Tấm gương
Tôi rất mê những người tài


Tổng Biên tập Hữu Ước giao lưu với độc giả VietNamNet: Tôi rất mê những người tài

Đúng 16h ngày 19/7/2007, Thiếu tướng Hữu Ước - Tổng biên tập báo Công an nhân dân đã có mặt tại tòa soạn VietNamNet. Đây là buổi đối thoại đầu tiên của một Tổng biên tập với độc giả chuyên trang “Luận bàn với các Tổng biên tập”.

Người ta lưu truyền nhiều câu chuyện về Thiếu tướng Hữu Ước - Tổng biên tập báo Công an nhân dân (gồm Công an nhân dân, An ninh thế giới, An ninh thế giới cuối tháng, Văn nghệ Công an), trong đó có nhiều câu chuyện mang màu sắc “huyền thoại”. Điều đó chứng tỏ ông là một Tổng biên tập thực sự ấn tượng với độc giả.

Điều đáng ghi nhớ nhất về Tổng biên tập Hữu Ước là chỉ sau một thời gian ngắn anh đã tạo dựng ra một tờ báo ăn khách và giữ được "phong độ" đó trong nhiều năm.

Điều khiến người ta khâm phục hơn là cùng một lúc anh làm được rất nhiều việc: Vừa điều hành một tờ báo ngành quan trọng với nhiều ấn phẩm khác nhau nhưng vẫn có thể viết văn, viết kịch, làm thơ và…đi chơi.

Bí quyết nào để một Tổng biên tập tạo nên những ấn phẩm báo chí ăn khách mà vẫn không lạc hướng? Phân bổ thời gian thế nào để vẫn có thể làm nhiều việc mà vẫn có thể thong dong cùng bè bạn? Điều hoà thế nào giữa rất nhiều cộng sự với cá tính đời thường và phong cách nghề nghiệp khác biệt nhau (người này làm báo mà như viết văn, người kia chỉ viết rặt tin thông tấn...) mà vẫn tạo ra được một "tổng thể thống nhất" là những ấn phẩm báo chí đều đặn ra mắt độc giả?

Tổng biên tập Hữu Ước sẽ chia sẻ cùng độc giả trong buổi đối thoại này.

Đặc biệt, độc giả có thể “chất vấn” Tổng biên tập Hữu Ước về những gì mà mình quan tâm (ví dụ như một bài báo, một chi tiết cụ thể nào đó mà mình tâm đắc hoặc chưa thỏa mãn…). Anh nói rằng, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi của độc giả, kể cả những chuyện về… đời tư.

Nội dung cuộc giao lưu:

Phan Thảo Nhi - Nữ 24 tuổi - Đà Nẵng: Thưa chú, cháu được biết tiêu chí của Báo CAND là "Nhân văn, Tin cậy, Kịp thời". Vậy là một Tổng biên tập chú cho cháu biết tính nhân văn, tin cậy, kịp thời đã thể hiện rõ nét như thế nào trên các ấn phẩm của báo CAND?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Trước hết, tôi hết sức cảm ơn Ban biên tập báo VietNamNet đã tạo điều kiện cho tôi, với tư cách là Tổng biên tập báo CAND, được tiếp xúc với độc giả báo VietNamNet - một tờ báo có số người truy cập trong nước và ngoài nước rất lớn.

Qua đây, tôi cũng xin trân trọng cám ơn các bạn đọc của VietNamNet đã đặt những câu hỏi với tôi trong buổi giao lưu này.

Báo CAND là cơ quan ngôn luận của ngành công an. Báo CAND còn có các ấn phẩm phụ: ANTG tuần - ANTG cuối tháng và Văn nghệ Công an. Tiêu chí của những người làm báo công an của là "Nhân văn, tin cậy, kịp thời".

Vì là tờ báo của cơ quan bảo vệ luật pháp, và cũng là cầu nối giữa nhân dân với lực lượng công an, cho nên tiêu chí của những bài viết: đầu tiên là nhân văn. Chỉ khi đó mới có tính xây dựng cao và có tính thuyết phục bạn đọc.

Còn đã làm báo, điều quan trọng nhất là phải trung thực, tạo được sự tin cậy từ phía độc giả.

Một vấn đề quan trọng nữa, báo chí phải nhanh nhạy, kịp thời phản ánh những vấn đề vừa nảy sinh, đã nảy sinh và đang nảy sinh trong đời sống xã hội mà nhân dân, bạn đọc đã hết sức quan tâm.


Có làm được điều này, thì mới đáp ứng được chức năng của báo chí là phải luôn có tính cảnh báo và dự báo trong đời sống xã hội.

Một độc giả CAND - Nữ 22 tuổi - Cần Thơ:

- 1/ Vừa được xem là người của công chúng, vừa đảm nhận công bộc phục vụ lợi ích cho mọi người dân, cho đất nước và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Đã vậy ông còn được mệnh danh là chiến sĩ công an gương mẫu. Điều gì trong cuộc sống hiện tại đến giờ ông vẫn còn băn khoăn nhất và tự cho là chưa làm được?

- 2/ Ông đánh giá như thế nào về "trình độ" và "bằng cấp"? Có "bằng cấp" có phải là người có "trình độ" hay không? Dưới đánh giá của ông, "trình độ" được thể hiện như thế nào? Nếu có sự lựa chọn, giữa "bằng cấp" và "trình độ", ông lựa chọn như thế nào?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Với cương vị là Tổng biên tập đã trên 10 năm, tôi cùng cán bộ, phóng viên của báo CAND, ANTG và VNCA đã làm hết sức mình để tờ báo gần gũi với đời sống nhân dân. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa cảm thấy bằng lòng. Bởi vì với tốc độ làm báo hiện nay, có những vấn đề lớn, có những vấn đề có thể đưa thành chuyên đề sâu và kỹ thì báo chúng tôi vẫn chưa làm được.

Tức là, các ấn phẩm báo chí của chúng tôi, theo tôi, vẫn chưa đúng tầm, chưa đáp ứng, chưa tương xứng với tình yêu của bạn đọc đối với chúng tôi.

Ngoài vấn đề làm báo, tôi là người rất muốn xã hội, cùng với những người làm báo, những người yêu cuộc sống, muốn sẻ chia bằng hành động thực tế đối với những người nghèo, thuộc diện chính sách, ở vùng sâu vùng xa. Đời sống nhân dân ở những vùng này còn khó khăn nhiều quá nhưng nhiều lúc tôi cảm thấy lực bất tòng tâm. Và có những lúc tôi rất buồn khi đi vận động làm công tác xã hội từ thiện, có không ít doanh nghiệp giàu, những người khá giả rất ít quan tâm đến vấn đề này.

Hoàng Tố Uyên - Nữ 30 tuổi - Hà Nội: Kính gửi chú Hữu Ước. Cháu là một phóng viên trẻ và cháu thấy thật vinh dự nếu được làm phóng viên của báo An ninh thế giới. Nhưng cháu lại nghe một phóng viên đã từng công tác tại tòa soạn của chú (giờ đã chuyển qua một tờ báo khác) nói rằng, báo ANTG không biết trọng dụng nhân tài, nên thường thì nguời tài chỉ trong một thời gian ngắn công tác sẽ bỏ ra đi. Và hiện thời, đội ngũ phóng viên của báo ANTG không còn ai giỏi nữa? Chú có thể giải thích giúp cháu điều này không ạ? Và làm thế nào để giữ được người tài thưa chú?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Tôi không đồng ý với cách nhìn nhận này về tôi. Trước hết là không đúng. Vì rằng, một trong những thành công của ANTG có được như ngày hôm nay là do tôi biết sử dụng người tài. Chưa có người tài nào ở báo ANTG ra đi, chỉ có một vài cây bút gọi là khá ở chỗ tôi, nhưng họ đã được mời đi đến chỗ khác với các chế độ tưởng rằng được ưu ái hơn (cả về tiền bạc và chức sắc). Vậy nên họ đã xin đi.

Tôi có tiêu chí: Luôn mở cửa để đón người tài, và ai tưởng rằng mình tài mà xin đi, tôi để cho đi, nhưng ai muốn quay lại, tôi vẫn đón nhận, Thực tế, có nhiều người đã đi, nhưng vẫn quay trở lại.

Tôi rất muốn, những người ở báo tôi ra đi, nếu có cùng nhận xét này thì đến nói chuyện với tôi trên tinh thần trao đổi.

Hồ Đăng Dân - Nam 26 tuổi - An Giang: Tại sao lại gọi chú Nguyễn Hữu Ước là nguời nhiều "huyền thoại"? Có thể giải thích cho tôi được rõ hơn không ? Mọi người gọi chú là huyền thoại vậy chú có thấy "to tát" quá không ?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nghe người khác gọi mình là người có nhiều "huyền thoại". Và tôi cũng không suy nghĩ gì về cụm từ này.

Hoàng Tố Uyên - Nữ 30 tuổi - Hà Nội: Chú từng nói đến việc tạo dựng thương hiệu cho phóng viên trên một bài phỏng vấn nào đó, vậy hiện nay báo ANTG đã tạo dựng thương hiệu cho đội ngũ phóng viên hiện tại như thế nào ạ? Và hiện tại, có những phóng viên nào ở CAND, ANTG và Văn nghệ Công an là có thương hiệu ạ?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Bố trí một đội ngũ làm báo, cũng giống như huấn luyện viên sắp xếp một trận bóng đá: phải có gôn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo. Trên bất cứ tờ báo nào, cũng phải tạo dựng được hàng "tiền đạo" mạnh.

Với các ấn phẩm báo chí của chúng tôi, tôi thấy các cây bút hé lộ khả năng là người viết được, tôi luôn tạo điều kiện để cho họ thường xuyên xuất hiện trên mặt báo. Nhiều khi, để tạo ấn tượng trở thành một cái tên quen thuộc cho bạn đọc, tôi đã cho họ xuất hiện cấp tập trên tất cả các ấn phẩm CAND - ANTG - VNCA...

Thực tế chúng tôi đã có những cây bút thường xuất hiện ở đây như: Nguyễn Như Phong, Hồng Thanh Quang, Nguyễn Quang Thiều, Như Bình, Bình Nguyên Trang, Dương Bình Nguyên, Lê Thị Liên Hoan...

Trần Lê Thái - Nam 27 tuổi - Hà Nội: Thưa Tổng biên tập, là một người chịu trách nhiệm về mặt nội dung báo, ông có kiểm soát hết các thông tin đưa lên mặt báo được hay không? Nếu thông tin đưa lên mặt báo là không đúng như sự thật, tòa báo sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Tôi là Tổng biên tập của rất nhiều ấn phẩm cho nên không thể kiểm soát hết các vấn đề được phản ánh trên báo. Vì vậy tôi đã giao cho các Phó Tổng biên tập chuyên trách, mỗi người phụ trách một tờ, một lĩnh vực có tính chuyên sâu. Tôi chỉ là người định hướng cho hướng đi của từng tờ báo trong từng thời kỳ và từng ngày.

Tôi cũng là người duyệt và điều chỉnh cuối cùng. Tất nhiên, tôi chỉ đọc những vấn đề thấy rất quan trọng trên mặt báo, nếu thấy cần phải điều chỉnh.

Duong Dung - Nam 50 tuổi - 49 B3 Giang Vo: Anh cho biết cái khó nhất của Tổng biên tập khi duyệt bài? Tổng biên tập có bị sức ép nào khi cho đăng các bài chống tiêu cực, tham nhũng?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Cái khó nhất của TBT khi duyệt bài là khi phải tính đến các mối quan hệ của tác giả và những vấn đề nhạy cảm về chính trị, thời điểm. Tôi làm Tổng biên tập không hề bị bất cứ một sức ép nào. Tôi thấy vấn đề gì cần phải đăng, là đăng.

Vấn đề nào không nên đăng, ví dụ: tệ nạn xã hội, những vấn đề rất xấu trong đời sống xã hội mà nếu đưa ra làm giảm tính nhân văn, tính xây dựng thì tôi không cho đăng.

Riêng với mảng bài chống tham nhũng, tiêu cực, tôi thấy có đủ tài liệu thì bao giờ cũng ưu tiên đăng sớm.

NGUYỄN VŨ HIỆP - Nữ 53 tuổi - số 12, phố Đào Tấn, TP. Hà Nội: Thưa Thiếu tướng Hữu Ước! Nếu tôi muốn nhờ Thiếu tướng xem lại một bản án để minh oan, Thiếu tướng có sẵn lòng giúp không ạ?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Hằng ngày, tôi nhận được nhiều thư bạn đọc phản ánh các mặt của đời sống xã hội trong đó có cả những việc oan ức... tôi đều cho Ban "Pháp luật - Bạn đọc" điều tra xem xét trên cơ sở pháp luật và đưa ra các giải pháp để giải quyết các trường hợp này. Cũng có thể là đưa lên mặt báo khi đã điều tra và cũng có khi trao đổi với các cơ quan chức năng bằng công văn.

Với trường hợp của chị, chắc chắn là khi nhận được đơn, tôi cũng xử lý như thế.

Ben_Ly - Nam 30 tuổi - HN: Thưa chú Ước, cháu có nhớ con gái chú là Quý Phương, từng đoạt giải bút ký trong đợt thi Cây Bút Vàng của VHVN Công an (hình như là về Hà Giang). Hiện nay Quý Phương đi học nước ngoài phải không ạ? Em có theo nghề báo không sau khi ra trường, hay học nước ngoài rồi sẽ làm nghành gì thời thượng vì nghề báo của bố đã có quá nhiều cung bậc từ sóng to gió lớn đến thăng hoa tột đỉnh? Mà lâu không thấy Quý Phương viết, chú có tác động gì đến con gái về văn và báo không? Cảm ơn chú.

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Chú có cô con gái yêu là Quý Phương, học nghề báo và cũng có năng khiếu thơ văn. Em đã học xong thạc sĩ và đang làm luận án tiến sĩ ở Pháp về lĩnh vực báo chí truyền thông, hiện công tác ở Viện Nghiên cứu Báo chí thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Với nghề viết, đó là sự vận động tự thân của mỗi người.


Lê Thụy Du - Nam 30 tuổi - Láng Hạ - HN: Thưa TBT Hữu Ước, ông rất hay làm thơ, và vì ANTG cuối tháng là báo nhà nên cứ có bài nào là ông đăng ở đó. Có lần tôi để ý thấy 1 bài thơ ông đăng 2 lần trong 2 số báo cách nhau mấy tháng. Đây là sự nhầm lẫn hay là... thơ hay mà ông "bắt" cấp dưới đăng lại? Xin lỗi nếu ông phật ý, tôi cũng hay đọc ANTG cuối tháng, và để ý thấy như vậy!

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Trước hết tôi xin cảm ơn anh đã quan tâm và hay đọc tờ ANTG của chúng tôi. Tôi quan niệm thế này, tôi là TBT của một tờ báo có tiara rất lớn, vậy tại sao những tác phẩm của tôi, tôi lại không đăng trên báo của tôi nhỉ? Mặt khác, với những người viết thì cũng giống như người hát, bao giờ cũng muốn bài viết của mình nhiều người đọc và giọng hát của mình nhiều người nghe.

Còn việc một bài thơ của tôi mà đăng hai lần trên ANTG cuối tháng thì không có. Chắc là anh nhầm. Một bài thơ nào đó đã đăng và mấy tháng sau thì tôi phổ nhạc.

Lê Trường - Nam, 35 tuổi - Hà Nội: Tôi rất nể khả năng "vươn lên từ tro tàn" của anh. Ấn tượng lớn nhất là việc thành công của tờ An ninh thế giới, cái đó chắc chắn là 100% từ công sức cá nhân anh. Nhưng còn những thành tựu sau này, kể cả việc gom được hết các tờ báo ngành công an về dưới trướng mình, trong khi ANTG thực sự chỉ là phần rất phụ, không chính thống của báo ngành, có phải thực sự chỉ nhờ tài năng không là điều tôi muốn anh chia sẻ. Có phải vì ANTG làm ăn tốt, tiara cao, cho nên có kinh tế, có điều kiện làm được nhiều việc để đánh bóng tên tuổi cho tờ báo, và nhất là cho vị Tổng biên tập, như cho tiền, xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ đồng bào khó khăn, tổ chức trại sáng tác... mà anh được lợi trong quan trường? Anh đánh giá thế nào về vai trò của đồng tiền trong quá trình phát triển cá nhân của anh ? Xin lỗi nếu câu hỏi của tôi không phù hợp, anh có thể không trả lời.

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Việc ANTG sát nhập vào CAND là chủ trương của lãnh đạo Bộ Công an, của Ban Tư tưởng VHTW và Bộ VHTT và tôi là người được giao thực hiện nhiệm vụ này. Bởi vì, một bộ, ngành thì không thể có hai tờ báo là cơ quan ngôn luận.

Mặt khác, với sự phát triển của báo chí như hiện nay thì việc một tờ báo chính và có các ấn phẩm phụ để hỗ trợ, bổ sung tạo nên sự đa dạng, phong phú và phát triển là một điều tất yếu phù hợp với quy luật.

Một tờ báo mạnh và muốn lan toả trong đời sống xã hội thì phải gần dân và quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt những vùng sâu, vùng xa. Làm được những việc này cho dân, bao nhiêu cũng là ít và chúng tôi thấy thanh thản. Chúng tôi không bao giờ vụ lợi kể cả về mặt danh vọng, quyền chức, tên tuổi hay tiền bạc.

Hoàng Minh - Nam, 29 tuổi - Hà Nội: Hình như dạo này TBT Hữu Ước mải mê với sáng tạo của bản thân nên hầu như quên các tờ báo. Đọc báo CAND của ông, ít bài đọng lại tâm trí người đọc. Ngay gương hy sinh của một Thiếu tá ở Hải Phòng, báo CAND cũng "đi sau" báo Tuổi trẻ TP.HCM (báo Đoàn của một địa phương xa xôi). “Sáng 18/7, chúng tôi đi cùng đoàn lãnh đạo, cán bộ Viện Chiến lược và Khoa học Công an (Bộ Công an) đến nhà riêng Thiếu tá Cảnh sát Nguyễn Văn Sinh để thăm viếng”. Với đoạn mở đầu như trên, độc giả như tôi có cảm tưởng, nếu Bộ không xuống thăm Thiếu tá này thì PV Báo CAND chắc là không biết nhà ông? Liệu những PV kiểu này có bị kỷ luật không, thưa ông?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Là TBT, lúc nào giao ban tôi cũng róng riết về vấn đề thời sự, đặc biệt là những tấm gương hy sinh, những tấm gương dũng cảm trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc... Để chậm tin bài như bạn phản ánh thì lãnh đạo phụ trách lĩnh vực này, và phóng viênbám địa bàn, chắc chắn họ biết sẽ bị phạt lương (45% tổng thu nhập).

Liangxuan - Nữ 27 tuổi - Hà Nội: Cháu chào bác. Cháu là con một nhân viên của bác (cho cháu giấu tên bác nhé). Qua lời kể của bố cháu, cả gia đình và mấy chị em chúng cháu đều rất ngưỡng mộ bác. Quả thực, kể từ khi bác về làm Tổng Biên tập báo CAND, tờ báo đã có những tiến bộ vượt bậc. Bố cháu công tác ở báo cũng đã rất lâu, mọi đổi mới của tờ báo gia đình cháu đều được bố kể cho nghe và luôn thấy tự hào về tòa soạn nơi bố công tác cũng như công việc bố cháu đang làm. Chúng cháu luôn hãnh diện có người thân công tác trong một tờ báo đang có uy tín rất lớn như hiện nay.

Cháu nghĩ, chúng cháu cũng như con cháu nhiều cán bộ khác nên cám ơn bác và toà soạn đã tạo dựng một tờ báo mà ở đó những người thân của chúng cháu được phát huy khả năng, được rèn luyện, hơn nữa là được tôi luyện trong một môi trường báo chí chuyên nghiệp và đầy chất "lính". Là một nhà lãnh đạo, cụ thể là Tổng biên tập của một tờ báo lớn, theo bác cần hội tụ những yếu tố gì cơ bản? (khả năng lãnh đaọ, đặt ra kế hoạch, sử dụng nhân lực....). Xin bác cho biết kế hoạch phát triển của tờ báo trong thời gian tới.. Cháu cám ơn! Một độc giả trung thành của báo.

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Tôi nghĩ rằng, TBT nào thì cũng như TBT nào, không nên phân biệt TBT báo lớn hay TBT báo nhỏ. Điều quan trọng nhất của một TBT là cơ quan báo chí của mình phụ trách ổn định, ngày một phát triển, ngày một có nhiều bạn đọc, ngày một vươn xa, không những trong nước mà cả trên thế giới. Muốn vậy, thì ban biên tập trước hết phải có tay nghề, tâm huyết, và có ý chí. Đơn vị phải là một khối thống nhất, không có mâu thuẫn nội bộ, ai cũng được phát huy hết khả năng của mình.

Còn cán bộ nhân viên phải có đời sống và để tạo cho họ luôn yêu và gắn bó với tờ báo của mình. Muốn vậy, tôi nghĩ rằng người TBT phải công tâm, công minh và gương mẫu.

- Còn hiện nay, lãnh đạo Bộ Công an đã cho chúng tôi phương hướng và lên dự án thành lập tập đoàn gồm có: báo viết, báo nói, báo hình, điện ảnh, sân khấu, ca nhạc... của ngành công an. Tôi thấy đây là một nhiệm vụ rất nặng nề.

Nguyễn Anh Tuấn - Nam 50 tuổi - số 77, khu phố I, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức:

- 1/ Trên báo CAND số 1704 ra ngày 10/09/2003 đã đưa những thông tin sai sự thật khách quan về Cty TNHH sản xuất Hoàng Lê do tôi là Giám đốc trong vụ án nhà đất - Trần Văn Giao. Xin ông cho biết: Quý báo có sẵn sàng tạo điều kiện để tôi được đưa các chứng cứ pháp lý làm sáng tỏ những nội dung sai sự thật nêu trên không ???

2/ Tại sao bài báo "Những thủ đoạn ăn cắp đất công" trên ANTG số 15 ngày 20/1/2002 chỉ ra 01 số rồi ngừng đột ngột ???

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước:

1. Tôi chưa bao giờ im lặng trước những bài báo viết sai sự thật. Vì vậy, mời ông cứ đến gặp chúng tôi. Quả thật, nếu chúng tôi đăng sai thì chúng tôi sẽ đính chính theo Luật Báo chí.

2. Còn bài báo từ năm 2002, tôi không nhớ. Tôi chưa bao giờ cho dừng lại các bài báo khi đã đăng một kì, nếu vấn đề còn kỳ 2. Tôi đã nói là tôi chưa bao giờ bị sức ép để phải bóc bài báo nào.

Trần Mỹ Hằng - Nữ 19 tuổi - TP. Hồ Chí Minh:

- Vừa là nhà báo, vừa tham gia bên quân đội, vậy thời gian nào chú dành cho gia đình? Có bao giờ chú bị vợ "cằn nhằn" không ? Chú đã đuợc bao nhiêu con rồi ạ. Cháu nguỡng mộ chú lắm. Nếu được, chú cho cháu xin email nhé. Email cháu là hang_fell@yahoo.com

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Chú rất ít có thời gian dành cho gia đình. Mọi việc gia đình nội ngoại, con cái, đều do một tay vợ chú lo. Chú không có cả ngày thứ 7 và Chủ nhật. Ngày nào chú cũng 10h đêm mới rời nhiệm sở. Và sáng hôm sau đi lúc 7h.

Chú có một trai, một gái. Vợ than phiền mãi, chú thấy cũng thành quen rồi.


Email của chú ở trên báo CAND và ANTG.

Đào Tâm Thanh - Nam 30 tuổi - Quảng Trị: Xin hỏi Thiếu tướng Hữu Ước, ông vừa là nhà văn, nhà thơ, nhà báo. Vậy có khi nào ông quản lý tờ báo theo kiểu văn nghệ và viết văn nghệ theo kiểu báo chí chưa? Trong cơ chế thị trường, quảng cáo cũng được xem là một trong những chức năng của báo chí, ngoài các chức năng cao cả khác. Khi nào thì ông thực hiện chức năng quảng cáo trên báo của ông?
Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Tôi làm báo đã được gần 30 năm. Và làm tổng biên tập 11 năm. Tôi luôn hiểu công việc của mình là như thế nào cho nên không thể có sự nhầm lẫn và nghệ sĩ trong làm báo được. Còn tất nhiên, làm báo thì không thể tránh được những sai sót. Điều quan trọng là cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những sai sót không đáng có.

Còn về vấn đề quảng cáo, tôi nghĩ rằng một tờ báo mà có nhiều quảng cáo là một tờ báo có uy tín. Và một tờ báo mà không cần có quảng cáo là một tờ báo sang trọng. Với các ấn phẩm báo chí của chúng tôi, tôi cũng đã đưa quảng cáo lên tờ An ninh khổ nhỏ. Riêng ở An ninh thế giới cuối tháng thì tôi không đưa quảng cáo với lý do trên.

Nguyễn Bắc Tuấn - Nam - Hà Nội: Anh Hữu Ước kính mến, tôi rất cảm kích khi biết lịch sử chiếc xe Angel trong khung kính ở tầng 2, trụ sở báo An ninh thế giới, 100 Yết Kiêu. Thưa anh, người bạn cùng ta vượt qua những chặng đường gian khó có quý hơn người bạn đến nâng ly rượu mừng lúc ta thành công?
Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Rất cảm ơn suy nghĩ này của anh. Và tôi cũng đồng nhất với quan điểm của anh, rằng: "Người bạn cùng ta vượt qua những chặng đường gian khó chắc chắn quý hơn người bạn đến nâng ly rượu mừng lúc ta thành công".

Nguyễn Trung Hiểu - Nam 32 tuổi - 87 quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội: Bây giờ có một số người làm báo chí rất thích tìm tin "hot" về những cá nhân, một số tin đó chỉ là tin vỉa hè. Tuy nhiên khi đăng báo thì mọi người cho là thật, đặc biệt những người xung quanh cá nhân bị đăng tin thất thiệt bắt đầu xoi mói người bị đăng tin. Vậy theo anh, người tổng biên tập tờ báo đăng những tin đó có phải chịu trách nhiệm không, hay là cũng muốn đăng những tin như thế để bán chạy báo của mình.

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Về quan điểm thì các TBT đều quán triệt cho phóng viên là không được viết bới móc về đời tư. Tuy vậy, các phóng viên, nhất là các phóng viên trẻ, do không có kinh nghiệm về cuộc sống và cũng chưa hiểu hết được các mối quan hệ trong cuộc sống cho nên thường thích đi sâu vào đời sống riêng tư, để tạo ra scandal và tạo "ấn tượng" cho bài viết của mình.

Còn đối với bạn đọc, thì quan trọng nhất là bài viết đó phản ánh vấn đề gì. Thực tế, bạn đọc nhìn chung làphản ứng với xu hướng viết theo kiểu "hot", không có tính xây dựng và không nhân văn.

Hai Phong - Nam 27 tuổi - Ha Noi: Tôi nghe nhiều người, kể cả bạn bè lẫn đồng nghiệp trong cơ quan, đều nói ông là người gia trưởng, có phần nào đó hơi độc đoán. Với nhân viên, ông có thể đập bàn, mắng té tát "mày có làm không thì bảo" ngay giữa cuộc họp. Với những người trong gia đình, ông thể hiện tính gia trưởng, người thân phải chịu nhún nhường. Tuy nhiên, văn thơ của ông lại rất tình cảm, thể hiện một nội tâm sâu sắc. Ông nhận xét gì về hai mặt khá trái ngược này của mình? Ông có định “hiền đi” trong cuộc sống đời thường hay không?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: - Đó là bạn nói về tôi hơi quá... Tôi là người rất thích hài hước.

Có nhiều lúc tôi dùng cách "khích tướng" với các phóng viên, thậm chí là với cả phó tổng biên tập. Nếu tôi đọc một bài viết của họ, mà còn thấy họ có thể viết hay hơn nữa, thì tôi dứt khoát yêu cầu viết lại.

Hoặc là, có những vấn đề tôi nói to có khi cũng là để thổi lửa cho những ai an phận và trì trệ, bằng lòng với những gì mình đã làm. Như vậy, đôi khi tính gia trưởng quyết đoán cũng tốt đấy chứ.

Minh Anh - Nữ 28 tuổi - Hà Nội:

- Xin chào anh! Em muốn đến chỗ anh xin việc được không? Yêu cầu của anh đối với phóng viên của mình như thế nào?

Thiếu tướng, Nhà văn, Tổng biên tập Hữu Ước: Ngày nào cũng có người đến xin việc ở cơ quan tôi. Câu hỏi đầu tiên của tôi là: bạn có khả năng viết báo không. Ai trả lời là "có" thì tôi nhận ngay. Sau đó 3 tháng, nếu họ thực sự có khả năng thì tôi ký hợp đồng. Và lúc này, yêu cầu của tôi là: trước hết, người đó phải là người tốt (vì tôi đã có 3 tháng thử việc thì tôi biết rằng người đó là thế nào). Sau nữa, là phải có năng khiếu và sự đam mê. Tôi là người rất mê những người tài, dù mới chỉ hé lộ.

Và bây giờ, bắt đầu tôi phải về làm báo với tư cách là một Tổng biên tập, xin có lời chào và gửi lời cảmơn tới bạn đọc của chuyên trang Tuần Việt Nam, Báo Điện tử VietNamNet.

(Tòa soạn: Còn gần 10 trang câu hỏi, nhưng đã đến giờ Tổng biên tập Hữu Ước phải... "về làm báo". Chúng tôi sẽ chuyển những câu hỏi này đến anh).
 


 
Tấm gương
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau