Tấm gương
Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thayđổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.

Độ sẵn sàng

- VN mới gianhập WTO được hai nămmà nay đã phải đối mặt ngay với những thách thức ghê gớm, kinh tế qua hết đợt khó khăn này đến đợt khác, từ lạm phát sang suy thoái kinh tế...

Thứ nhất, phải tách hai vấn đề hội nhập kinh tế và suy thoái kinh tế ra, dù cả hai đều là vấn đề thời sự của nền kinh tế VN và cả nền kinh tế thế giới. Hai vấn đề này có những nguyên nhân và hậu quả riêng của mình.

Thứ hai, nói về hội nhập, câu chuyện VN hội nhậphôm nay cũng giống như nhiều nước nghèo, nước đang phát triển khác: bị cuốn vào dòng thác ầm ầm củacông cuộc toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại trên toàn cầu.

Những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi Liên xô sụp đổ, Đông Âu tan rã, công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại được bùng thổi bằng sức nóng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực CNTT, Internet và dưới sự chi phối, tác động thúc đẩy của các nước lớn, các nước giàu, là những nước đã được chuẩn bị đầy đủ để gặt hái trong môi trường kinh tế tự do cạnh tranh, lôi kéo các nước lớn bé, lôi kéo cả thế giới ào ào chạy theo.

Đến khi chạy tới một đích quan trọng là ngày 15/4/1994 ký hiệp định Marakesh thành lập WTO và WTO hoạt động từ ngày 1/1/1995, khi đó, mọi người mới trấn tĩnh lại, suy ngẫm, tính toán được - mất thì té ra cuộc chạy đua đó chủ yếu đem lại lợi ích nhiều hơn cho các nước giàu.

Các nước nghèo giật mình nhận ra rằng mình chưa ở tư thế sẵn sàng, mình chưa được chuẩn bị, chưa có khả năng khai thác được những lợi thế do toàn cầu hóa mang lại.

Có thể vì lí do đó mà sự hăng hái ban đầu của vòng đàm phán Doha và các cuộc đàm phán về Hiệp định mậu dịch tư do FTA nay đang nguội dần đi. Có phải VN đã tham gia toàn cầu hóa trong bối cảnh như vậy?

Kinh tế VN gốc rễ là kinh tế tiểu nông, mặc dù đã đạt được những thành công trong những năm Đổi mới, nhưng VN vẫn còn tên trong danh sách những nước nghèo nhất thế giới. Kinh tế VN vẫn còn là nền kinh tế yếu kém ở mọi phương diện. Tâm lý kinh tế tiểu nông, tâm lý gác cửa, giữ đồ cũ quá lâu vẫn là tâm lý phổ biến.

VN chưa được chuẩn bị và chưa có khả năng gặt hái trong môi trường kinh tế tự do cạnh tranh, và vì thế, những vấp váp trong nền kinh tế là điều rất tự nhiên. Có điều là phải biết sớm khắc phục, điều chỉnh, khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiếp tục đi trên con đường đã chọn và cũng không có khả năng rời bỏ con đường đó hoặc tìm lối đi khác hơn.

Tư duy gác cửa, giữ đồ cũ

- VN có quá trình dài hội nhập. Riêng với WTO, chúng ta có hơn 10 năm đàm phán và chuẩn bị, vậy mà ông nói chúng ta vẫn chưa sẵn sàng?

Độ sẵn sàng thể hiện ở tư duy, nhận thức, tri thức và hànhđộng.Chúng tahình như chưa hiểu lắm, hoặc cố tình chưahiểu nhữngluật chơi của nền kinh tế thế giới, nên nhiều lúc tacó cách tiếp cận vấn đề rất khác người. Nhiều lúc cách tiếp cận của ta thể hiện khá rõ tư duy gác cửa,thích giữ lâu đồ cũ của người tiểu nông.

Ví dụ, trong đàm phán về dịch vụ phân phối, cho DN nước ngoài vào tham giahệ thốngbán buôn, bánlẻ, cách tiếp cận của VN khác hẳn vớicáchtiếp cận của ngườiTrung Quốc.

Người Trung Quốc hiểu mở cửa lĩnh vực phân phối làluật chơi chung của nền kinhtế thế giới, là quyđịnh củaWTO.Đã là luật chơi chung, thì phải chủ động tiếp cận. Trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO, người Trung Quốc vừađàm phán, vừa rất khẩn trương chuẩn bị: đào tạo cán bộ, xây dựng kho hàng, cửa hàng lớn...đểđến thờiđiểm mở cửa, người nước ngoài vào làphải dựa vào hệ thống đã chuẩn bị sẵn của người Trung Quốc.

Trong khi đó, người VN khiđàm phán Hiệpđịnh Thương mại với Hoa Kỳ cũng nhưđàm phánWTO chỉ lo chốngđỡ, chỉ lo tìm mọilí dođể kéo lùi thời gian mở cửa càng lâu càng tốt và không làm gì cả.

Bây giờ, đến thời điểm mở cửa dịch vụ phân phối rồi, VN vẫnchưa chuẩn bịđược gì, cha con ngồi lo sợ. Có quan chức quản lý củaVNnói rằng ta sẽ nghiên cứu thực thi những biện pháp, quyđịnhđể hạn chế sự tràn ngậpồạt của người nước ngoài vào dịch vụbán buôn, bán lẻ.

Chúng ta quên mất rằng: Ta đã cam kết trong WTO nguyên tắc tối huệquốc, nguyên tắcđối xử quốc gia, tức là không phân biệtđối xử vớiai cả. Nay không có lí do gìđể anhđã cho công ty nước nọ mở 12 siêu thịmàcông ty nước nàychỉđược 1-2. Anh cũng không thể cho công ty trong nước mở bao nhiêu cũngđược mà với công ty nước ngoài thì hạn chế.

Thứ hai, thị trường VN lớn là lớnđối với chúng ta và với các nước nhỏ quanh ta. Các tậpđoàn phân phối lớn của thế giới chưa hềđể tâmđến thị trường phân phối VN và trước mắt họ chưa cóýđịnh nhảy vào. Không cẩn thận, cứ lập cập trongđiều hành xử lý, ta lạivấpphải sai lầm là biến thị trường VN thành nơi"đánh quả" của những loại công ty "vô danh tiểu tốt" của nước ngoài, những loại công ty vốn thích "đục nước béo cò", nhưđã từng xảy raở một số lĩnh vực kinh tế khácvừa qua.

Níu giữ và giằng co

- Với WTO, VN có thể mất gì?

VN cẩn thận không khéo sẽ mất lòng tin của thế giới vì sự chậm chạp trong triển khai các chương trình hội nhập, ì ạch mở cửa. Và cẩn thận người VN sẽ mất lòng tin vào hội nhập.

- Nói như vậy thì hội nhập sẽ đem lại được cho VNcái gì và hai năm gia nhập WTO, VN đã được những gì?

Hội nhập không phải là một cuộcđánh quả.Hội nhậplà gắn nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới để cùng phát triển. Cơ hội là ở chỗ hội nhập tạo cho mình sức ép và sân chơi để mình phát triển. Muốn thành công trên sânchơi chung đó taphải giỏi. Ở đó có nhiều người giỏi,ta không giỏi thì phải chịu thua thiệt.

Sau 2 năm là thành viên WTO, VN đã có những cái được. Cái được lớn nhất chính là dưới sức ép của hội nhập, VN đã có được mộthệ thống pháp luật từngbướcphù hợp luật chơi quốc tế, làm cơ sở cho hội nhập sâu hơn sau này.

Tuy nhiên, còn lâu VN mới có được hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, thông thoáng,đúng luật chơi trongđiều kiện toàncầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại.

Sự giằng co giữa một bên là các nhà quản lý muốn giữ "quyền" quản lývà bên kia là các DN muốn có luật chơicông bằng,thông thoáng, công khai... cho đến hôm nay, vẫn như một cuộc đấu khẩu giữa hai người đối thoại nút lỗ tai. Các quan chức ở cơ quan lập pháp thấy rõ nhưng cũng chịu bó tay.

Cái được thứ hai của 2 năm gia nhập WTO là đã nhanh chóng giúp hình thành đội ngũ DN đông đảo hàng chục vạn DN,điều màchỉ cáchđây 5 năm chúng ta không dám mơ thấy. DN non trẻ nhưng cũng đã bước đầubươn chải, vươn ra thị trường trong và ngoài nước.

Cái được thứ ba, hội nhậpđãgiúp bộc lộ kháđầy đủ những yếu kém, bất cập,cả trong nhận thức, kiến thức, trình độ quản lý, điều hành, xây dựng pháp luật mà trước đây ta chưa thấy hết vì chưa có sự đối chiếu, so sánh.

Trong dịp tổng kết cuối năm Đảng và Nhànước ta đã nhận ra và công khai nói ra những bất cập, yếu kém đó.

Cho dù đã có một số thành công, nhìn tổng thể, VN vẫn chưa ở tư thế sẵn sàng, tư thế có khả năng khai thác tốt những lợi thế do toàn cầu hóa đem lại và sự chuẩn bị của ta có lẽ phải khẩn trương hơn nhiều.

- Tâm lý kinh tế tiểu nông đã níu giữ những gì trong những bước đi của quá trình hội nhập kinh tế, thưa ông?

Cái gì cũng bị níu giữ!

Nó không cho phép ta thay đổi tư duy, nhận thức nếu ta không có dũng cảm.

Nó không cho phép ta nhìn thẳng, nhìn xa để thấy đươc những thay đổi sâu sắc trong nền kinh tế toàn cầu hóa.

Nó không cho phép ta mạnh dạn vươn tới những kiến thức, tri thức thời đại.

Nó bắt ta lúc nào cũng phải quá thận trọng trong việc "chọn lọc" những tri thức thời đại, và khi chưa "chọn lọc" được ta lại đem cái cũ ra dùng.

Vấp váp

- Xin ông nói cụ thể hơn?

Cụ thể có nhiều, xin đưa ra vài ví dụ:

Một là, khác với thế giới, làm ăn kinh tế ở VN lúc nào cũng theo phong trào. (Ta đã quen lúc nào cũng phát động phong trào?)

Chúng tađã phải trả giá quáđắt cho các phong trào xây dựng nhà máy đường, nhà máy xi măng lò đứng, nội địa hóa ngành ô tô, xe máy. Và hôm nay,VN lại đang có nhiềuphong trào khác. Tỉnh nào cũng muốn xây dựng sân bay quốc tế, cảngnước sâu, mở trườngĐH, xây dựng xưởngđóngtàu, xây dựng các trung tâm công nghệ cao... Tỉnh nào cũng có hàng chục khu công nghiệp và cả huyện nhỡ cũng có.Gầnđây lại rộ lên phong trào xây resort, đặc biệt làphong trào xây dựng các nhà máy cán thép nhiềuđến mức nếu xây dựng xongcácdựánđã kí thìđất nước hình chữ S của ta sẽ biến thành một thỏi sắt.

Giàu có như nước Mỹ mà cũng chỉ có thành phố New York là trung tâm tài chính, nghèo như VN mà đi đến chỗ nào cũng thấy kế hoạch xây dựng trung tâm tài chính, kể cả những nơi đảo xa, ngoài biển.

Cái gọi là phân cấp là rất cần thiết để tạo ra sự chủ động của các cấp, nhưng thiếu sự hướng dẫn, chỉ đạo có tầm nhìn toàn cầu, toàn quốc từ trên xuống, đang tạo ra sự cát cứ hết sức lộn xộn, đến khi thấy được sai, không biết sửa chữa thế nào, tổn thất ai chịu.

Không những trong kinh tế, trong quản lý xã hội ta cũng liên tục phát động các phong trào, có cái chỉ tồn tại dăm bữa nửa tháng.

Có lẽ phải mất thời gian dài lâu ta mới học được cách điều hành kinh tế, quản lý xã hội theo luật pháp, chứ không phải theo phong trào.

Hai là, chúng ta hội nhập là hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Trên thế giới nước nào cũng có dự báo về phát triển kinh tế. Cách làm của họ khác của ta. Thế giới dự báo căn cứ vào các tín hiệu của thị trường, của nền kinh tế. Có hẳn một hệ thống chỉ số, tín hiệu, thông tin mà thông tin chính xác hoặc gần chính xác.

Trong khi đó, ở VN, các chỉ tiêu của ta chủ yếu là theo nguyện vọng. Chỉ tiêu phát triển của ta phải đưa ra biểu quyết. Trong số những người bỏ phiếu biểu quyết, có cả những người không quan tâm, không đủ thông tin cần thiết về kinh tế, vì họ làm nghề khác. Mà tâm lý chung, ai cũng thích số to, số đẹp. Con số nào được đa số bỏ phiếu trở thành chỉ tiêu, và mọi người phải chấp hành.

Vừa qua, cả thế giới nước nào cũng gồng mình chống suy thoái, đang tìm mọi biện pháp để chống sụt giảm kinh tế, giảm mức tăng thất nghiệp. Nước nào cũng lo tăng trưởng kinh tế là âm hoặc tăngkhông đáng kể thì một loạt địa phương của ta đều bỏ phiếu quyết định chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 9-10%.

Tư duy chưa phát triển thì làm sao hành động?

- Có người nói rằng VN đã không gặp may khi mở cửa thì gặp ngay bão khủng hoảng kinh tế thế giới. Nếu mở cửa sớm hơn, tận dụng được đà đi lên của cả thế giới để phát triển, có thể câu chuyện VN bây giờ đã khác?

Việc hội nhập WTO chậm không phải là cơ hội bị bỏ lỡ đầu tiên và duy nhất của VN. Nhưng xã hội phát triển phải có giai đoạn, tư duy chưa phát triển thì làm sao mà hành động được? Đến thời điểm đó, hội nhập được đã là may mắn và phải trả bằng nhiều mồ hôi và nước mắt.

- Trừ thời điểm suy thoái kinh tế, nói chung kinh tế VN vẫn đang phát triển tốt?

Từ ngày mở cửa, kinh tế VN phát triển tốt, GDP tăng cao, xuất khẩu tăng nhanh, đời sống nhân dân cải thiện nhanh.

Ngay trong nhà tôi, dù chỉ sống bằng đồng lương hưu, sống trong sạch, ngoài lương hưu thì có thêm khoản thu nhập từ đi nói chuyện về hội nhập ở các nơi, các trường, mà tôi vẫn có đủ những thứ cần thiết như TV, tủ lạnh, máy tính. Tất cả những thứ đó đều là Made in VN cả, chỉ có điều tất cả đều mang thương hiệu nước ngoài.

Nghĩa là VN vẫn chỉ là nơi lắp ráp, làm thuê cho người nước ngoài. Trình độ của ta vẫn chỉ ở mức cầm mỏ hàn. Lời lãi chủ yếu vẫn là của người nước ngoài.

Không biết tới bao giờ những thứ vật dụng thông thường đó thực sự là của người VN, mang thương hiệu VN?

Đất nước VNđã thay đổi rất nhiều, tiến bộ nhiều, người VNthích nghi khá nhanh, nhưng cái nhanh đó chủ yếu về đời sống, còn trong cách làm ăn hình như thích nghi chậm hơn, thay đổi chậm hơn.

Trên thế giới, nói chung,nhà nước ít tiền thì tập trung lo làm đường, ưu tiên làm trước, còn ô tô thì để dân, DN làm, vì lợi ích và cạnh tranh của họ nên họ làm tốt hơn, rẻ hơn. Ở VN, ngân sách đã ít lại ôm cả, nên đường không ra đường, ô tô cũng không ra ô tô.

- Năm 2008,đầu tưFDI vào VN tăngđột biến,ở mức chưa tằng có trong lịch sử phát triểnđầu tư của VN.Điềuđó chứng tỏ môi trường của VNđã thông thoáng, thu hút các nhàđầu tư bên ngoài?

Cũng như mọi người, tôi vui khi nghe consố FDIđăng kí năm 2008. Nhưng khác với nhiều người, tôi lo nhiều hơn vui. Quan trọng không phải là consốđăng kí mà làđầu tư vàođâu, làm cái gì?

Sốđầu tưđăng kí năm 2008 có phải phần lớnvào các ngành cán thép, BĐS...?

Mấy ngày vừa qua, VietNamNetđăng loạt bàiđiều tramổ xẻ, phân tích tình hìnhđầu tư FDI vào ngành thép VN làmnhiềungười giật mình. Nếu cứ tiếp tục lập kỷ lục, lập thành tích kiểuấy, không biếtrồiđây chúng ta sẽđưa nền kinh tế VNđếnđâu, theo hướng nào? Những hậu quả của nó là gì? Ai sẽ chịu xử lý và xử lý thế nào?

Yếu kém thì phải sửa, muộn cũng phải sửa

- Xinông một vài câu ngắn gọn, bây giờ VN phải làm gì?

Mình yếu kém thì phải sửa. Muộn cũng phải sửa, dù sửa sớm hơn thì đỡ mất mát hơn.

Bỏ tính tự mãn thành tích. Khiêm tốn học hỏi, học tất cả những ai giỏi hơn mình. Tập hợp trí tuệ dân tộc. Trước đây, Bác Hồ đoàn kết với bất cứ ai sẵn sàng vì độc lập dân tộc. Nay nước nhà độc lập rồi, ta tập hợp tất cả những ai sẵn sàng cho VN phát triển.

 


 
Tấm gương
  Tạo khuôn khổ cho nhóm lợi ích  
  Thà dạy giới tính từ sớm còn hơn để trẻ "chạy lung tung"  
  Thái độ sống - Nguyễn Tất Thịnh  
  Tham nhũng giáo dục kéo lùi Việt Nam  
  Thất bại là quá trình học hỏi  
  Thế giới này không phải của ta  
  Thế nào là phật pháp?  
  Thiếu can đảm nhiều người bỏ cuộc quá sớm  
  Thiếu tầm nhìn - khó giàu  
  Thư của cố tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng  
  Thủ tướng TQ viết đơn xin việc bằng máu  
  Thuật xử thế của người xưa – 01. MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN  
  Thuật xử thế của người xưa – 02. HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA  
  Thuật xử thế của người xưa – 03. ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA...  
  Thuật xử thế của người xưa – 04. CHUYỆN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ  
  Thuật xử thế của người xưa – 05. TIẾNG ĐÀN BÀN QUỐC SỰ  
  Thuật xử thế của người xưa – 06. THUẦN VU KHÔN THỬ TÀI TRÂU KỴ  
  Thuật xử thế của người xưa – 07. QUAN DỞ ĐƯỢC KHEN, QUAN GIỎI...  
  Thuật xử thế của người xưa – 08. NHÂN VÀ TRÍ  
  Thuật xử thế của người xưa – 10. BIỂN CÁ LỚN  
  Thuật xử thế của người xưa – 11. THẾ NÀO LÀ ĂN TRỘM  
  Thuật xử thế của người xưa – 12. MẠO BIỆN CỨU TRI KỶ  
  Thuật xử thế của người xưa – 13. TÍN LĂNG QUÂN KẾT BẠN  
  Thuật xử thế của người xưa – 14. ĐẸP VÀ XẤU  
  Thuật xử thế của người xưa – 15. CÁI GHEN CỦA NÀNG TRỊNH TỤ  
  Thuật xử thế của người xưa – 16. CỐT CÁCH CỦA MỘT NHÂN TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 17. DIỆN MẠO CỦA MỘT TƯỚNG TÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 19. Khi Triệu Quát được phong tướng  
  Thuật xử thế của người xưa – 20. QUỶ CỐC THỬ TÀI HỌC TRÒ  
  Thuật xử thế của người xưa – 21. TỂ TƯỚNG ÁN ANH, QUÝ TRỌNG VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 22. HỌ CHẾT VÌ... QUẢ ĐÀO  
  Thuật xử thế của người xưa – 23. Thế nào là “Công pháp bất vị thân”  
  Thuật xử thế của người xưa – 24. VÔ CỚ HẠI NGƯỜI LÀ CÁI CỚ...  
  Thuật xử thế của người xưa – 25. MỘT BÀ HOÀNG GIỮ TIẾT  
  Thuật xử thế của người xưa – 26. KHỔNG TỬ VÀ CUỘC HÒA HỘI LỖ TỀ  
  Thuật xử thế của người xưa – 27. CÁCH HỐI LỘ VÀ NHẬN HỐI LỘ  
  Thuật xử thế của người xưa – 28. TẤM LÒNG QUẦN THẦN  
  Thuật xử thế của người xưa – 29. CUỘC CHUẨN BỊ VĨ ĐẠI  
  Thuật xử thế của người xưa – 30. LO TRONG VÀ LO NGOÀI  
  Thuật xử thế của người xưa – 31. NGƯỜI NƯỚC SỞ LÀM DẤU...  
  Thuật xử thế của người xưa – 32. HÀ BÁ CƯỚI VỢ  
  Thuật xử thế của người xưa – 33. LÀM THẾ NÀO ĐỂ DÂN ĐỒNG LOẠT  
  Thuật xử thế của người xưa – 34. KHEN CHÊ CŨNG ĐỀU CÓ TỘI  
  Tiến hoá và cách mạng để không lỡ nhịp WTO  
  Tiếng kêu của chim cú mèo  
  Tiếp thị như Dân chủ và Tiếp thị vì Dân chủ  
  Tiếp thị số và 5 phút với GS Quelch  
  Tiết kiệm từ thói quen "của đau con xót  
  Tiêu chuẩn người có học  
  Tìm hiểu về Phật giáo: danh sách 29 vị Phật trong quá khứ và tương lai  
  Tìm hiểu về Phật giáo: Phật - Bồ Tát - Chúng Sanh  
  Tìm trong vô thường  
  Tin nhắn cuối cùng sau trận động đất  
  Tín đồ doanh nhân  
  Tình bạn cao quý  
  Tình cảm đẹp của một người ăn xin  
  Tinh thần ROWAN  
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau