Tấm gương
Tranh cử thực sự để chọn đúng người lãnh đạo
 

"Đất nước đang cần những người dám đương đầu với thử thách, dám nói rằng tôi dám làm việc đó. Phải có tranh cử hẳn hoi. Phải có nhiều người để lựa chọn và các ứng viên phải nói rõ chương trình hành động của mình" - ông Mai Liêm Trực đề xuất.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Các ông vừa đề cập đến tiêu chí lựa chọn những người lãnh đạo đất nước phải mạnh, sạch và có tầm nhìn. Theo các ông, có thể đưa những tiêu chí đó ra trưng cầu ý kiến toàn dân không?

GS Dương Phú Hiệp: Nên đưa ra cho toàn dân biết rằng, người đứng đầu đất nước phải có những tiêu chí như thế này. Nếu làm được như thế thì có lẽ là uy tín của VN cao lắm. Nhưng tôi e rằng khó .

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng tại sao khó làm được như thế?

GS Dương Phú Hiệp:: Vấn đề cốt lõi là cơ chế dân chủ. Nêu ra thì hay nhưng thực hiện được thì khó lắm. Ai làm và làm thế nào? Không rõ.

Chẳng hạn, Đại hội IX nêu ra quy chế dân chủ trong nghiên cứu và sáng tạo khoa học. 9 năm rồi, chưa thấy thực hiện được gì cả.

Tuyển lựa lãnh đạo: Phải có tranh cử thực sự

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Khó như thế thì liệu bằng cách nào chúng ta có thể lựa chọn được lãnh đạo có đủ các tố chất mà các ông đã nói ở trên?

GS Dương Phú Hiệp: Đặt ra những tiêu chuẩn và có cách sửa đổi những cách làm cũ, có cách làm dân chủ thì nhất định sẽ chọn được những con người như thế.

TS Mai Liêm Trực: Tôi cũng tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ tìm được miễn là có quy trình và có quyết tâm để làm điều đó.

Điều kiện tiên quyết là phải có một quy trình chọn lựa thực tiễn, dân chủ, công khai minh bạch.

Thời cụ Hồ mới thành lập nước đã gửi thư đi khắp nơi đề nghị nhân tài nào ra giúp nước. Cụ yêu cầu các thành viên chính phủ phải ra tìm người tài và những người tài đó phải là người tài thực sự, qua cọ xát thực tế và qua bình chọn.

Anh phải trình bày cương lĩnh của anh như thế nào. Không thể nói do Đảng phân công nên tôi làm, không thì thôi. Tôi nhận làm vì tôi có đam mê, có ý chí để nhận lãnh việc này, tôi có năng lực làm việc này, tôi chịu trách nhiệm trước dân tộc này.

Thế hệ chúng tôi trước đây nhiều khi còn thụ động, quen tư duy kiểu Đảng giao cái gì mình làm cái nấy, thành ra nảy sinh tâm lý ỷ lại trong suốt quá trình công tác của mình. Bản thân tôi tự kiểm điểm lại mình cũng thấy nhiều lần được phân việc trong tâm trạng như vậy. Đang làm Bưu chính viễn thông, tự nhiên tôi được mời làm Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá trong vòng một tuần. Tôi cũng nhảy vào coi như một sự phân công thế thôi, chứ mình đâu có biết gì về chuyên môn. Dân bóng đá gọi là nhảy dù.

Tôi cho rằng, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN cũ đã để lại một bài học rất đắt giá về sự quan liêu. Cứ nghĩ rằng chúng ta cái gì cũng đúng rồi, nhất rồi, còn người dân, kể cả Đảng viên lại nghĩ mọi cái đã có Đảng nghĩ, Đảng làm hết rồi.

Đất nước đang cần những người dám chấp nhận, dám nói rằng tôi dám làm việc đó, phải có tranh cử hẳn hoi, có nhiều người để lựa chọn và phải nói rõ cương lĩnh của mình. Cái đó phải từ dưới lên trên. Kể cả quy trình bầu cử, quy trình tuyển chọn làm sao tạo nên một cái để mọi người thừa nhận.

Tôi tin là đội ngũ cán bộ trong quá trình được chọn lựa mạch lạc sẽ tìm thấy rất nhiều người tâm huyết. Kể cả những người càng trẻ càng tốt đảm nhận công việc đó và nên có một quy trình tuyển chọn công khai minh bạch, có ứng cử, có đề cử, có giải trình, có đề án, có chứng minh, có đối thoại.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Vậy bao giờ chúng ta có thể làm được điều này?

GS Dương Phú Hiệp: Tất nhiên là mong mỏi, nguyện vọng của ta muốn như thế. Chứ còn từ cơ chế hiện nay, chuyển sang đó, đòi hỏi thời gian dài.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn:Tại sao lại mất thời gian dài? Tại sao không làm được ngay? Lúc này Đảng đang một mình lãnh đạo đất nước. Đảng đã có bề dày lịch sử 80 năm, chúng ta nắm chính quyền, có hơn 3 triệu Đảng viên, và đang được nhân dân tin cậy đi theo Đảng. Thế tại sao không dám đưa vấn đề này ra công khai, tại sao vẫn né tránh vấn đề này?

GS Dương Phú Hiệp: Đại hội VI đã dám nói đến những câu rất mạnh là sai lầm về đường lối tổ chức cán bộ. Từ đó đến nay chúng ta cũng đã sửa chữa mặt này mặt khác, có tiến bộ nhiều. Chúng ta cũng đã thực hiện nhiều chương trình thí điểm, đưa đi thực tế nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta chưa thoát ra khỏi cách làm cũ. Nguyên do là nhận thức về cái mới còn ít quá. Hai là thói quen, truyền thống ít thay đổi. Không dám mạnh dạn trong tổ chức nhân sự. Ngoài ra, vai trò quan trọng là phải có người đứng đầu dám khởi xướng và chịu trách nhiệm.

Nếu như một cá nhân đưa ra cương lĩnh, trình bày công khai, thì người đó có cố gắng rất cao, lúc kỉ luật cũng rất nặng, vì rõ ràng rồi. Còn kiểu dân chủ của ta là lãnh đạo tập thể, trách nhiệm tập thể, nhập nhằng giữa cá nhân và tập thể. Muốn kỷ luật ai rất khó.


Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nếu giả sử làm khác đi, làm đúng như nhân dân đang mong đợi, là Đảng công khai minh bạch trong chọn lựa cán bộ lãnh đạo, những người có khả năng để trở thành lãnh đạo, công khai đưa ra chính kiến, chiến lược, tầm nhìn phát triển, thể hiện tâm huyết quyết tâm , có giải pháp của mình để thực hiện , thì có khó khăn gì không? Có gây nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng không? Hay là làm cho Đảng tốt hơn?

GS Dương Phú Hiệp: Có hai cách nghĩ. Một là anh làm những cái này là vì dân hay vì Đảng? Tôi nghĩ hai cái này là một. Vì Đảng cũng có nghĩa là vì dân. Vì dân cũng có nghĩa là vì Đảng.

Nhưng vẫn có những ý kiến nói rằng, nếu làm vậy, lo nhất là không ổn định. Làm tổ chức thế này là gây rối ra à? Chữ không ổn định cản trở chúng ta bao nhiêu việc.

Thứ hai, có những ý kiến cho rằng đây là cách làm của các nước tư bản. Vì tư bản họ đưa ra công khai cương lĩnh tranh luận như thế, mình có nhất thiết phải học tập không?

Do vậy, tôi nghĩ phải mất một quá trình mới có thể thông suốt nhận thức về vấn đề này được.

Không đợi khó khăn cùng đường rồi mới đổi mới

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Thưa ông Trực, vậy ông có đánh giá đó là xu hướng tiến bộ, nên làm hay không nên?

TS Mai Liêm Trực: Theo tôi thực tiễn là tiêu chuẩn cuối cùng. Chúng ta nhiều khi cứ lý thuyết quá. Thực tiễn sờ sờ ra đấy mà anh không thừa nhận thì làm sao được. Như ở ĐH VI chúng ta đã nói rất hay nhiều điều, nhưng như trong bài phỏng vấn mới đây trên VietNamNet anh Hiệp đã nói: Đảng chúng ta luôn luôn đúng sao lại đưa đất nước ta đến khủng hoảng? Thế thì phải nhận ra là mình sai, thực tiễn nó là như vậy. Chúng ta cứ ngồi lý luận. Tôi biết có thời Trung Quốc gạt lý luận sang một bên, cứ làm thôi và thực tiễn sẽ đưa lên.

Thế nên tôi nghĩ rằng mình phải nhìn vào thực tiễn. Thực tiễn hiện nay rõ ràng là chúng ta có nhiều trì trệ, ai cũng thấy. Nhiều người cứ nói rằng tại cơ chế. Tôi thấy rằng tâm trạng của xã hội đang rất bức xúc. Nhiều người đang tự hỏi chẳng nhẽ phải chờ đến lúc khủng hoảng một lần nữa? Lúc đấy mà Đảng mới dám đổi mới, mới dám dựa vào dân, mới nghe thì còn kịp không? Tôi nghe đến những dư luận đó cũng thấy sốt ruột.

Tôi hồi này ít tham gia những vấn đề về lý luận, vĩ mô, nên kỳ này nếu tham gia ý kiến thì tôi chỉ muốn đóng góp, một là làm sao để thêm lửa cho các đồng chí của mình, để mà hội nghị trung ương sắp đến, hy vọng rằng các vị đồng chí mạnh dạn lên, thảo luận mạnh mẽ vào, dám nhìn thẳng vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống, dám dũng cảm như những thế hệ lãnh đạo trước đây, kể cả những lúc khủng hoảng như là 10 năm sau khi đất nước thống nhất. Phải nhìn thẳng vào đó để thấy rằng lâu nay nhiều nghị quyết, nhiều bài nói rằng chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng, nhưng thực ra mà nói vẫn là nước nghèo, mà nghèo hàng ngày, ngay trước mắt chúng ta.

Trở lại cái tâm trạng đó, cái thiếu lửa đó để nói đến vấn đề, như GS Hiệp nói, là trách nhiệm, bản lĩnh và tầm nhìn.

Lãnh đạo phải dám quyết

GS Dương Phú Hiệp: Một yêu cầu nữa mà tôi bổ sung là đòi hỏi lãnh đạo của ta phải lắng nghe quần chúng, lắng nghe cán bộ, lắng nghe người khác; hai là phải chịu khó đọc, đọc tài liệu liên quan trực tiếp đến những quyết định; ba là trực tiếp đi khảo sát thực tế để tìm hiểu. Ông Trường Chinh đổi mới chính nhờ năm 83 ông đi suốt từ Bắc vào Nam, lên cả các công trường. Ông về mới tâm tư là có lẽ phải đối mới, từ đó đưa đến quyết định đổi mới.

Vậy nên, những ưu điểm như xuống gặp gỡ quần chúng, lắng nghe quần chúng, đọc những kiến nghị của quần chúng là tốt rồi; nhưng cái cần nữa, mà lấy những cái trên làm cơ sở, làm nền, là dám quyết. Bây giờ, tình trạng của ta để lại bao nhiêu vấn đề, nếu các đồng chỉ hỏi ở trên tồn đọng bao nhiêu vấn đề, những vấn đề ở dưới kiến nghị cứ để lại đấy, vì như anh nói, tế nhị hay sao đó, không dám quyết.

Tôi đã hỏi khi ông Nông Đức Mạnh xuống thăm Viện khoa học xã hội Việt Nam: Thưa anh, một yêu cầu đối với người lãnh đạo, nhất là lãnh đạo cao nhất, phải là dám quyết. Bác Hồ vào năm 1945, khi có những yêu cầu giải tán đảng cộng sản thì mới nhận được sự ủng hộ, mà giải tán đảng là khó lắm, thế mà Bác bàn với đảng rằng đảng phải hy sinh để cứu dân tộc, cứu tổ quốc, tạm thời giải tán. Những quyết định hệ trọng như thế mà Bác Hồ còn dám quyết, thì bây giờ, tại sao những vấn đề khác chúng ta phải né tránh?

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Bạn đọc Tuấn Anh (TP.HCM) mới gửi một câu hỏi đến Bàn tròn của chúng ta: Những điều các vị nói, đặc biệt là về đổi mới nhân sự, là những vấn đề tiên phong, tiên tiến của thời đại. Đảng ta là đảng tiên phong của dân tộc, Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Vậy với những tư tưởng đổi mới, tiến bộ của nhân loại, tại sao Đảng chưa áp dụng mà còn chần chừ, chờ đợi?

TS Mai Liêm Trực: Câu này phải là những vị lãnh đạo cấp cao của Đảng trả lời. Với tư cách là một người bình thường, tôi vẫn hy vọng là chúng ta sẽ làm được. Chỉ sợ chúng ta không đủ bản lĩnh, tầm nhìn để mà có dũng cảm thực hiện.

Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn: Nhưng thưa ông, Đảng chúng ta là Đảng hội tụ những tinh hoa, ưu tú nhất của dân tộc, chẳng lẽ là đội tiên phong, lại không đủ bản lĩnh hay sao?

TS Mai Liêm Trực: Trở lại những điều chúng ta đã nói, đặc biệt là nhận định của GS. Hiệp: Đảng luôn luôn đúng, các nghị quyết là vô cùng sáng suốt, nhưng cuối cùng vẫn thấy là Đảng cũng có thể mắc sai lầm, mà chúng ta đã mắc sai lầm. Có những giai đoạn là hoàn toàn sáng suốt, có những giai đoạn sai lầm, cái đó thì rõ ràng có trong lịch sử đảng ta. Cho nên không thể nói rằng lúc nào Đảng ta cũng hoàn toàn đúng đắn, lúc này cũng vậy thôi, cũng có thể có những sai lầm.

Trong bài phỏng vấn tôi có nói, làm sao để 20 năm nữa, khi kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng, nhìn lại năm 2010 này, ta có thể nói là ta đã tập hợp được trí tuệ, đã tập hợp được ý chí của dân tộc, đã có những quyết định đúng đắn, để ngày hôm nay (tức là 20 năm nữa) dân tộc chúng ta mở mày mở mặt, ngẩng đầu với thế giới.

 


 
Tấm gương
  Trí thức phải vừa có Trí dục vừa phải có Đức dục  
  Trói chân sáng tạo  
  Trong cuộc sống có phép nhiệm màu  
  Trực tuyến với người hùng FPT: Phải dám mơ to  
  Trực tuyến: Mở cánh cửa truyền thông Việt - Mỹ  
  Tự do sinh ra con người  
  Tự do tư tưởng gặp rủi ro  
  Tư duy tổng thể: Vấn nạn lớn của giáo dục Việt Nam  
  Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị  
  Từ ổ chuột bước vào Harvard  
  Tuổi nào có thể làm giàu?  
  Tuổi thơ cùng khổ của Tổng thống Hàn Quốc  
  Tượng vàng  
  Tỷ phú cho đi nửa gia tài vì lời hứa thời trai trẻ  
  Tỷ phú tự thân trẻ nhất châu Á  
  Vài số liệu về ngành giáo dục Mỹ (1)  
  Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa  
  Về giáo dục của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường  
  Về một số bất cập trong giáo dục  
  Về nghệ thuật - 1  
  Về nghệ thuật - 2  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 1  
  Vì một nền giáo dục “tốt và công bằng” - phần 2  
  Vị Tha & tâm từ & đạo đức  
  Vị thần tượng thời nay - ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - His Holiness Dalai Lama  
  Việc nước mà dân không biết thì không thể dân chủ được  
  Võ Quốc Thắng - Tôi chia sẻ với người dám làm doanh nhân  
  Vỏ quýt dày có móng tay nhọn  
  Vượt bão 2009: Đảng phải tập hợp sức dân bằng trí tuệ và gương mẫu  
  Đã đến lúc không thể tránh né những vấn đề cốt tử  
  Đảng lãnh đạo nhưng không áp đặt  
  Đạo Phật nguyên thủy và các tư tưởng chính  
  Đạo Phật và sự đau khổ trong cuộc sống  
  Để hành chính không còn “hành là chính”  
  Để lãnh đạo sáng tạo và chính trực  
  Điều gì quan trọng hơn: Ít bực mình hay hạnh phúc?  
  Đổi Mới II: Ý chí lãnh đạo và đồng thuận xã hội  
  Đôi tay đẹp  
  Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc  
  Đối thoại với Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Breath, breath, you’re online  
  Đối thoại với trí thức không cần treo bảng  
  Đột phá tư duy để tiến xa hơn  
  Đức Pháp Vương: Hãy chuyển hóa oán hận thành yêu thương!  
  Đức phật dạy con  
  Đức Phật dạy con như thế nào?  
  Đừng biến bầu bán thành trò xếp đặt duy ý chí  
  “Bức xúc đủ nhiều để những ai nguội lạnh xem lại mình”  
  “Chỉ giao trọng trách cho người có tư tưởng Đổi Mới”  
  “Dân cần nhưng quan không vội, dân vội thì lội mà sang”  
  “Đừng leo lên lưng cọp nếu chưa tìm ra sự độc đáo"  
Trang 4/4 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4