Tấm gương
Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực

Trong loạt chương trình của BBC mang tựa đề ‘Who Runs Your World?’, tạm dịch là ‘Ai làm chủ thế giới của bạn?’, phóng viên Lyse Doucet đã phỏng vấn Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc ông Kofi Annan.

- Ông hiện đứng đầu một tổ chức lớn nhất hoàn cầu, vậy, ai làm chủ thế giới của ông?

- Quyền lực là thứ gì đó khá mong manh, và đúng là LHQ có ảnh hưởng, có thế lực, chúng tôi định ra các tiêu chuẩn, quy định và đưa ra viễn kiến, chúng tôi hoạt động chống đói nghèo, chống AIDS, chúng tôi cũng tìm cách đặt ra ‘chuẩn’ cho các trách nhiệm cần bảo vệ. Nhưng quyền lực ngày nay bị chia sẻ, hoà tan và nằm ở rất nhiều cấp độ. Chúng tôi đúng là hoạt động ở cấp quốc tế, nhưng ở cấp địa phương, các chính phủ là những cơ quan có trách nhiệm.

Thế nhưng vào thời đại này thì các chính phủ cũng không thể hoạt động đơn lẻ được. Họ phải cùng hợp tác với khu vực tư nhân, với xã hội dân sự, với các cộng đồng thì mới hoàn tất được nhiệm vụ. Điều quan trọng thời nay, theo tôi, là không một nhà lãnh đạo nào có thể suy nghĩ hoàn toàn căn cứ vào các điều kiện địa phương. Một điều xảy ra ở địa phương có thể có tác động tới toàn thế giới, và những điều xảy ra trên bình diện toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng ngay tới một địa phương.

Vì thế, đây cũng là chuyện gây rối trí cho những người dân bình thường. Làm sao bạn có thể gặp và nói với một người làm công tại châu Phi, hay một nước đang phát triển thuộc Thế giới Thứ Ba, rằng ngày mai anh sẽ mất việc đấy, vì các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn của họ đi. Anh ta sẽ nói: ‘Sao lại thế, tôi đang làm việc hết sức cơ mà? Những nhà đầu tư đó là ai?’. Câu chuyện kiểu như vậy khiến người ta trăn trở nhưng đó lại chính là thế giới chúng ta đang sống.

Và tôi nghĩ tất cả chúng ta đang ở vào tình thế là càng ngày thì quyền lực sẽ thúc ép từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống nữa.

- Ông ngồi ở vị trí cao nhất trong trụ sở LHQ nhưng đôi khi ông có cảm thấy thất vọng không? Vì trên nguyên tắc, ông nắm trong tay mọi phương tiện và cơ chế, tức là khả năng thay đổi nhiều thứ trên thế giới. Ông có bao giờ thấy bực bội vì ông không thể làm được điều đó? Vì ông va phải rất nhiều cản trở.

- Bắt đầu là từ các thành viên, sau rồi đến các loại khó khăn khác. Tất nhiên, tôi hy vọng là LHQ sẽ không bị coi như một chính phủ toàn cầu. Nếu tôi tạo cho người ta cảm giác đây là một chính phủ của toàn thế giới thì tôi sẽ chỉ bị thêm phê phán mà thôi, và những người phê phán sẽ ngày càng táo bạo hơn. Chúng tôi cố gắng duy trì, nêu cáo các lý tưởng của Hiến chương LHQ.

Vì quyền lợi của mọi người, chúng tôi cố gắng đặt ra các tiêu chuẩn và nâng cao chúng, không chỉ để dân chúng, mà để cả chính các chính quyền phải áp dụng. Ví dụ như tiêu chuẩn về nhân quyền. Nếu chúng ta không đưa ra Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế thì dân chúng sẽ hướng tới tiêu chuẩn gì không họ bị hành hạ? Bạn hãy tưởng tượng xem nếu bản Tuyên ngôn Nhân quyền tồn tại trong suốt Thế Chiến Hai xem.

Thời gian đó đã xảy ra nhiều vụ giết người khủng khiếp, và tôi tin rằng nếu Tuyên ngôn đã có ở đó, thì sẽ không hiếm người đứng lên và nói: ‘Nhìn kìa, những việc này không đúng với Tuyên ngôn Quốc tế về các quyền của con người’. Sau này, chúng ta đã dùng Tuyên ngôn để ngăn được tình trạng tại Sudan. Đúng là chúng ta đã thất bại ở Rwanda nhưng chúng ta đã dùng nó để nâng cao tiêu chuẩn và quy tắc giúp người dân. Trên phương diện đó, Liên Hiệp Quốc đã tạo được thay đổi, đã làm được việc.

- Ai làm chủ thế giới của ông?

- Ai? Các nước thành viên LHQ!. Họ là những người cùng lãnh đạo tôi, những người duy trì chức vụ của tôi. Nhưng tất nhiên chúng tôi cũng làm việc vì dư luận, vì dân chúng toàn cầu. Khi tôi lên làm Tổng Thư ký LHQ, tôi muốn đưa LHQ lại gần với người dân thường. Vì dù gì đi nữa, Hiến chương LHQ mở đầu bằng câu khẳng định: ‘Chúng tôi, những người dân của Liên Hiệp Quốc’.

Và vì thế, khi nhận chỉ thị của các nước thành viên, của Hội đồng Bảo an, của Đại Hội đồng LHQ, tôi cũng lắng nghe ý kiến của người dân và nhắc lại những gì dân chúng nói. Bạn có thể không biết chúng tôi làm việc gần gũi thế nào với xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ (NGOs). Họ rất độc lập, họ không muốn bị ̣điều phối. Chúng ta không thể nào hoạt động được trên thực địa nếu không có các đối tác không thể thiếu là NGOs.

Có những lúc chúng tôi không thích điều họ nói ra, và họ có thể có khi không thích điều chúng tôi nói. Họ hay nói những điều thách thức nhưng có thể những điều đó một vào năm sau lại thành ra điều đúng, là chân lý. Họ có thể đóng vai trò dẫn đường và nói ra những điều mà tôi không thể dễ dàng nói ra. Nhưng họ vẫn làm việc và thực sự có động cơ mạnh mẽ, tuyệt vời. Một nhà lãnh đạo giỏi cũng là một người biết cách đi theo người khác.

- Và có khi nào một trong những người có quyền lực nhất thế giới cảm thấy bất lực hay không?

- Đúng thế. Tôi nghĩ ta cũng cần hiểu giới hạn của quyền lực. Cần hiểu quyền lực, biết dùng nó và không nên tỏ ra mình là kẻ quyền năng tuyệt đối, mọi lúc, mọi chỗ. Không ai có thể hoạt động riêng lẻ được cả. Bạn chỉ có thể làm được việc nếu mọi người tin tưởng ở bạn, trao cho bạn niềm tin đó.

Đã trao rồi thì họ không thể nào lấy lại được niềm tin ấy nhưng bạn lại có thể làm mất nó rất dễ dàng. Vì thế, cần phải liên tục có ý thức đó không phải là một thứ quyền Thượng Đế trao cho bạn vĩnh viễn để lãnh đạo người khác. Một nhà lãnh đạo chỉ còn là lãnh đạo nếu người dân tin tưởng và trao cho quyền đó, và quyền đó cũng có thể bị thu lại. Vì thế, quyền lực phải được dùng để đem lại lợi ích cho những người đã trao niềm tin cho ta.

 


 
Tấm gương
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau