Tấm gương
Suy tư của dân thời khủng hoảng
 

Người bán hàng rong mệt ngủ trong hẻm phố Sài Gòn

Một trong hai cô tên là G, cho biết. " Tụi em mới ra bán, bữa qua lời được bảy chục ngàn, bữa nay gặp mưa coi như thua."

Trước đây một tuần, hai cô còn là công nhân lắp ráp linh kiện điện tử ở khu công nghiệp. Nay họ gia nhập đoàn quân bán hàng rong với hy vọng bám được Sài Gòn, chờ xin việc khác.

Tuy biết chuyện suy thoái kinh tế nhưng hai cô không kịp lo nghĩ những ảnh hưởng sâu rộng khác.

Bấu víu vào đâu?

Chỉ riêng ở TPHCM, thống kê chính thức cho biết có hơn 2.000 công ty, xí nghiệp chủ yếu là của Hàn Quốc đã bỏ khỏi địa bàn.

Chuyện lạ không phải là họ trốn cách nào, và "xù" bao nhiêu lương của người bán sức lao động mà cơ quan nào ở địa phương và trung ương "chìa cánh tay" trách nhiệm ra để những số phận thất nghiệp bấu víu.

Vừa qua đã có những vụ xà xẻo tiền hỗ trợ dân nghèo ăn Tết.

Nhưng người ta vẫn cho rằng thà có chính sách, thà có chuyện tham nhũng " tệ không thể tưởng" để mà xử, còn hơn là chỉ có khoảng không vô tâm.

Bên kia bờ đại dương, ở Mỹ, Tổng thống Obama gửi ra thông điệp hy vọng, "Hoa Kỳ sẽ trở lại mạnh mẽ hơn trước".

Từ Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trình bày với giới truyền thông là: "Suy thoái kinh tế vẫn chưa tới đỉnh."

Riêng ở Việt Nam, người dân hiện nay mù tịt về " lộ trình" khủng hoảng và suy thoái hiện ra sao và ở tầm mức nào.

Ở lề đường Nguyễn Thị Nhỏ thuộc quận Tân Bình, người ta thấy có thêm cái xe bán cháo lòng bình dân và cái xe bán bánh mì chả cá.

Giá một tô cháo lòng bình dân là bảy ngàn, một ổ bánh mì chả cá sáu ngàn. Việc những người trước đây có thu nhập ổn định từ các công ty xí nghiệp, nay vào đội quân kiếm sống bấp bênh đã cho thấy suy thoái kinh tế đã đụng thẳng tới tầng lớp có thu nhập thấp.

Một người ngồi ăn hàng bên lề đường nói. "Thời buổi khó khăn ai cũng bán hàng rong mong kiếm chút đỉnh tiền chợ, rồi khi ế ngồi ngó nhau mà rớt nước mắt."

Tổng cục thống kê đưa ra chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 2 tăng 1,17% so với tháng 1, tính chung hai tháng đầu năm 2009 đã tăng 1,49%.

Nhưng con số nêu trên thật ra là vô nghĩa trong thời mà các bà nội trợ đang cố sao giảm bớt các khoảng chi tiêu.

Nhưng lạ thay, cánh tay thu tiền của ngành điện lại mò vào tới tận những túi tiền eo hẹp để móc thêm. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 3, chỉ riêng giá điện của nấc thang đầu tiên dùng cho sinh hoạt đã tăng thêm năm chục đồng.

Ai cũng biết những gia đình xài điện ở nấc thang đầu tiên dưới 50kw/ tháng là dân có mức sống thế nào.

Tâm lý thời khủng hoảng

Khi Thủ tướng Việt Nam và các lãnh đạo Asean bàn phương pháp đối phó với khủng hoảng ở hội nghị cấp, cộng đồng dân cư Đông Nam Á vẫn không biết cụ thể đâu là chi tiết của lộ trình giải quyết và những dự báo đề phòng các đột biến khác.

Một ông giáo già nói:

Cuộc sống cứ trôi qua với nỗi lo không buôn người thu nhập thấp

"Thời khủng hoảng, về chi tiêu mỗi gia đình đều biết phải làm gì cho từng bữa cơm, từng ngày chi tiêu. Nhưng về tâm lý người ta cũng cần được hướng dẫn cho biết phải sống thích ứng như sao, và dự đoán là bao giờ ra khỏi đường hầm để mà chuẩn bị cho tương lai."

Trong những mảng vỡ của kinh tế xã hội do suy thoái kinh tế tạo ra, hiện nay sự tổn thương về tâm lý cũng có hậu quả có khi lớn hơn những mất mát khác.

Các diễn biến bất thường về giá vàng và những đợt rơi "kỷ lục" của chứng khoáng, đã cho thấy ngay trong lòng cuộc khủng hoảng hiện nay cũng đang có một cuộc chơi khốc liệt và có vẻ như được thao túng bởi các tay chơi bất thường.

Nhưng cái phải đối diện không phải là chuyện trồi sụt của tỷ giá ngoại hối, hay những khoản hỗ trợ của chính phủ về vốn và lãi vay cho các công ty. Vấn đề trọng tâm vẫn là tâm lý công chúng, suy tư của những người chỉ có các khoản tiền dự phòng ít ỏi.

Luật về an sinh-xã hội đã có hiệu lực từ đầu năm 2009 nhưng đó không phải áp dụng cho bối cảnh suy thoái sâu.

Những khoảng tiền kích cầu cho đại bộ phận người có thu nhập thấp đang được xử lý lúng túng giữa cách nghĩ tiền cứu trợ-từ thiện và động lực đòn bẩy kinh tế.

Ở một góc phố khác, nhiều người rủ nhau đi mua giày đổ đống. Giá tất cả các loại giày đồng giá mười ngàn đồng một đôi. Một người trong nhóm tự hỏi vì sao giày tốt như vậy mà không có nhãn mác.

Người am tường hơn thì cho rằng những mặt hàng không nhãn mác từ những xí nghiệp gia công xuất khẩu phá sản tuôn ra. Và có lẽ lần đầu tiên trong lịch sử người Việt nam có dịp chứng kiến hàng núi hàng hoá tốt và rẻ mạt trong hoàn cảnh túi không tiền.

Dù có hàng vạn nông dân không còn đất vì những dự án công nghiệp, du lịch... đủ loại, đủ cấp, cũng có người nói sẽ không tổn thất nhiều về kinh tế vì đời sống người Việt vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đó là cách nói buông trôi.

Nhưng hai cô công nhân vừa mới hùn vốn bán hột vịt lộn và những gánh hàng rong mới toanh khác thì không còn gì để buông trôi nếu họ không có việc làm ổn định trong những tháng suy thoái kinh tế được dự trù sẽ xuống tới đáy.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do hiện sống tại TP Hồ Chí Minh.


 


 
Tấm gương
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau