Tấm gương
Những điều trường Harvard dạy và không dạy bạn
Sự ra mắt bản tiếng Việt của ba cuốn sách (mà tiêu đề đáng nhẽ phải được dịch chính xác hơn là "Trường kinh doanh Harvard") trở nên cuốn hút hơn qua cuộc trò chuyện của những người là cựu sinh viên Harvard cũng như những người đang thực sự kinh doanh và kinh doanh thành đạt.


Cuộc thảo luận với ba diễn giả (từ trái sang) Nguyễn Cảnh Bình,
 Đinh Việt Hoà và Nguyễn Hồng Trường được tổ chức tại
Trường ĐH Kinh tế quốc dânnhân dịp ra mắt bản tiếng Việt của bộ ba cuốn sách. Ảnh: TC


Học ở Harvard

Diễn giả Đinh Việt Hoà, người từng là giảng viên ĐH tổng hợp Capitol ở Philippines và đã có thời giạn học tập tại Trường kinh doanh Harvard (Harvard Business School - HBS), đã miêu tả ngôi trường nổi tiếng này như một khuôn viên cho tự nhiên và kiến thức hoà quyện.

Ở đây anh đã được tiếp cận với phương pháp học nổi tiếng của HBS - học qua các case-study, trong đó người học được khuyến khích nói lên suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng của mình, còn người dạy chỉ gợi mở và dẫn dắt cuộc tranh luận cũng như chỉ ra những ý tưởng, như suy nghĩ đột phá nhất.

Diễn giả Nguyễn Hồng Trường, GĐ Phát triển Kinh doanh và Công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam, chưa từng được học ở HBS nhưng anh chia sẻ với nguyên tắc đạo tào của ngôi trường danh tiếng này: dù làm kinh doanh hay không, trước tiên phải học làm người.

Cầm bộ ba cuốn sách trên tay và liếc qua phần mục lục, người đọc cũng có thể nhận thấy các tác giả đều muốn bắt đầu dẫn dắt độc giả bằng những câu chuyện "học làm người": cách nắm bắt, nhìn nhận, đánh giá con người; cách đối nhân xử thế; cách điều chỉnh cuộc sống... Đó là những điều mà dù không xác định trở thành nhà kinh doanh, bạn cũng vẫn nên học.

Như diễn giả Đinh Việt Hoà thông tin về những ngày đầu tiên thành lập HBS, trước câu hỏi, cũng là sự chế giễu của giới kinh doanh, rằng: làm sao có thể giảng dạy được việc kinh doanh trong trường lớp, ngôi trường này đã phải trăn trở, đấu tranh để tìm ra con đường đi riêng: giảng dạy về kinh doanh như một môn khoa học về hoàn thiện tư duy và phẩm chất con người hơn là đào tạo ra những người giỏi kiếm tiền.

Chính Philip Delves Broughton, tác giả cuốn Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn, một nhà báo danh tiếng của tờ Telegraph chuyển sang học kinh doanh, đã chia sẻ: "Tôi muốn học về kinh doanh để làm chủ vận mệnh tài chính, và quan trọng hơn, làm chủ thời gian của mình. [...] Tôi hy vọng tấm bắng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) sẽ giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về hoạt động của thế giới và có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống của mình".


Bìa của ba cuốn sách.


Học ở ngoài Harvard

Nhưng như 2/3 tựa sách đã khẳng định, có những điều kể cả HBS cũng không dạy bạn, hay chính tác giả Mark H. McCormack đã viết: "Để công bằng với Trường kinh doanh Harvard, những gì họ không dạy bạn chính là những gì họ không thể dạy được - làm sao hiểu tâm lý con người và sử dụng vốn hiểu biết đó để đạt được những điều bạn muốn".

Tác giả cũng không ngần ngại đánh giá rằng có tấm bằng MBA trong tay không đảm bảo bất cứ điều gì cho sự thành công trong kinh doanh, nếu không muốn nói là nó "đôi khi có thể ngăn cản khả năng làm chủ kinh nghiệm".

Diễn giả Nguyễn Cảnh Bình, CEO kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty sách Alpha, người từ chuyên môn hoá dầu chuyển sang làm kinh doanh, cũng cho rằng học ở nhà trường phải kết hợp với trải nghiệm cuộc sống, và thành công của mỗi người đôi khi lại được quyết định bởi những gì bạn làm ngoài giờ học.

Tỉ phủ nổi tiếng Bill Gates (người sáng lập tập đoàn Microsoft) và tỉ phú trẻ Mark Zuckerberg (người sáng lập Facebook) là những ví dụ điển hình cho những gì bạn chỉ có thể học ở ngoài trường, cho dù là một trường kinh doanh hàng đầu như HBS.

Tác giả Mark H. McCormack khẳng định: "Bài học tốt nhất bất kỳ ai cũng có thể học được từ trường kinh doanh là ý thức được những gì nhà trường không thể dạy bạn - tất cả mọi đặc tính và sự phức tạp của đời sống kinh doanh hàng ngày".

Vậy thì bạn có thể học được gì ở Trường kinh doanh Harvard? Đó là một phương pháp, một cách tư duy không chỉ có Yes hoặc No, một tinh thấn đón nhận mọi ý tưởng, mọi suy nghĩ của tất cả mọi người, theo diễn giả Đinh Việt Hoà.

Và cho dù bạn không thể đứng trong khuôn viên tuyệt đẹp của HBS, bạn vẫn có thể học được từ ngôi trường này, qua những cuốn sách nhỏ mà diễn giả Nguyễn Hồng Trường đánh giá là "được viết một cách đơn giản và dễ đọc, với những chia sẻ, những kinh nghiệm thực tế và cả những câu chuyện cuộc đời", giống như cách viết mà những người quan tâm có thể bắt gặp ở các blog của các giáo sư Trường kinh doanh Harvard.

  • Chung Hoàng

 


 
Tấm gương
  Nới rộng khung cửa sổ Việt - Mỹ nhìn vào nhau  
  Nước Mỹ sẽ không còn dọa nạt các nước khác?  
  Nước Mỹ đã sẵn sàng cho một Tổng thống da màu?  
  Ông Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Ông Lý Quang Diệu “chẩn bệnh” nước Mỹ  
  Ông trùm Donald Trump mơ làm thợ xây  
  Ông Vũ Khoan luận về ba loại quyền lực  
  Oprah: Có phải đạo Phật là con đường đi đến hạnh phúc?  
  Park Tae Joon: Có sức mạnh nhờ không tham nhũng  
  Phân bổ quyền lực sai kiềm chân quy hoạch đô thị VN  
  Phật an ủi kẻ ưu sầu  
  Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân  
  Phật tại Tâm và Phật từ Tâm  
  Phát triển lòng từ - tác giả Dalai Lama  
  Phát triển mô hình kinh doanh mới như thế nào?  
  Phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma 14  
  Qua đau khổ, khốn khó mới thấy mình hạnh phúc  
  Quốc gia nghèo đang tụt hậu  
  Quyền không cho mới thực... đáng ghét  
  Sam Walton - ông vua bán lẻ ở Mỹ  
  Sáng tạo là hành trình... cô đơn  
  Sợ nhất là dân không muốn nói nữa  
  Soichiro Honda: Không thất bại sẽ không bao giờ thành công  
  Sống chủ động trong thông tin toàn cầu  
  Sống trọn vẹn từng ngày  
  Steve Jobs & Thiền  
  Steve Jobs kể về cuộc đời và cái chết trong diễn văn bất hủ  
  Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng  
  Sử gia trực bút, dẫu chết không dời  
  Sự thật - nhìn thẳng và thấy rõ!  
  Sự tích Đức Phật A Di Đà  
  Sức mạnh của lòng từ  
  Suy giảm kinh tế, VN không phải là câu chuyện riêng biệt  
  Suy tư của dân thời khủng hoảng  
  Tadashi Yanai, người giàu nhất Nhật Bản  
  Tạm bợ và giảng dạy  
  Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN  
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau