Suy ngẫm
Cái Khó Bó Cái Khôn
 

Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, chúng ta ai cũng lo học câu “cái khó bó cái khôn,” vận dụng mọi phương cách để “sống còn” trong giai đoạn này. Từ việc giảm thiểu mua sắm đến việc “thắt lưng buộc bụng,” ăn uống chừng mực, bớt ghé tiệm, quán thường xuyên.

Nhất nhất mọi chuyện “chi hay tiêu” phải bị cắt xén tối đa, dù là những món cần thiết. Đó là nói về mặt vật chất.

Còn về mặt tinh thần thì sao? Chúng ta có “thắt lưng buộc bụng,” lo chay tịnh, chuyên tâm tu niệm “căng” hơn, “trú dạ lục thời” ngày đêm sáu thời? Gia đình vẫn còn sống chung “hòa bình,” “tương kính như tân,” thương yêu nhau như thuở nào hay đã “phong ba bão táp” vì thiếu hụt trong nhà?

Ông có hầm hầm khó chịu, hay gắt gỏng vì bị tù túng, không được tự do tiêu xài như trước. Riêng bà có bực bội vì phải quán xuyến số tài chính trong nhà bằng một cái “budget” (ngân sách) bị cắt trên, xén dưới? Lễ lạt sắp đến rồi, thế mà việc mua quà cho tụi nhỏ đành phải bỏ qua vì mua rồi thiếu hụt lấy đâu bù! Tết nhất đến nơi mà không dám đi đâu, cũng không dám mời ai vì lấy gì mà tặng, mà thết đãi bà con dòng họ, bạn bè thân, sơ!

Thế là bà thì càm ràm, ông thì cẩy nhẩy.Con cái khóc lóc nhì nhằng đòi mua quà cho chúng nhân ngày lễ khiến cho không khí trong gia đình thật là nặng nề, đặc cứng như sương sa, có thể lấy dao mà cắt ra được! Vậy chuyện “có tiền mua tiên cũng được” không nên xem thường!!!

Chúng ta thường quan niệm rằng lễ nghĩa, đạo đức, giá trị tinh thần mới đáng để xem trọng còn vật chất thì có chi mà phải tính toán, so đo. Ý rằng, đừng để vật chất chi phối những giá trị tinh thần dù trong bất cứ tình huống nào. Giờ thử thách đã điểm cho chúng ta thử nghiệm những niềm tin vào giá trị đạo đức mà mình lâu nay luôn lấy chúng làm kim chỉ nam cho đời sống của chính mình và gia đình.

Nếu nói rằng giá trị tinh thần, đạo đức cao cả hơn những giá trị vật chất tầm thường, thì tại sao những thiếu thốn, túng quẫn về mặt tài chánh lại khiến chúng ta “thất điên, bát đảo,” gia đình xào xáo, vợ chồng, con cái lục đục, thở than. Còn gì những lời nói “đầy lễ nghĩa mà lý lẽ lại thâm sâu” khi mình có dư, có để. Thế mới thấy rằng câu “nói dễ, làm khó” (tri dị, hành nan) không phải là một lời nói xuông tai, mát mặt.

Nếu là một người có hành trì miên mật về mặt tâm linh, chúng ta phải thấy rằng những “nội lực” mà lâu nay mình bỏ công tu tập đã đến lúc nên đem ra sử dụng.Vật chất tuy đóng một vai trò quan yếu nào đó trong đời sống, chúng không thể nào đánh đổ được những giá trị tâm linh, đạo đức. Nếu chúng ta “cho phép” điều này xảy ra, mình nên xem xét lại những công sức đã bỏ ra để nuôi dưỡng, duy trì sức mạnh tâm linh, đạo đức trong thời gian qua. Chúng ta có thực sự “ngộ” được những điều mình đã nói, hay chỉ là những sáo ngữ lặp lại, học từ người khác.

Việc giác ngộ này không phải là một danh từ chỉ ra việc chúng ta “ý thức” một sự việc gì! Giác ngộ là một trạng thái tỉnh giác khiến chúng ta “hiểu và biết” tận tường một hoàn cảnh, một công việc, một tình huống v.v.. và v.v..

Do đó, chúng ta trở thành một người trí “thấy thấu suốt” và biết mình cần phải làm gì. Đó là sự ích lợi của việc hành trì miên mật, để chúng ta luôn sáng suốt và tỉnh thức khi gặp phải những tình huống, hoàn cảnh phức tạp như hiện nay.

Sắc uẩn hay thân đang chịu những thiếu thốn, khổ đau nên nó khiến tâm (thọ, tưởng, hành, thức uẩn) luôn suy nghĩ, vọng động để thỏa mãn những nhu cầu thân đang cần. Cha đẻ của ngành phân tâm học (psycho-analysis), Sigmund Freud, gọi cái “bản năng hưởng thụ” (id) luôn đòi hỏi chúng ta phải cung phụng và thỏa mãn, dù vô lý cỡ nào, những đòi hỏi của thân. Là con người, có trí tuệ và khác xa loài vật, nên chúng ta không để cho cái “bản năng đòi hưởng thụ vô lý” kềm chế bản thân. Cho nên, trong kinh Pháp cú, Phật có dạy:

Tinh cần giữa phóng dật,
Tỉnh thức giữa ngủ mê,
Người trí như tuấn mã,
Bỏ xa con ngựa hèn
Heedful among the heedless,
wide awake amongst the slumbering,
the wise man advances as does a swift horse,
leaving a weak jade behind

Phần đông chúng ta ai cũng hiểu rằng giá trị tâm linh không phải một sớm một chiều có thể thành tựu, hoặc có thể “mua bán” nên việc tu tập, gìn giữ không thể thiếu được. Vậy tu tập tâm linh đem lại những lợi ích gì mà chúng ta phải tinh tấn hành trì miên mật?

Ai trong chúng ta cũng đều đi tìm kiếm hạnh phúc và xa lánh khổ đau. Nhưng hạnh phúc vật chất chỉ mang đến một niền vui tạm bợ, ngắn ngủi vì mọi sự vật trên thế gian này đều bị ảnh hưởng của tính luôn thay đổi (vô thường) của thế giới chúng ta đang sống. Xuân, hạ, thu, đông bốn mùa xoay chuyển theo sự vận hành của thời tiết, khí nóng và khí lạnh lưu chuyển không ngừng trên trái đất. Không có gì tồn tại mãi mà không bị hoại diệt, ngay cả chính mạng sống của chúng ta.

Mọi thứ phải kinh qua 4 chu kỳ - sinh (sinh ra), trụ (ổn định), dị (thay đổi), và diệt (hoại diệt). Hạnh phúc cũng vậy. “Con người chỉ có thể đạt được hạnh phúc tột bậc khi họ thực sự giảm những ham muốn vật chất của mình,” là lời của tài tử điện ảnh Lý Liên Kiệt. Vì nếu không biết giảm thiểu những ham muốn, khi vô thường xảy ra những gì chúng yêu quí, ham muốn nhất cũng sẽ bị hoại diệt, tiêu tan.

Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy: Người ta sẽ giảm đi hoặc sẽ hoàn toàn không chơi lừa đảo, ăn gian (cheating) nếu trước khi tham gia một cuộc chơi nào họ bắt buộc phải đọc những luật tắc về hành vi đạo đức v.v.. Rõ ràng, trước khi chúng ta làm một việc gì, xem lại những giá trị tâm linh hoặc đạo đức mà mình tin tưởng mạnh mẻ sẽ có hiệu quả giúp ta tránh bước vào những hành xử sai trái.

Đời sống thiếu thốn, khó khăn, thắt lưng buộc bụng hiện nay sẽ có thể dễ dàng khiến chúng ta dẫm đạp lên mọi giá trị đạo đức mà lâu nay mình vẫn tôn thờ. Vậy, việc quay về ôn, đọc lại những lời dạy của các bậc đạo sư, thánh hiền là vô cùng cần thiết và quan trọng, để giữ mình khỏi đánh mất chính mình.

Chúng ta đã bôn ba, lận đận suốt cuộc đời để mong tạo dựng một giá trị, uy tín đạo đức nào đó cho bản thân và gia đình; đồng thời, hy vọng để lại cho con, cháu cái gia tài tâm linh đồ sộ mà mình đã gia công bao năm tháng vun trồng và vinh danh các bậc tiền nhân, cha mẹ, ông bà đã dạy dỗ, giáo huấn chúng ta nên người. Đừng vì một phút lo sầu quẫn trí mà đạp đổ những giá trị mình đã tạo dựng bao năm qua và làm phụ lòng của các bậc tổ tiên.

Xin nhớ rằng thân người tuy quý giá nhưng đạo đức tâm linh lại càng quý giá hơn. Nên ông bà mình mới có câu: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng,” những giá trị tinh thần lúc nào cũng lâu bền hơn những giá trị vật chất. Hy vọng chúng ta ai cũng đều hiểu được lý lẻ này mà giữ mình không bị lạc hướng.

 


 
Suy ngẫm
  Cái mình MUỐN và cái mình CẦN  
  Cái nhìn hệ thống về cuộc sống  
  Cái thấy vô thường  
  Cải thiện cuộc sống  
  Cái tôi cá nhân  
  Cái tôi trong mỗi con người  
  Cái tôi và tâm hồn  
  Cái ví  
  Cảm nhận cuộc sống  
  Cảm Ơn Con  
  Cám ơn cuộc đời  
  Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân  
  Cần và kiệm  
  Cao Thượng  
  Cắt giảm chi phí hoạt động với dịch vụ thuê ngoài  
  Câu chuyện của dòng sông  
  Câu chuyện cuộc sống  
  Câu chuyện ếch và bò cạp  
  Câu chuyện về 2 hạt lúa  
  Cầu Xin  
  Cầu xin.  
  Chân lý cuộc đời  
  Chân lý tương đối  
  Chân lý tuyệt đối  
  Chẳng có ai cả - No Ajahn Chah  
  Chết có thật đáng sợ hay không?  
  Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường  
  Chìa khóa của niềm vui  
  Chiếc giày đánh rơi của Gandhi  
  Chiều dài các ngón tay tiết lộ điều gì về nhân cách của bạn?  
  Chiều dài ngón tay tiết lộ khả năng của phái mạnh  
  Chó báo oán: Kiếp trước con vật có thể là người  
  Cho một ngày mới hôm nay  
  Cho ngày hôm nay  
  Cho đi tài sản mà không tiếc, không mất  
  Chờ đợi sự sống  
  Chọn lựa....  
  Chợt nhận ra  
  Chữ nhẫn  
  Chúc buổi sáng tốt lành  
  Chúng ta chỉ nhớ được tối đa 4 thứ một lúc  
  Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào ?  
  Chúng ta đang bỏ quên những giấc mơ?  
  Chúng ta đến trần gian này để làm gì?  
  Chuyển hoá bản thân là cách chuyển hoá tốt nhất  
  Chuyến tàu cuộc đời  
  Có ba điều trong đời ...  
  Cố gắng từng chút một  
  Cơ hội của sự chối từ  
  Cơ hội luôn có sẵn  
  Có thể bạn chưa biết  
  Cõi nhân gian  
  Cõi Trung giới và thể Vía  
  Con người sợ nhất cái gì?  
  Con sông & Cây cầu  
  Công tơ mét cuộc đời  
  Cốt lõi đạo phật  
  Cột thu lôi  
  Cư sĩ với vấn đề kinh doanh làm giàu  
  Của cải lớn nhất của đời người  
  Cuộc chơi  
  Cuộc sống có đủ dài cho những lo lắng?  
  Cuộc sống lý tưởng  
  Cuộc sống phải có mục đích & ý nghĩa  
  Cuộc sống và tôi  
  Cuộc trò chuyện giữa cọp và cô gái  
  Cuộc đời của bạn  
  Cuộc đời này thật ngắn ngủi !  
  Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ....  
  Dám băng qua thử thách  
  Dẫn dắt nhân viên hành động đúng hướng  
  Danh ngôn của những nhà quản lý nổi tiếng  
  Danh ngôn về cái đẹp  
  Danh ngôn về sách  
  Danh ngôn về Thiên nhiên & Tạo hóa  
  Danh Ngôn về Tình yêu  
  Danh ngôn về Tình yêu 2  
  Dành thời gian đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa  
  Dễ và khó  
  Di chúc  
  Dòng đời  
  Duyên may và sự lựa chọn  
  EQ: Chỉ số của thành công - NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU  
  Gia sản của cuộc đời  
  Giá trị của quá khứ  
  Giá trị đồng tiền  
  Giải mã cách làm giàu của các tỷ phú  
  Giai đoạn nào là đỉnh cao của cuộc đời bạn?  
  Gian lao không làm ta nhụt chí  
  Giáo dục thừa triết lý nhưng không làm theo!  
  Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính  
  Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe  
  Giàu có  
  Gieo yêu thương để gặt yêu thương  
  Giữ tâm trong sạch  
  Gương soi  
  Habits of successful people / Những thói quen của người thành đạt  
  Hai con sói  
  Hai phút chú tâm  
  Hai thứ tự do  
Trang 3/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau