Tấm gương
Tinh thần ROWAN

Bài viết này như một lời nhắn gửi của sư thầy Huyền Diệu đến các bạn trẻ Việt Nam đang đi tìm mật pháp cho cuộc sống hạnh phúc.

Cuối tháng 7 vừa qua, tôi có diễm phúc được đặt chân đến Lâm Tỳ Ni(Lumbini, Nepal) nơi cách đây 2.600 năm Đức Phật ra đời. Thầy Huyền Diệu, hoà thượng trụ trì Việt Nam Quốc Tự, ngôi chùa quốc tế đầu tiên tại Nepal tặng tôi cuốn sách viết về một bài báo đã tác động sâu sắc đến cuộc đời thầy. Bài báo có tên “Bức thư gửi Garcia”( A message to Garcia), được viết vào đầu năm 1899 trong chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha. Qua cuốn sách này thầy Huyền Diệu muốn chia sẻ đôi điều với các bạn trẻ đang tìm kiếm chìa khoá vàng, mật pháp cho sự thành công và hạnh phúc.

- “Đừng hỏi gì cả, làm việc đi!”

Một buổi tối, trong khi cả gia đình của Elbert Hubbard, biên tập viên hai tạp chí Phillstine và The Fra của Mỹ đang trò chuyện thân mật sau bữa cơm, thì người con trai của ông đề cập đến tin tức về cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa Mỹ và Tây Ban Nha. Mọi người đều ấn tượng về một người mà họ tôn vinh là anh hùng, Andrew Summers Rowan, một nhân viên bình thường trong văn phòng tổng thống Mỹ McKinley lúc bấy giờ.

Khi chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ đang diễn ra ác liệt, một nhiệm vụ cấp thiết là làm sao để phía Mỹ liên lạc được với lãnh tụ của nhóm nổi dậy chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha, tướng Gracia, đang đóng quân trong vùng rừng rậm Cuba. Trong tình hình đó có người mách với tổng thống Mckinley rằng chỉ Rowan mới có thể mang thư tổng thống đến cho tướng Gracia. Dù chưa từng gặp mặt và cũng không biết đích xác Gracia đang ở đâu, nhưng khi được giao nhiệm vụ, Rowan đã lập tức lên đường không hề băn khoăn, do dự hay yêu cầu gì. Sau bốn ngày đêm lênh đênh trên một chiếc thuyền không có mui, rồi chân không vượt suối băng rừng suốt ba tuần liền, cuối cùng Rowan đã đưa được lá thư đến tận tay tướng Gracia.

Cảm kích trước tinh thần trách nhiệm, tấm gương tận tuỵ của Rowan, Hubbard đã ngồi vào bàn viết một mạch bài báo trên. Đó cũng là dịp để ông bày tỏ nỗi niềm trăn trở bấy lâu nay của ông về tính thụ động, ích kỷ, lòng ghen tị… của những nhân viên quanh mình. Hubbard còn đề nghị khắc tên Rowan vào bia đá, bảng vàng, tạc tượng và đặt khắp các trường học trên cả nước.

Bài viết được đăng trên Tạp chí Philistine vào cuối tháng 2.1899 và được đông đảo bạn đọc quan tâm. Sau đó, nó được in lại trên nhiều tờ báo khác, xuất bản thành sách, dựng phim… và được dịch ra 37 ngôn ngữ trên thế giới. Người ta kể lại rằng, trong chiến tranh Nga-Nhật, mỗi người lính Nga đều mang theo bên mình “Bức thư gửi Garcia” như một lá bùa khiến người Nhật phải tò mò dịch ra. Không lâu sau, Nhật Hoàng ra lệnh in và phát bài viết này cho các công chức, quân nhân trên toàn nước Nhật. Đặc biệt, bài viết được ưa chuộng đến mức được đúc kết thành câu nói tiêu biểu mà các chủ doanh nghiệp ở Mỹ hay sử dụng giữa thế kỷ XX: “Đừng hỏi gì cả, làm việc đi” (Don’t ask question, get the job done).

Trong bài viết của mình, ông Hubbard đã không ngần ngại đề cao vai trò của người chủ, chỉ rõ nỗi khổ tâm của họ về những nhân viên không dám nhận trách nhiệm, không chịu suy nghĩ, chỉ biết làm việc như một cái máy vì lợi ích cá nhân. Tác giả lên án sự nhu nhược thói thờ ơ, lười biếng, tật gièm pha đố kỵ, thấy người khác làm tốt thì thọc gậy bánh xe… Đó là thứ thuốc độc vô cùng nguy hiểm phá hoại bao nhiêu thành quả mà những người tốt đã cất công xây dựng.

- Tinh thần vượt thời đại

“Rowan đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không phải nhờ bằng cấp to hay thái độ tự cao tự đại mà chính là nhờ sự tháo vát và tinh thần trách nhiệm. Không một ông chủ nào không cần bàn tay hợp tác, giúp đỡ của nhân viên. Nhưng than ôi, phần lớn họ chỉ gặp những nhân viên vô trách nhiệm, nói nhiều, làm ít, làm lấy lẹ, cầm chừng rồi lừa đảo hay âm mưu bất chính bằng nhiều phương tiện để đạt cho được mục đích cá nhân…”, Hubbard nhận xét.

Ông đề cập đến nỗi khổ của những ông chủ già trước tuổi vì phải làm việc quá sức để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Gánh nặng đè lên đôi vai họ là quá lớn, họ rất cần sự hỗ trợ hết mình từ đồng sự. Nhiều cửa hàng, xí nghiệp xảy ra đình công liên tục, những ông chủ của doanh nghiệp kêu gọi trong khó khăn và tuyệt vọng để cứu vãn tình thế. Trong khi đó, nhân viên của họ cứ thản nhiên, thờ ơ mặc cho sự việc như thế nào, miễn sao mỗi tháng được trả lương đầy đủ. Nếu doanh nghiệp nào tồn tại và phát triển được, chắc chắn xung quanh ông chủ đó phải có những nhân viên can đảm và trách nhiệm như Rowan.

Còn đây là một trường hợp mà tôi biết rất rõ. Có một người rất thông minh, nhiều bằng cấp, mặt mũi sáng láng, nhưng không đủ khả năng làm chủ công việc của mình, cũng không thể giúp người khác vì anh luôn nghi kỵ đồng sự, cấp trên hay chính ông chủ. Anh ta luôn nghĩ rằng, chủ luôn áp bức hoặc có ý định bóc lột sức lao động của mình. Anh ta không có khả năng điều khiển, cũng không muốn nhận trách nhiệm hay chỉ thị từ người khác. Như vậy thông điệp gửi Garcia có thể giao cho anh ta không? Nếu được giao, chắc chắn anh ta sẽ nói: “Thôi, Ông chủ hãy tự làm lấy đi”.

Ông Hubbard tâm sự tiếp: “Tôi đã từng mang cơm theo ăn khi còn đi làm công, chờ đợi để được lãnh lương ngày và cũng làm chủ doanh nghiệp, nên rất thông cảm những khó khăn của cả hai phía. Xét cho kỹ, nghĩ cho cùng, sự nghèo đói dốt nát, bất hạnh, lạc hậu có hay ho gì? Và chủ doanh nghiệp hay cấp trên không phải chỉ toàn là những người bóc lột, trái lại cũng không phải tất cả những người nghèo khổ đều là thánh nhân, hiền trết. Trong khi thế giới đang gặp nhiều thử thách khó khăn, đang tìm cách để vượt qua khủng hoảng, tôi muốn nói một lời chân thật với những ai muốn đem hết tâm tư của mình để tìm giải pháp tạo công ăn việc làm cho mọi người, để ai cũng có cơm ăn áo mặc, có nhà ở. Tôi chống lại những người chuyên gây rối, truyền bá sự tiêu cực, thọc gậy bánh xe, chống phá những người làm việc tốt cho xã hội, doanh nghiệp…”.

Từ tấm gương về lòng tận tụy, tinh thần trách nhiệm của một người bình thường trong chiến tranh, Hubbard đã đặt ra nhiều vấn đề rộng lớn hơn trong bối cảnh thời bình để độc giả cùng suy ngẫm rồi đi đến kết luận: “Sự tiến bộ văn minh của một nước, một dân tộc, tôn giáo, doanh nghiệp, hay bất cứ tổ chức nào muốn bền vững và phát triển đều rất cần những người nhu Rowan”.

Bài báo ra đời cách đây đã hơn 100 năm, nhưng đến nay vẫn giữ nguyên tính thời sự, quả là một điều hiếm có. Tác giả của nó đã không còn, nhưng chắc có không ít người đang sống hôm nay cũng đồng tình và chia sẻ với những suy nghĩ của ông. Cám ơn Thầy Huyền Diệu đã cho tôi có dịp được đọc bài báo trên, nhờ đó tôi đã hiểu được nghị lực phi thường của Thầy không quản bao khó khăn, biến mảnh đất Lumbini này thành địa chỉ tâm linh và văn hóa rực rỡ cùng những cố gắng không mệt mỏi để vãn hồi hoà bình cho đất nước Nepal chịu biết bao đau khổ bởi cuộc nội chiến kéo dài hơn 20 năm qua. Đó chính là tinh thần Rowan. Những người như Rowan, ở đâu và thời nào cũng có.
 


 
Tấm gương
  Tình yêu và sắc đẹp dưới cái nhìn của đức phật  
  Tôi rất mê những người tài  
  Tổng thư ký LHQ nói về quyền lực  
  Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp  
  Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo  
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 3/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4  Trang sau