Tấm gương
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược
Sự kiện tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 ngày 26-5 và cắt cáp tàu Viking II ngày 9-6 vừa qua đã dấy lên nỗi quan ngại về tình hình Biển Đông. Trước đó, nhiều vụ bắt bớ tàu thuyền ngư dân Việt Nam đã diễn ra khá phức tạp. Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã cật lực phản đối hành động đó của phía Trung Quốc.

Nhân dịp này, TCPL có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, để có thêm một góc nhìn mới, góp phần gìn giữ, bảo vệ biển đảo thân yêu của Tổ quốc.

Tham vọng Biển Đông

PV: Ông nhìn nhận thế nào về sự kiện tàu hải giám Trung Quốc gây rối và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, tàu Viking II ngay trong khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam?

NTB: Khi tư duy về vấn đề Trung Quốc tôi không dựa vào các sự kiện cụ thể như vậy. Những sự kiện như thế dù có xảy ra hay không, dù nó được xử lý hợp lý hay không cũng không làm thay đổi tham vọng lâu dài, chiến lược biển của người Trung Quốc. Tôi không bao giờ giải thích tham vọng của người Trung Quốc như là sự ham muốn tài nguyên ở Biển Đông, khai thác dầu lửa, tranh thủ đánh cá… bởi vì dân tộc ấy nếu có tham vọng như vậy thì họ đã làm từ lâu rồi. Tôi cho rằng vấn đề Biển Đông là vấn đề chiến lược phát triển của nước CHND Trung Hoa mà phát triển chính trị là chính. Cho nên phải xem vấn đề Biển Đông là vấn đề lâu dài, với một khát vọng không bao giờ có thể thay đổi. Không một ai, không một lực lượng nào trên thế giới này có thể khuyên người Trung Quốc từ bỏ tham vọng ấy. Chỉ có những lực lượng đủ sức mạnh trong nước và quốc tế để ngăn chặn được chứ không có bất kỳ sự khôn khéo nào có thể làm cho người Trung Quốc thức tỉnh và từ bỏ tham vọng Biển Đông.

PV: Tại sao ông đánh giá như vậy?

NTB: Bởi vì trong suốt chiều dài lịch sử hình thành các đế quốc trên thế giới, hải quân đóng một vị trí vô cùng quan trọng. Chính cái sự không phát triển hải quân của Trung Quốc làm Trung Quốc trở thành một quốc gia thua kém cả các đế quốc có qui mô bé hơn nhiều, có lực lượng nhỏ hơn nhiều. Cho nên chắc chắn ở thế kỷ này, người Trung Quốc không mắc phải sai lầm ấy nữa. Người Trung Quốc chắc chắn vĩnh viễn xem Biển Đông là vấn đề chiến lược sống còn để phát triển chính trị.

PV: Nhưng Trung Quốc vẫn có biển để tiến thẳng ra Thái Bình Dương qua biển Hoàng Hải cơ mà, tại sao họ vẫn tranh chấp ở Biển Đông để tạo ra một hình ảnh xấu như vậy, thưa ông?

NTB: Tôi đã ngồi nhiều giờ trước bản đồ khu vực để nghiên cứu và nhận ra rằng, Biển Đông có ưu thế chiến lược quân sự lớn hơn nhiều so với các vùng biển khác có liên quan tới Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta, những người Việt Nam, những người Đông Nam Á phải ghi nhớ rằng không có ai trên thế giới này có thể thuyết phục người Trung Hoa từ bỏ tham vọng Biển Đông và phải chuẩn bị một thái độ, một lực lượng, một triết lý giải quyết vấn đề Biển Đông lâu dài hơn nhiều.

Đường lưỡi bò

PV: Trung Quốc tuyên bố về đường lưỡi bò năm 2009, nhưng tất cả các nước như Việt Nam, Philippines, Indonesia…đều phản ứng rất quyết liệt. Trung Quốc dường như muốn nhìn nhận vấn đề một cách song phương, nhưng theo ông phân tích về sự sống còn đối với cả Đông Nam Á thì phải chăng vấn đề phải là đa phương?

NTB: Nói song phương hay đa phương là nói cách thức giải quyết vấn đề. Không có vấn đề song phương hay đa phương mà chỉ có phương thức giải quyết vấn đề Biển Đông bằng song phương hay bằng đa phương. Chúng ta phải phân biệt vấn đề với phương thức. Trong giải quyết vấn đề Biển Đông, theo quan điểm của tôi, phương pháp song phương là rất kém. Bởi vì không có một đối tượng đơn lẻ nào có thể thuyết phục người Trung Hoa từ bỏ tham vọng Biển Đông.

Dứt khoát phải sử dụng phương thức đa phương, mà phương thức đa phương chỉ trở thành hiện thực chừng nào tất cả các quốc gia khu vực nhận ra cái triết lý cơ bản của vấn đề này. Phải như thế mới có thể kìm hãm được, mới có thể chống lại được năng lực hiện thực hóa đường lưỡi bò (tôi dùng lại thuật ngữ của anh Chu Hảo). Đấy là điều vô cùng quan trọng. Vì thế nhiệm vụ của những cơ quan truyền thông như Tạp chí Pháp lý không phải là lên tiếng ủng hộ giải pháp này, giải pháp kia mà là nhận thức giá trị hay bản chất chiến lược của vấn đề Biển Đông để làm thức tỉnh, làm đồng thuận sự nhận thức của khu vực.

Vấn đề Biển Đông là vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là vấn đề khu vực, nhưng bước một của nó là bước khu vực hóa. Sự liên kết khu vực chính là bước đầu tiên của việc khu vực hóa vấn đề Biển Đông. Tôi không muốn sử dụng vấn đề tàu Bình Minh 02, Viking II như là một hiện tượng để lôi kéo sự chú ý của xã hội vào các hoạt động có tính chất chiến thuật. Đấy là những biểu hiện chiến thuật của một chiến lược cực kỳ ổn định và lâu dài là hiện thực hóa đường lưỡi bò.

PV: Nếu như đường lưỡi bò ấy được hiện thực hóa thì tác hại đối với Việt Nam và khu vực là như thế nào?

NTB: Nếu vấn đề đường lưỡi bò thành công trên thực tế nghĩa là cả khu vực này chui vào một cái rọ và cả khu vực này sẽ ngừng phát triển một cách toàn diện trên tất cả các khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh quốc phòng, tức là liên quan đến khái niệm độc lập dân tộc của tất cả các quốc gia trong khu vực. Với riêng Việt Nam thì điều đó có nghĩa là chúng ta bị đóng cửa, đất nước chúng ta bị nhốt, dân tộc chúng ta bị nhốt, chúng ta không có lối nào để ra cả.

Vấn đề có tính toàn cầu

PV: Nhìn trong toàn cảnh thế giới, nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông thì sẽ như thế nào?

NTB: Trung Quốc nhốt chúng ta, nhốt khu vực này vào một cái vũng, nhưng nguy cơ thì không chỉ đến với các nước bị nhốt mà nguy cơ là Trung Quốc sẽ trở thành một lực lượng thao túng thế giới. Đó là nền tảng đầu tiên, là bước một của cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu.

PV: Theo ông, đi kèm với tham vọng ở Biển Đông sẽ là sự phát triển quân sự của Trung Quốc?

NTB: Sự phát triển lực lượng vũ trang của nước CHND Trung Hoa là một việc mà người Trung Quốc không bao giờ từ bỏ. Cho nên Trung Quốc rất chậm ra sách trắng về quốc phòng và các sách trắng quốc phòng của họ không tạo cho ai một cảm giác yên tâm. Về bản chất, nếu không có sự minh bạch mang chất lượng nhà nước thì không có sách trắng cho bất kỳ lĩnh vực gì.

PV: Đây là vấn đề lâu dài mà chúng ta lại là quốc gia nhỏ so với họ, vậy chúng ta phải làm thế nào?

NTB: Đấy là một vấn đề. Nhân loại đã lầm lũi đi từ nửa cuối thế kỷ XX đến giờ để đạt được một trạng thái văn minh mới, đó là nền văn minh thương lượng. Bởi vì sự tồn tại và phát triển của mỗi một quốc gia là lệ thuộc vào nhau, thông qua thương mại, thông qua giao lưu kỹ thuật, thông qua giao lưu nghệ thuật, thông qua nhiều loại giao lưu. Và vì thế toàn cầu hóa đã trở thành một thuộc tính mang chất lượng thời đại. Cái đáng để ý nhất trong những giai đoạn tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa là những rủi ro mà nhân loại tạo ra cho nhau. Nếu nhân loại từ chối hàng hóa Trung Quốc thì nền thương mại của Trung Quốc nguy ngay, và như thế thì Trung Quốc không có cơ hội để tạo ra cái gọi là quân đội có thể khống chế thế giới.
Nếu chúng ta đủ tư cách và đủ dũng khí để đứng vững một cách độc lập, người Trung Quốc không làm gì được chúng ta. Không có lý do gì để người Trung Quốc mang quân đánh chúng ta.

PV: Nhưng cái tham vọng của họ cuối cùng cũng phải thể hiện ra ở những vụ việc cụ thể và họ sẽ từng bước như vậy để thực hiện tham vọng đó?

NTB: Trung Quốc là một dân tộc thực dụng. Nếu như chúng ta đứng vững thì họ phải tìm cách khác. Nếu cách khác cũng không giải quyết được thì họ tìm khu vực khác. Nếu cả khu vực khác cũng không giải quyết được thì bấy giờ người Trung Quốc mới đi tìm một lối sống mới để chung sống với phần còn lại của nhân loại. Cho nên phải nói rằng xét về mặt tiến bộ xã hội thì sự kiên định của những dân tộc nho nhỏ như chúng ta chính là cứu một tương lai tiêu cực của người Trung Quốc.

PV: Phải chăng theo ý ông là chúng ta không cần quá lo ngại trước những hiện tượng như vừa rồi?

NTB: Chúng ta lo ngại, nhưng chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược và một sự bền vững có chất lượng chiến lược. Một dân tộc nghiêm túc là một dân tộc phải nghiền ngẫm. Nguyễn Trãi phải mất 10 năm tự cầm mình ở Đông Quan để viết Bình Ngô sách. Vì thế cho nên tôi luôn luôn cảm động trước mọi biểu hiện của lòng yêu nước, nhưng tôi luôn chú ý và suy ngẫm sâu sắc đến vận mệnh dân tộc. Cả hai cái đều có những giá trị của nó, nhưng mỗi một giá trị có những địa vị khác nhau trong thang giá trị để cấu tạo thành một thực lực yêu nước, tức là một năng lực để giữ gìn đất nước.
 
Hợp tác quốc tế

PV: Ông nhận định như thế nào về sự hợp tác, hỗ trợ của quốc tế đối với việc bảo vệ Biển Đông của chúng ta?

NTB: Như đã trao đổi, Biển Đông và đường lưỡi bò không phải là nguy cơ của riêng Đông Nam Á, của riêng Việt Nam mà nó còn là nguy cơ toàn cầu. Tuy nhiên, trước hết nó là nguy cơ của chúng ta. Nếu chúng ta có ý thức cộng đồng, có ý thức khu vực về vấn đề ấy thì chúng ta sẽ kêu gọi và làm những lực lượng chiến lược khác có sự tin tưởng để tham gia giúp chúng ta, hỗ trợ chúng ta làm yên tĩnh khu vực này. Người ta sẽ không vào đây tổ chức chúng ta trở thành mặt trận để chống ai cả, nhưng dân tộc chúng ta biết cách tự bảo vệ thì tôi nghĩ rằng sẽ có rất nhiều người hỗ trợ, bởi vì nguy cơ này là nguy cơ của nhân loại, không phải là nguy cơ của riêng khu vực.

Như vậy, lối thoát để chúng ta giải quyết vấn đề Biển Đông không chỉ nằm trong khu vực mà còn nằm trong cả cộng đồng quốc tế. Khu vực này không có các yếu tố chiến lược để làm cân bằng thế giới. Cho nên, nhiệm vụ của khu vực này là phải lôi kéo các lực lượng để cân bằng thế giới, và khi thế giới cân bằng thì chúng ta cũng được cân bằng theo. Đây là bài toán vô cùng phức tạp. Nếu chỉ quan tâm đến những vấn đề chiến thuật thì không đủ cho vấn đề này.

PV: Những bước đi của Việt Nam trong ngoại giao để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế như ở các hội nghị Shangri-La và hội nghị ở Hà Nội đã đi đúng hướng chưa?

NTB: Về nguyên lý là đúng, nhưng cần phải khôn khéo xử lý các tình huống một cách thông minh và khoa học.

PV: Nếu như không có những sự kiện như Bình Minh 02, Vikinh II vừa rồi thì liệu lãnh đạo hay người dân chúng ta có ngủ yên trong nguy cơ lâu dài không?

NTB: Không. Tôi muốn nói đến câu chuyện nghiên cứu cơ bản và cái đó được phổ biến cho người dân. Người dân phải là người tự ý thức, người có năng lực ý thức. Phải có nhiều người dân có đủ năng lực để ý thức được vấn đề ấy, và nhiều người có năng lực ý thức chủ động sẽ làm cho mật độ những người có đủ ý thức tăng lên, đấy được gọi là sự phát triển chính trị.

PV: Điều đó đồng nghĩa với việc là đường lưỡi bò của Trung Quốc không bao giờ thành hiện thực?

NTB: Nếu chúng ta có cách duy trì thì nó không thành hiện thực được. Kiên trì việc tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của người Việt cũng là một cách. Nhân loại cũng chưa ý thức được đầy đủ sự ương bướng của người Việt trong việc tuyên bố chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa như là một giải pháp để hạn chế hay ngăn cản tham vọng của Trung Quốc về đường lưỡi bò. Đấy là cống hiến của người Việt.

PV: Như vậy thế giới chắc chắn sẽ không để yên nếu có chuyện?

NTB: Chúng ta phải sẵn sàng để cho thế giới đến chỗ chúng ta trước khi cái nhà chúng ta có thể cháy. Thùng nước phải đến kịp thời chứ không phải đến sau khi nó cháy xong rồi. Chúng ta cũng không nên nói là chúng ta yên tâm rằng đã có thế giới. Chúng ta không yên tâm gì cả. Một nhà ngoại giao Mỹ nói với tôi nguyên văn như thế này "chúng tôi không bỏ rơi các anh, nhưng chúng tôi chỉ có thể giúp khi các anh đã tự làm trước”.
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, mỗi một lực lượng phải chín chắn, phải rất tỉnh táo để tìm ra giải pháp đỡ thất thiệt nhất, nhưng quan trọng nhất là phải thống nhất thành một khối trong những vấn đề có giá trị chiến lược như Biển Đông.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này.
 
Nguồn: Tạp Chí Pháp Lý
 


 
Tấm gương
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
  Những lời dạy của đức DALAI LAMA  
  Những lời vàng của Đức Dalai Lama đời thứ 14  
  Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn  
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
Trang 2/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau