Tấm gương
Quyền không cho mới thực... đáng ghét

Một trong những nguồn gốc cơ bản của nạn tham nhũng, sách nhiễu là cơ chế “xin cho”. Quyền được cho, ban phát mọi thứ, từ các nguồn tài lực đến chức tước, công việc, giải quyết thủ tục … đã bị biến thành phương tiện tham nhũng. Nhưng còn một thứ "quyền" khác gây nhiều bức xúc cho người dân - quyền “không cho”!

Quyền “không cho” - Vũ khí ngầm của công chức

Ở mỗi cơ quan công quyền thực sự chỉ rất ít người có quyền “cho”, nhưgiám đốc haytrưởng phòng. Và chỉ những người này mới có thể lạm dụng trực tiếp cái quyền đó để trục lợi cá nhân.

Những bộ phận, cá nhân khác chỉ có nhiệm vụ tham mưu xử lý vụ việc, chứ không có quyền quyết định. Nhưng chính những bộ phận, cá nhân này mới gây bức xúc cho người dân hơn hết. Bởi tuy không có quyền “cho”, nhưng ai trong số họ cũng có quyền “không cho”.

Một thủ tục hành chính dù đơn giản nhất cũng phải qua vài khâu xem xét, xử lý, và người phụ trách ở mỗi khâu đều có quyền, hay chính xác hơn, có khả năng làm ách tắc hồ sơ vì đủ thứ lý do trên trời dưới đất, kể cả những lý do không hề liên quan đến hồ sơ như bận đi họp, đi học …

Vụ cán bộ địa chính phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội dạo nọ là thí dụ tiêu biểu. Chỉ một cán bộ tép riu mà đã có thể nhũng nhiễu người dân tới làm thủ tục như thế, đủ biết người dân qua được tất cả các cửa ải sẽ khổ cực đến mức nào.

Dù người ta đã đặt ra các quy trình xử lý hồ sơ cùng thời hạn giải quyết, nhưng những công chức biến chất luôn có lý do chính đáng để trì hoãn, mà thường thấy nhất là viện cớ công việc quá tải!

Hồi xưa, trong vụ Tân Trường Sanh, khi Phùng Long Thất và đám nhân viên hải quan biến chất bị bắt, bị xử tù và tử hình vì tiếp tay cho buôn lậu, các doanh nghiệp chân chính không thấy thoả mãn chút nào. Bởi thực tế, số tiền đám công chức hải quan biến chất nhận từ bọn buôn lậu để “cho phép” hàng lậu nhập cảng chẳng thấm vào đâu so với số tiền cưỡng đoạt từ các doanh nghiệp làm ăn chân chính dưới chiêu bài “bồi dưỡng”.

Nếu không có chút “bồi dưỡng” này, hàng hoá sẽ bị ách tắc ngay lập tức gây thiệt hại ghê gớm cho doanh nghiệp. Quyền “không cho” đấy!

Mỗi năm, có hàng triệu tờ khai hải quan, hàng triệu container, hàng chục triệu tấn hàng hoá xuất nhập khẩu, tất cả đều phải chi tiền ở các khâu, trong đó chủ yếu là hàng hoá đàng hoàng; số hàng lậu chỉ chiếm một phần rất, rất nhỏ. Nhưng đã có công chức hải quan nào bị xử lý hình sự vì chuyện nhận tiền “bồi dưỡng” chưa? Kể cả xử lý hành chính cũng cực kỳ hiếm hoi.

Ở các lĩnh vực khác cũng thế, số tiền tham nhũng từ việc lợi dụng quyền hạn để “cho” cái gì đó trái luật thường ít hơn nhiều so với số tiền kiếm được từ việc “không cho” cái gì đó đúng luật. Hành vi thứ nhất rủi ro hơn, dễ bị trừng phạt hơn, trong khi hành vi thứ hai rất hiếm khi bị trừng phạt.

Thậm chí, nhiều vị lãnh đạo cơ quan còn cho rằng “anh em làm việc vất vả mà lương thấp quá, thôi thì để họ kiếm tí chút bồi dưỡng, miễn là đừng quá mức khiến người ta kêu là được”. Điều này lý giải vì sao tuy lương rất thấp nhưng không công chức nào chết đói; biết lương thấp mà vẫn chạy chọt xin vào bằng được.

Như thế, cơ chế “xin - cho” có lẽ còn chưa đáng ghét bằng thủ đoạn “xin – không cho”. Cải cách thủ tục hành chính có thể triệt tiêu ngay lập tức cơ chế xin – cho ở một số lĩnh vực, chẳng hạn thay việc cấp phép bằng đăng ký. Tuy nhiên việc thủ tiêu cơ chế “xin – không cho” xem ra khó khăn hơn, vì như đã nói ở trên, các công chức luôn có lý do để biện minh cho việc chậm giải quyết nếu như bị khiếu nại (còn thông thường ít khi người dân dám khiếu nại, mà chỉ nhẫn nhục chịu đựng hoặc chi tiền cho xong).

Họ có thể làm như vậy, vì họ dựa vào vị thế “độc quyền tự nhiên” của thiết chế chính quyền. Một khi đã độc quyền, thì người ta chả việc gì phải chiều chuộng khách hàng, chả việc gì phải PR cho bản thân như các tổ chứ phi độc quyền khác.

Vì sao công chức không cần PR?

Chúng ta nói khá nhiều đến công tác dân vận – về tầm quan trọng của nó, cũng như sự yếu kém của nó trong giai đoạn hiện nay. Dân vận chính là PR trong lĩnh vực chính trị. Và dân vận đã có từ rất lâu, trước khi môn PR ra đời.

Truyền thuyết Nguyễn Trãi cho người dùng mỡ viết lên lá cây để kiến theo đó đục thủng thành dòng chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” nhằm khích lệ lòng dân là một ví dụ đặc sắc.

Còn công tác dân vận đã đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cách mạng Việt Nam thì chắc không cần phải nhắc lại. Nội một việc thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, với phương châm mà Hồ Chủ Tịch đã dặn đi dặn lại anh Văn -tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Đặt nặng chính trị hơn quân sự, coi trọng tuyên truyền hơn tác chiến”, đã nói lên điều đó.

Vậy tại sao sau khi nắm được chính quyền công tác dân vận lại yếu kém đến thế, dù về hình thức chúng ta vẫn có Ban dân vận từ trung ương tới các cấp? Và nếu như môn PR được dạy cho công chức, thì liệu có làm thay đổi được thái độ của công chức đối với người dân không?

Với câu hỏi thứ nhất, câu trả lời là: PR sẽ vô ích nếu bản thân sản phẩm kém chất lượng, và Ban dân vận thật khó thuyết phục người dân nếu các công chức trong chính quyền quá tồi tệ. Với câu hỏi thứ hai, câu trả lời là “không”, chừng nào công chức còn chưa phải nỗ lực giành lấy thiện cảm của người dân, coi đó là động lực tồn tại của mình. Lý do khá đơn giản: khi độc quyền, người ta không cần tới PR!

Khi một ngành kinh tế nào đó còn ở vị thế độc quyền, như điện, nước, bưu chính viễn thông chẳng hạn, thì ngành đó sẵn sàng cười khẩy lên mọi thứ "pi-a pi-iếc"! Điều tương tự cũng diễn ra trong các lĩnh vực khác.

Nếu như trong nhiều lĩnh vực chúng ta đã xoá được đáng kể tình trạng độc quyền, thì riêng trong lĩnh vực công quyền tình hình lại biến chuyển hết sức chậm chạp. Công quyền dường như là một lĩnh vực đặc thù, ở đó “độc quyền tự nhiên” có vẻ là điều không tránh khỏi. Chẳng thể nào có 2 hay nhiều hơn cơ quan công quyền giống nhau ở cùng một địa phương, hẳn thế! Và vì thế người dân không có quyền chọn lựa.

Dù có ghét cái tay địa chính phường đến mấy thì ông cụ khốn khổ ở phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, vẫn cứ phải đến gặp đúng tay đó để làm giấy tờ. Và nếu đã thế, thì việc gì tay cán bộ đó phải làm "pi-a" với người dân?

Xoá độc quyền, để buộc công chức phải học và làm "pi-a"

Kêu gọi công chức tu dưỡng đạo đức hầu như vô ích, khi mà sống trong sạch thì nghèo, còn biến chất thì giàu. Tăng cường giám sát, hoàn thiện quy trình làm việc để hạn chế tối đa khả năng nhũng nhiễu của công chức có vẻ khả thi hơn. Tuy nhiên điều đó chỉ có thể khiến công chức bớt sách nhiễu, chứ chưa thể khiến họ tận tâm phục vụ người dân, coi người dân như “vua” như ngành PR yêu cầu. Vậy phải làm sao?

Nếu như có cách nào đó xoá bỏ tình trạng độc quyền của công chức trong việc xử lý công việc, buộc họ chịu sự cạnh tranh, đồng thời đánh giá công chức thông qua số lượng và mức độ hài lòng của người dân được phục vụ, từ đó có chế độ đãi ngộ tương xứng như cách các công ty vẫn làm, thì có thể khiến công chức thay đổi cung cách hành xử của mình. Điều này không phải bất khả thi.

Chẳng hạn, tại một cơ quan, nếu như người dân có thể lựa chọn cán bộ tiếp nhận, thụ lý hồ sơ, thay vì luôn phải thông qua một công chức duy nhất, thì khả năng nhũng nhiễu của công chức đã giảm đáng kể.

Một ví dụ khác. Khi việc chứng giấy tờ phải thực hiện ở một phòng công chứng nhất định theo địa bàn thì người dân khổ sở hết sức, và thái độ của công chức khó có thể nói là dễ thương. Nhưng từ khi bãi bỏ quy định về địa hạt công chứng, người dân có thể chọn lựa giữa phòng công chứng này với phòng công chứng khác, thì sự độc quyền giảm đáng kể, và thái độ của công chức cũng buộc phải thay đổi: nơi nào có nhiều người dân đến sẽ thu được nhiều lệ phí hơn, và báo cáo thành tích cũng đẹp hơn! Tiếp đó, với sự xuất hiện của các phòng công chứng tư, thì sự độc quyền xưa kia trong lĩnh vực này đã hoàn toàn bị thủ tiêu.

Hoàn toàn có thể áp dụng mô hình đó cho nhiều nơi khác. Chẳng hạn, doanh nghiệp xuất nhập hàng tại cảng Sài Gòn không nhất thiết phải làm thủ tục ở chi cục Hải quan cảng Sài Gòn, mà có quyền mời hải quan chi cục nơi khác tới kiểm hoá. Số lượng hàng hoá thông quan, mức độ hài lòng của doanh nghiệp sẽ là tiêu chí đánh giá cán bộ. Việc giám sát để không có sự thông đồng vi phạm pháp luật lại là chuyện khác. Những ví dụ trên đây chỉ là gợi ý về một hướng đi.

Chỉ đến khi đó việc dạy PR cho công chức may ra mới có ý nghĩa. Và rất có thể chính các công chức tự bỏ tiền túi theo học cũng nên! Biết đâu khi đó các công ty PR lại có thêm đất dụng võ, với khách hàng mới là chính quyền các cấp!
 


 
Tấm gương
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau