Suy ngẫm
Mục đích của cuộc đời
 
Có một chàng thanh niên mang trong lòng rất nhiều dự định, đặt cho mình rất nhiều mục tiêu mà theo anh là cần phải thực hiện. Anh lập quyết tâm thật cao để thực hiện những mục tiêu đó. Tuy nhiên, dù cố gắng rất nhiều nhưng anh chẳng hoàn thành được mấy việc. Dần dần, anh cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Hôm nọ, do yêu cầu của công việc, anh thanh niên lên đường giữa buổi trưa trời nắng chang chang. Chỉ đi một lúc anh đã mệt nhoài, chân chẳng muốn bước. Thấy từ xa có một cây cổ thụ tán rộng, cành lá sum suê anh mừng lắm, cố lê chân tới gốc cây rồi ngồi nghỉ.

Đang nhăn nhó quệt những giọt mồ hôi chảy đầy trên mặt, anh thấy một nhà sư khất thực tiến tới.

Nhà sư cũng dừng lại bên gốc cây, ngồi xuống nghỉ ngơi. Trên mặt nhà sư mồ hôi cũng chảy ròng ròng, nhưng không hề thấy ông nhăn nhó, cũng chẳng thấy ông ta đưa tay lên quệt mồ hôi.

Quan sát nhà sư, người thanh niên chỉ thấy sắc mặt ông yên bình, thanh thản đến lạ, hình như những nóng bức ghê người kia không hề làm ông khó chịu chút nào.

Thấy nhà sư có vẻ thoát tục lạ thường, anh thanh niên kính trọng lắm, mở lời:

- Thưa sư, con trông sư thật lạ, dường như sư đã đắc đạo, giải thoát được khỏi những đau khổ bình thường của thế gian vậy.

Nhà sư nhìn chàng trai nói:

- Không phải sư đã đắc đạo, mà sư đã bỏ được đạo.

- Bỏ đạo? - Người thanh niên ngạc nhiên.

- Đúng vậy! Một con thuyền chở thí chủ qua dòng sông lớn, qua sông rồi, thí chủ nên bỏ con thuyền mà đi tiếp hay nên vác con thuyền theo mình để tỏ lòng biết ơn?

- Dạ, tất nhiên con phải bỏ thuyền.

- Đạo cũng giống như con thuyền kia vậy. Là công cụ đưa ta đi tìm chân lý. Thấy được chân lý rồi thì phải bỏ hết công cụ đi.

Người thanh niên thấy lời nhà sư có vẻ như không đúng, tuy nhiên anh chưa biết phản bác thế nào.

Nhìn vẻ mặt của người thanh niên, nhà sư hiểu ý, ông nói:

- Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã nói: "Ta không cần mọi người tán dương ta, mà chỉ muốn mọi người thực hành giáo pháp của ta”. Lòng từ bi của đức Phật bao la, Ngài đâu cần chúng sinh ghi nhớ công ơn của Ngài, mà chỉ mong chúng sinh thực hành giáo pháp tự vượt qua cái khổ của đời người. Giáo pháp của nhà Phật vốn đều quy về một chữ Không. Không ác, không thiện.

Anh thanh niên tròn mắt rồi anh lẩm bẩm từng lời mà nhà sư vừa nói:

- Không ác, không thiện !

Thấy thái độ của chàng thanh niên như vậy, nhà sư hỏi:

- Theo thí chủ, ác là gì ?

Bị hỏi bất ngờ, anh thanh niên hơi lúng túng, ấp úng nói:

- Theo con... theo con... ác là làm những việc trái với đạo lý như đánh, giết người … ừm... ừm... nói chung theo con ác là làm hại người khác để lợi mình, hoặc để cho mình được vui thích.

- Ác không chỉ có vậy, nhưng thí chủ hiểu như vậy cũng không sai, vậy theo thí chủ, nguyên nhân tội ác từ đâu ra?

- Dạ con không biết ạ!

- Ác do tham, sân, si mà ra. Tất cả vốn tự tâm mình cả, nếu tâm không thì không có ác! Bây giờ thí chủ có thể cho sư biết, thiện là gì không?

- Theo con, thiện là lòng tốt của con người, làm thiện là làm việc tốt cho người khác, đôi khi có thể vì người khác mà quên đi bản thân mình.

- Thiện cũng không chỉ là vậy, tuy nhiên nghĩ như vậy cũng đúng. Theo thí chủ thiện từ đâu sinh ra?

- Như giải thích của sư khi nãy, thì thiện cũng do tâm sinh chăng?

- Đúng vậy, thiện cũng từ tâm ra. Chúng ta nhìn vào ác để thấy thiện, nhìn vào thiện để thấy ác. Tự nhiên vốn không có ác, không có thiện. Ma và Phật cũng vậy. Tất cả đều do tâm động mà sinh. Để dễ hiểu hơn, ta hỏi thí chủ một câu: "Khi cầm một vật lên, dù vật đó to hay nhỏ, thí chủ sẽ nặng người thêm hay nhẹ đi ?”

- Dù vật đó như thế nào thì người con cũng sẽ nặng thêm.

- Tâm con người cũng vậy, càng động thêm càng tăng phiền não. Vì vậy con người không nên mang gánh nặng quàng vào mình, mà nên học cách bỏ đi mới là sáng suốt.

Nói xong nhà sư kết luận:

- Chúng sinh thường mong muốn cao xa, tự gây khổ cho mình. Đâu biết tâm tự nhiên vốn tự thanh tịnh, không lay động (ghi chú: là sự hay biết/ nhận biết đơn thuần mà không hề có sự đánh giá, phê bình...).

Giáo lý của nhà Phật phải từ từ mới hiểu, lại từng bước mà lên, không thể một sớm một chiều là thông. Sư và thí chủ đã có duyên mà cùng luận bàn câu chuyện, bây giờ cũng là lúc sư phải đi. Mong thí chủ suy ngẫm đôi điều, biết đâu sẽ được lợi ích gì chăng?

Nói rồi nhà sư từ biệt ra đi, bỏ lại sau lưng người thanh niên vẫn còn đang thẫn thờ với câu hỏi lớn trong đầu: "Mục đích chân thực của đời người, rốt cuộc là tìm kiếm hay bỏ đi đây?”.

Cuốn sách "Thức tỉnh Mục Đích Sống" được Diện Mục Nguyễn Văn Hạnh (Giám đốc & Người sáng lập Trung Tâm Khám phá chính mình tại Virgina, Hoa Kỳ) biên dịch và giới thiệu tới bạn đọc Việt Nam. Sau đây là đôi điều tâm sự của ông:

Trích:

Mười năm trước, với tất cả những thành công trong công việc, đời sống cá nhân và gia đình, tôi vẫn cảm thấy thiếu thốn một cái gì đó. Cảm giác bất ổn này đã làm cho tôi quay quắt, vật vã. Nhiều lần tôi đã gào lên:

"Không lẽ cuộc đời khốn khó này chỉ có bấy nhiêu thôi?"

Lúc đó, tôi không ý thức được rằng sở dĩ những cảm giác rối rắm ấy hiện diện là vì BẢN THÂN TÔI, TRONG CHIỀU SÂU, TÔI KHÔNG BIẾT MÌNH MUỐN CÁI GÌ. Tôi khổ sở vì không cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đang có. Có lúc tôi tự hỏi:

"TÔI THỰC SỰ LÀ AI?"

"TẠI SAO TÔI CÓ MẶT TRONG CUỘC ĐỜI NÀY?"

Trong thời gian ấy, tôi lại bắt đầu gặp phải những khó khăn trong công việc, trong gia đình và trong đời sống hôn nhân... mà tôi phải chịu bó tay, chẳng giải quyết được gì. Từ đó tôi dấn thân vào con đường tâm linh. Điều tôi mong lúc đấy chỉ là học được một cái gì đó để tự giúp cho mình bớt khổ, biết cách nhận diện cũng như khắc phục những tiêu cực và khuyết điểm đầy dẫy ở trong mình.

Tôi thiết nghĩ chẳng có gì sai khi con người nỗ lực đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng tôi cho rằng chúng ta khó có thể thực sự cảm thấy hạnh phúc hoặc thỏa mãn sâu xa qua những chuyện thường nhật: làm việc, giải trí, ăn, ngủ và làm tình, vì có một mục đích sâu xa hơn trong đời sống, có một chiều không gian tâm linh sâu lắng hơn vượt lên trên những ưu tư, lo lắng hạn hẹp của cá nhân mà ta chưa tiếp xúc được. Riêng tôi, cảm giác bất ổn này chỉ thực sự lắng dịu lại khi tôi bắt đầu đối diện với nỗi cô đơn lớn trong mình.

Trong mỗi người chúng ta, có một lỗ hổng lớn của tâm cảm bơ vơ, không thể lấp đầy. Nhưng nếu ta dám đặt những câu hỏi lớn, đối diện và nhìn sâu vào những cảm xúc tiêu cực đó theo những gì Eckhart Tolle đã hướng dẫn trong cuốn sách "Thức tỉnh Mục Đích Sống", thì ta sẽ vượt qua tâm cảm bơ vơ, niềm cô độc ấy.

Hết trích.

 


 
Suy ngẫm
  Muốn làm sếp, hãy học cách tự quản lý bản thân trước!  
  Muốn nhìn thấy kẻ thù lớn nhất của đời mình hãy nhìn vào gương  
  Muốn thương phải hiểu  
  Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng  
  Muôn vàn phép lạ  
  Nam nữ bình đẳng  
  Nên hồi tưởng lại những ký ức đẹp  
  Nếp sống  
  Nếu và thì...  
  Nếu....  
  Ngắm mình để khỏi bị ngắm  
  Ngẫm xem khác biệt thú vị không nhé!  
  Ngân hàng ký ức  
  Ngày hôm nay  
  Ngày mai  
  Ngày mai tươi đẹp  
  Ngày tuyệt vời nhất đời tôi  
  Nghe Phật dạy về tình yêu  
  Nghệ thuật nói chuyện của người xưa  
  Nghệ thuật sống  
  Nghĩ về nghiệp khi thân còn nặng nghiệp  
  Nghĩa tình  
  Ngộ nhận  
  Ngữ pháp sống đẹp  
  Ngủ sâu và đủ giấc, bạn sẽ cảm nhận tốt về cuộc sống  
  Người bạn thích và người bạn yêu  
  Người con Phật nhìn về gia đình  
  Người hòa đồng thì sống lâu  
  Người mạnh  
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
  Nhân quả phần 12 – Nghiệp tái sanh  
  Nhân quả phần 13 – Nghiệp làm sao chui vào bào thai  
  Nhân quả phần 14 – Nghiệp lành của phật  
  Nhân quả phần 15 – Sau khi nhập diệt chư phật con trở lại thế gian nữa không?  
  Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?  
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
  Nhìn người  
  Nhìn sự việc một cách thực tế  
  Nhìn tai đoán vận mệnh của bạn  
  Nhớ đến tôi  
  Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma  
  Những bài học từ thất bại  
  Những bài học về kinh doanh  
Trang 5/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau