Tấm gương
Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân
 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng đang tham gia buổi thiền của giới doanh nhân. Ảnh: P.H.

Tôi có một người bạn, anh Daisuke Matsunaga, từng là phó đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Cũng như tôi, cuối tuần anh hay vào chùa Đình Quán, Hà Nội để thiền định và tu tập. Khi mới gặp anh lần đầu tôi đã rất ngạc nhiên. Tôi băn khoăn rằng một người bận bịu và có vị trí cao như anh làm sao có thời gian để đi thiền, đi tu tập.

Thay vì trả lời câu hỏi của tôi, anh hỏi lại :“Hùng ơi, có phải anh là phó giám của công ty FPT hay không”. Tôi trả lời rằng đúng (hồi đó tôi còn làm ở FPT). Anh hỏi tiếp “Anh có bận không”, Tôi nói rằng khá bận. Anh lại tiếp “Hàng ngày anh có ăn, có uống không?”. Tôi trả lời “Dĩ nhiên rồi". Daisuke Matsunaga giải thích rằng anh cũng vậy. Cũng giống tôi. Anh cũng bận, thậm chí rất bận. Nhưng anh có nhu cầu ăn. Chủ nhật mỗi tuần anh vào chùa Đình Quán để thư giãn, để tụng kinh, niệm Phật, để thiền định. "Đó là cách ăn tốt nhất" - anh nói.

Cũng từ người bạn lớn Daisuke Matsunaga này, vào năm đó, tôi đã học được rằng con người chúng ta như một chiếc ắc quy. Cơ thể chúng ta có nhu cầu nạp năng lượng. Ai cũng vậy. Lãnh đạo lại còn hơn cả thế - là những người tiêu hao năng lượng nhiều nhất, ắc quy mau hết nhất. Không thể không nạp năng lượng. Nạp năng lượng bằng cách ăn.

Sau này tìm hiểu tôi mới biết rằng ăn có 4 cách ăn. Thứ nhất là đoạn thực (hay còn gọi là đoản thực). Thứ hai là xúc thực. Thứ ba là tư thực (hay tư nghiệp thực). Thứ tư là là thức thực. Đoạn thực có nghĩa là ăn những gì thông dụng và qua miệng như thịt, cá, rau, quả… Xúc thực, tư thực và thức thực là ăn thông qua cảm giác, ý chí và quan niệm mà duy trì sinh mệnh. Về ăn, trong Câu Xá, quyển 10 có nói rõ : "1, Bồi bổ tự căn; 2, Bồi bổ đại chủng, nơi y chỉ của tự căn (tổ chức sinh lý); 3, Bồi bổ các căn khác và đại chủng. Đủ ba điều đó mới có thể gọi là ăn”. Dù là ăn thức ăn phổ thông, hay ăn bằng tinh thần lực, chỉ cần có tác dụng trên đây, đều có thể gọi là ăn.

Ăn là nạp năng lượng cho cơ thể. Ăn là để có đủ năng lượng nuôi dưỡng cơ thể. Ăn gì, ăn khi nào, ăn ở đâu, ăn bằng cách nào là rất quan trọng. Doanh nhân không chỉ cũng cần ăn và cần ăn nhiều hơn. Họ vất vả hơn, mất nhiều năng lượng hơn với núi công việc và biển lo âu. Vì họ làm việc cả ngày lẫn đêm và thực ra đoản thực (ăn qua miệng) của họ không tốt.

Bạn chắc chắn đồng ý với tôi rằng lãnh đạo các doanh nghiệp rất vất vả, rất căng thẳng. Tuy nhiên, tôi biết, bạn có thể tranh luận lại rằng doanh nhân ăn uống tốt chứ. Rằng họ thường được ăn ngon, thường được thưởng thức đủ món sơn hào hải vị. Bạn đã nhầm! Nếu bạn là doanh nhân như chúng tôi bạn mới thực sự hiểu điều này.

Doanh nhân hay lo lắng và suy nghĩ. Hầu như các doanh nhân của chúng ta vừa ăn vừa suy nghĩ. Để chuẩn bị viết bài này tôi đã cất công phỏng vấn hơn 100 doanh nhân của cả 3 miền đất nước, từ hơn 20 tỉnh và thành phố. Kết quả của nghiên cứu cho biết 79% doanh nhân vừa ăn vừa suy nghĩ hay lo âu. Họ suy nghĩ và tính toán cho mình và doanh nghiệp, cho công việc và cho tương lai của biết bao con người cùng làm ăn với họ. Nếu vừa ăn vừa suy nghĩ sẽ ảnh hưởng rất không tốt đến sức khỏe. Việc tiêu hóa không tốt. Cơ thể hấp thu thức ăn không cao. Ngoài ra đa phần doanh nhân ăn rất nhanh. Họ tiếc thời gian. Nhiều khi ăn không nhai, ăn như nuốt. Rất không tốt. Doanh nhân ăn “không hiệu quả”.

Doanh nhân hay tiếp khách. Ở Việt Nam chúng ta đã tiếp khách là hay uống bia, uống rượu (Ở các nước châu Âu, bắc Mỹ… và rất nhiều nước khác mà tôi chứng kiến: trong tiệc chiêu đãi ai uống gì thì uống. Có chăng chỉ là 1 ly nâng cốc đầu tiên. Không ai không ở đâu ép uống như ở ta). Trong các bữa tiếp khách doanh nhân Việt Nam thường phải uống. Nhiều khi uống quá sức mình. Nhiều người khó tin rằng trong các bữa ăn “thịnh soạn” đó nhiều khi chúng tôi không được ăn thứ mình muốn, không được uống thứ mình thích. Thường khách muốn gì chúng ta chiều thứ đó. Hơn nữa doanh nhân thường ăn quá nhiều chất đạm, thiếu chất xơ, thiếu rau,... Doanh nhân ăn uống không khoa học. 83% người được phỏng vấn đã khẳng định chuyện này.

Nói về ăn của doanh nhân, tôi không quên một bữa trưa mời một vị lãnh đạo. Anh nói rằng anh thích uống rượu vang. Vậy là vang được gọi ra. Có 2 người. Bữa trưa. Uống hết 1 chai. Uống xong anh hỏi tôi có uống nữa không. Tôi nói thật rằng: “Có khi thôi anh nhỉ, chiều phải làm việc”. Anh nổi xung: “Em mời anh ra đây ăn và uống. Thôi, không muốn thì ta trả tiền và về”. Tôi bối rối, xin lỗi, giải thích. Tôi thuyết phục lại anh và gọi thêm chai thứ hai. Cuối cùng bữa trưa đó kéo dài đến hơn 2h chiều với 3 chai vang Italy (tôi thật khó quên bữa trưa ấn tượng này vì sau đó tôi bị say và không biết gì nữa).

Ăn và uống như như những doanh nhân vẫn ăn đâu có gọi là ăn. Đây là hủy hoại cơ thể. Có người, tôi được biết, phải tự móc miệng mình cho nôn ra để rồi uống tiếp. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp nghiên cứu tìm cách uống để không say, ăn gì uống gì, thêm thuốc gì để không say khi uống. Nhiều nhà lãnh đạo tiếp khách một ngày đến 6 bữa! Thật là khổ sở!

Chuyện quá bữa của các doanh nhân là “chuyện thường ngày ở huyện”. Đã quá bữa thì đâu còn là ăn nữa. Đó là nuốt. Đó là nhét, là nhồi, là ăn cho xong bữa. Ai cũng biết đó là không tốt, thậm chí là nguy hiểm.

Trước đây các nhà lãnh đạo thường tránh những từ như là yoga, thiền, tu tập,… Và họ ít thực tập cũng như không có thời gian để làm những việc này. Ngày nay nhiều người đã hiểu giá trị của cách ăn đặc biệt này. Chính cả 4 phương pháp ăn nêu trên bị lãng quên và bây giờ đã được quan tâm. Doanh nhân cần ăn và biết ăn đúng cách để cơ thể được quân bằng mình, để não được thanh lọc sạch sẽ, để cơ thể được thải bớt các tạp chất, để trong thân và tâm của mỗi doanh nhân bớt đi sự uế tạp :cả vật chất lẫn tinh thần, cả bên trong và bên ngoài.

Trong cuốn sách nổi tiếng “Vô ngã vô ưu” (Being nobody, going nowhere), tác giả Ayya Khema đã nói rằng tâm là chủ, thân là đầy tớ. Tâm chính là bộ não của ta, là suy nghĩ của ta, là trí tuệ của ta. Còn thân chính là thể xác, là cơ thể của. Tâm điều khiển thân. Tâm làm chủ. Tâm là quan trọng nhất. Ấy vậy mà có bao nhiêu người biết quan tâm đến tâm, đến ông chủ!

Ngày nay rất nhiều doanh nhân tham gia các khóa tu tập, các chương trình yoga, thiền định. Cách nạp năng lượng này đã được rất nhiều doanh nhân thừa nhận và áp dụng. Cách ăn này đã thuyết phục được nhiều lãnh đạo, nhiều doanh nhân. Rất nhiều doanh nhân ngày nay đã trở thành Phật tử. Tôi biết rất nhiều người như vậy. Tại thành phố HCM có hẳn một CLB Doanh nhân Phật tử. Người đứng đầu tổ chức này là Chủ tịch Vina Giầy - bác Vũ Văn Chầm.

Tôi có may mắn là một trong 2 người (cùng với nghệ sĩ Thanh Bạch) được tổ chức Giá trị sống (living values) mời tham dự chương trình “Bình an tâm trí” (Peace of Mind) do học viện vì một thế giới tốt đẹp hơn (Academy for a better world) tổ chức. Chương trình diễn ra tại núi Abu, Ấn Độ. Đây là một dịp may hiếm có vì cả tôi và MC Thanh Bạch có những trải nghiệm vô cùng thú vị. Chúng tôi đã “ăn” rất nhiều, “ăn” rất khoa học, “ăn” rất thiết thực và bổ ích trong 10 ngày đáng nhớ của năm 2009.

Tham gia khóa tu tập và thiền định này là gần 300 doanh nhân, nghệ sĩ, nhà khoa học và những người bình dị. Chúng tôi đến từ 57 quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều người có tên tuổi. Có nhiều nhà khoa học, nhiều tiến sỹ, nhiều vị Chủ tịch, Tổng giám đốc và lãnh đạo các tập đoàn. Cũng có cả những nhà kinh tế, những quan chức chính phủ. Có cả bác sỹ, kỹ sư, giáo viên, cảnh sát, người làm công tác xã hội, nhà thiết kế, diễn viên, chuyên gia kỹ thuật, luật sư, nhiếp ảnh gia, cán bộ đại sứ quán, quan chức nhà nước,… Mọi người cùng nhau đến đây để “ăn”, để nạp năng lượng. Tất cả cùng ăn theo cách của mình. Lợi lộc lớn nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp – tôi có kết quả này sau khi trao đổi với họ.

Lãnh đạo cũng cần ăn. Là những người có đóng góp lớn cho cộng đồng và xã hội doanh nhân chúng ta không chỉ cần ăn mà cần ăn bằng nhiều cách. Ăn một cách thông minh. Ăn trong hạnh phúc và an bình, để có nhiều năng lượng cho chính mình và cho mọi người.

Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books

 


 
Tấm gương
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau