Tấm gương
Thế giới này không phải của ta
 
Trong một bài kinh giảng về vô ngã, đức Phật có cho một tỷ dụ như sau:

- Chư Tỳ Kheo, các thầy nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người đi nhặt cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm gì với chúng tùy theo ý họ muốn, các thầy có nghĩ rằng người ấy đi thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm gì với chúng ta tùy theo ý họ muốn chăng?

- Bạch Thế Tôn, không!

- Vì sao vậy?

- Vì những vật ấy không phải là tự ngã chúng con, cũng không phải thuộc về ngã của chúng con.”

(Trung Bộ Kinh, 22)

Nếu như ngày nay chúng ta nghe tỷ dụ với hình ảnh ấy, thì có lẽ câu trả lời của chúng ta sẽ không hoàn toàn giống y như vậy. Nếu như những nhóm cỏ đó bị thiêu đốt ở khu rừng nhiệt đới Amazon, hoặc những nhành cây ấy được thu nhặt và mang đi từ chân núi Hy mã lạp sơn, thì tôi tin chắc sẽ có nhiều người rất là bất bình. Tại sao thế? Vì châm ngôn của giới bảo vệ môi sinh ngày nay là: "Trái đất này là một báu vật chung của tất cả chúng ta. Chúng ta phải biết trân quý từng cọng cỏ, săn sóc từng nhành cây, như chúng là những sở hữu thân thiết và quý giá nhất của mình.”

Nói một cách khác, chúng ta cần mở rộng và làm lớn cái tôi của mình ra để bao trùm hết trái đất này, từ đó ta mới có thể bảo vệ và nuôi dưỡng nó được. Trái đất này là của tôi, và nếu như có ai đổ xuống những chất thải nguy hại, tôi sẽ vô cùng bất bình và sẽ phản đối như chính mình bị thương tổn vậy.

Nhưng trong giáo pháp, chúng ta nhận thấy nhiều lần đức Phật đã nhắc nhở cho ta thấy sự nguy hại của khuynh hướng đi nhận những gì làm ta và của ta, rồi bảo vệ chúng. Nó sẽ mang lại cho ta thêm khổ đau. Tôi nghĩ, cái ngã là một chiến thuật sai lầm, nó được sinh ra từ vô minh, nuôi dưỡng bởi tham ái, và được tồn tại nhờ vào sự nắm bắt những gì nó ưa thích và cho là "của mình”, và xua đuổi những gì nó ghét bỏ hoặc cho là "kẻ khác”. Thấy được điều ấy, thì khi ta nới rộng cái tôi của mình ra, có thể ta vô tình tạo nên điều kiện và nhân duyên cho những sự dính mắc và khổ đau to tát hơn chăng?

Không phải tôi nói chúng ta không nên bảo vệ môi sinh, giữ gìn cho những khu rừng già xanh mát khỏi bị tàn phá, nhưng tôi muốn nói ta nên làm với một thái độ nào, điều đó có một ảnh hưởng rất quan trọng. Trong nỗ lực bảo vệ trái đất trước những tàn phá của chính chúng ta, có biết bao nhiêu việc trước mắt cần phải làm và có lẽ sẽ rất là dài lâu. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta nên thực hành với một tuệ giác về vô ngã, hơn là bằng một thái độ "thế giới này là của tôi”.

Cũng trong cùng một bản kinh ấy, đức Phật nói: "Vì vậy, này các Tỳ Kheo, cái gì không phải của các thầy, các thầy hãy từ bỏ. Từ bỏ chúng sẽ mang lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các thầy”.

Đức Phật có một cái nhìn và tuệ giác rất sâu sắc về bản tính của con người. Ngài biết rằng, những đức tính thiện lành như là săn sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ, sẽ biểu hiện đối với những gì mình ưa thích, những gì là của mình hoặc thuộc về mình. Nhưng chính trong ta cũng biểu lộ những tính tham, sân, si khi tiếp xúc với những gì ta cho là ta hoặc sở hữu của ta. Cái ngã ấy có thể hữu dụng trong một thời gian ngắn, hoặc với một cái nhìn nhỏ bé. Nhưng cuối cùng thì cái ngã ấy sẽ là nguyên nhân mang lại cho ta khổ đau hơn là những điều tốt lành.

Ta hãy xem lại lịch sử loài người, có biết bao nhiêu ví dụ về những sự việc đã bị tàn phá cũng bởi vì chúng quá được yêu quý!

Nhưng nếu thế giới này không phải là của ta thì nó là của ai? Đức Phật đáp:

"Thử hữu cố bỉ hữu,

Thử sinh cố bỉ sinh

Thử vô cố bỉ vô

Thử diệt cố bỉ diệt”

"Vì cái này có mà cái kia có

Vì cái này sinh mà cái kia sinh

Nếu cái này không thì cái kia cũng không

Do cái này diệt mà cái kia cũng diệt”

(Kinh Trung Bộ, 115)

Đó là một công thức chung cho luật duyên khởi. Nó giúp ta thấy rõ được mối tương quan, nối liền của mọi hiện tượng, và đó cũng là một khuôn mẫu của vô ngã. Không có cái gì là thuộc về của ai hết. Không có một cái ngã nào để phải bảo vệ, vì cái này khởi sinh cho nên cái kia khởi sinh lên.

Nếu như thế giới này là tôi hay của tôi, và có ai đó đến thiêu đốt một khu rừng, chắc chắn tôi sẽ phản ứng bằng sự tức giận, căm hờn và sẽ tìm cách trả thù. Mặt khác, nếu như tôi có một thái độ vô ngã, tôi vẫn nhận thức được sự bất thiện và hậu quả khổ đau của việc làm ấy. Tôi vẫn có thể làm hết những gì mình có thể làm để thay đổi, ngăn chặn, hoặc trừng phạt người đã gây ra việc làm ấy. Nhưng sự khác biệt là hành động của tôi được hướng dẫn bởi tình thương và tuệ giác, đặt trên nền tảng của một cái nhìn rộng lớn.

Tôi nghĩ đức Phật sẽ đồng ý rằng, một thái độ này là phản ứng khôn khéo hơn thái độ kia. Và nếu ta thấy được tầm quan trọng của vấn đề trước mắt, ta sẽ biết mình đang cần đến tất cả mọi sự khôn khéo trong khả năng của mình.

Andrew Olendzki (trích Đức Phật Bên Trong – Nguyễn Duy Nhiên tuyển dịch)

 


 
Tấm gương
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau