới chính là thiên đàng và địa ngục. Nhưng tâm cũng vô thường, biến đổi, chứ không cố định vĩnh viễn, nếu tâm thức tỉnh biết cởi bỏ những ham muốn thấp hèn thì có thể chuyễn hóa từ cõi này qua cõi khác và thăng tiến lên cõi cao hơn.

 


 
Suy ngẫm
  Mai tôi đi  
  Mặt trăng và Mặt trời  
  May mắn thay chúng ta tin luật nhân quả  
  McCain - Obama: Cuộc chiến từ hành vi không lời  
  Mỉm cười với thất bại  
  Mơ ước bình thường  
  Mỗi bước tiến của thực tế quan trọng hơn một tá cương lĩnh  
  Mọi việc bạn làm đều có mục đích và ý nghĩa  
  Một chút tính xấu tạo nên người chỉ huy tốt  
  Một kiếp người  
  Một người thường đi chùa nhưng tánh tình vẫn không thay đổi.  
  Một số câu hỏi để giúp chúng ta khám phá chính mình.  
  Một định lý trong cuộc sống  
  Mục đích của cuộc đời  
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
  Nhân quả phần 12 – Nghiệp tái sanh  
  Nhân quả phần 13 – Nghiệp làm sao chui vào bào thai  
  Nhân quả phần 14 – Nghiệp lành của phật  
  Nhân quả phần 15 – Sau khi nhập diệt chư phật con trở lại thế gian nữa không?  
  Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?  
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau