Suy ngẫm
Người mạnh
 

Đức Phật nói ở đời có hai hạng người mạnh, đó là người không gây lỗi và người gây lỗi biết sám hối sửa lỗi. Có trăm kiểu xin lỗi với những động cơ và mục đích khác nhau. Nhưng dẫu sao, mọi người vẫn muốn được nghe lời xin lỗi, lời nhận trách nhiệm từ chính người có lỗi.

Từ cổ đến kim, có không ít chính khách, người có quyền thế và địa vị trong xã hội, một lúc nào đó đã (vô tình hay cố ý) có việc làm, phát ngôn gây tranh cãi, bất bình trong dư luận.

Người có địa vị cao thì lời nói việc làm của họ càng ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội. Nguyễn Trãi từng dạy Thái tử: “…Cho đến những việc dùng nhân tài, nghe can gián, ra một chính sách, một mệnh lệnh, phát một lời nói, một việc làm, đều giữ chính trung…” (Hậu tự huấn).

Đối với những người có địa vị, trọng trách cao trong xã hội, lời xin lỗi không đơn giản chỉ là hành vi ứng xử tế nhị, có văn hóa mà nên đi cùng với nhận trách nhiệm và sau đó là những hành động tích cực để sửa lỗi. Lời xin lỗi cũng không nên hiểu đó là một cách nói có nghệ thuật, vì lời xin lỗi như thế giống với lời xin lỗi được dàn dựng trên sân khấu.

Lời xin lỗi cũng không nên hiểu đó là sự khôn ngoan, vì nếu xuất phát từ động cơ khôn ngoan, lời xin lỗi ấy có chủ đích cầu lợi, cầu hại, dễ bị người đời cho rằng “xảo ngôn”. Phải làm gì để chứng tỏ cho người khác thấy lời xin lỗi của mình có giá trị, có sức nặng và gây chấn động?

Lời xin lỗi đáng quý vì người làm lỗi đã nhận thức được vấn đề nghiêm trọng trong suy nghĩ, lời nói, hành động đã qua của mình và công khai thừa nhận.

Vì có trăm mắt đổ về, nên để trở thành dư luận tích cực hay tiêu cực trong xã hội, bước đầu phải qua sự nhanh ý chộp bắt lời phát biểu của một ai đó, hoặc thông qua tin đồn, một đồn mười, mười đồn trăm… Mọi người khi đối diện trực tiếp với thông tin thường có xu hướng “bỏ ý” và “không quên lời”.

Vì vậy, có những lời nói dù “đúng” trong phòng họp nhưng ra dư luận xã hội (nhận thức cao thấp khác nhau) cũng có nguy cơ trở thành “sai”. Trang Tử từng thốt lên: “Có lời là để tỏ ý, đặng ý, hãy quên lời… Ta làm sao tìm đặng kẻ biết quên lời để cùng nhau đàm luận”.

Hẳn “kẻ biết quên lời” phải là người có nhận thức tương đương, hoặc tri âm, tri kỷ. Nhưng khi chuyện “đúng sai” đã trở thành dư luận xã hội tiêu cực, nhiều khi cũng phải dẹp bỏ cái tôi đi mà xin lỗi, nhận trách nhiệm. Vì hiệu ứng xã hội của những phát biểu gây tranh cãi rất lớn, và khi không nhận được sự tương đồng trong cách hiểu về một phát ngôn thì lời xin lỗi được xem là một giải pháp tình thế, có thể xoa dịu những bất đồng, thậm chí những hỗn loạn, xuyên tạc.

Xin lỗi, nhận trách nhiệm trước việc làm sai là một trong những hệ giá trị có “chuẩn” mà cách nghĩ xã hội từ lâu đã đặt ra, đã quy ước với nhau. Lời nói, việc làm được các đối tượng tiếp nhận khác nhau đánh giá tích cực hay tiêu cực là một quá trình tự điều chỉnh, thậm chí là những khuynh hướng bắt buộc, cần thiết cho những thẩm định và đánh giá xã hội. Nhiều khi một sự “lệch chuẩn” nào đó cũng có thể kích thích suy nghĩ, sáng tạo, lòng tự trọng và trách nhiệm chung của mỗi người.

Nhưng lòng tự đắc, tự ti lại là dinh dưỡng để nuôi “cái tôi” phát triển. Cái tôi cá nhân, cái tôi tổ chức, cái tôi quyền lực, cái tôi báo chí… Những cái tôi này xâm chiếm đời sống xã hội đến một lúc trở thành khuynh hướng phô cái xấu ra, đẩy cái tốt lên. Nhưng phô cái xấu ra không khéo sẽ làm cho người đời học theo, đẩy cái tốt lên mà không đúng cũng chẳng khác gì “khen cho nó chết”. Ở đây, những phản biện xã hội là cần thiết trong quá trình điều hòa mâu thuẫn để thúc đẩy phát triển.

Điều gây ấn tượng với mọi người chính là hành động xin lỗi, thẳng thắn nhận trách nhiệm và nỗ lực sửa sai của người giữ trọng trách, vì nó có thể mở ra một đường lối mới mẻ khi ý thức, trách nhiệm cá nhân từ lâu vẫn luôn được ý thức tập thể bảo đảm. Mở cánh cửa “lời xin lỗi” là mở cửa lòng tự trọng và trách nhiệm.

Cánh cửa ấy khi được mở ra sẽ đón những luồng sinh khí phản biện xã hội tràn vào. Phản biện ấy làm cho người ta ý thức hơn về trọng trách, về vai trò “đứng mũi chịu sào” của mình.

Khép cánh cửa ấy lại thì sẽ có khuynh hướng nuôi lớn tự đắc, kéo theo một hệ thống “quan niệm” tương tự. Nuôi lớn tự đắc thì ưa dò xét, nhòm ngó, tìm lỗi người khác để tranh hơn, bao biện, đánh lạc hướng dư luận về cái lỗi của mình, đó chính là sợ lỗi. Đối với những người này lời xin lỗi sẽ cực kỳ khó khăn.

Đức Phật nói ở đời có hai hạng người mạnh, đó là người không gây lỗi và người gây lỗi biết sám hối sửa lỗi. Nếu cá nhân người có trọng trách không thể nhận thức được điều này thì sẽ kéo theo ứng xử phổ biến trong xã hội. Vì vậy, xã hội khó tạo nên những con người mạnh thực sự, nhất là khi những người có ảnh hưởng lớn tới niềm tin, sự kỳ vọng của dân chúng gây lỗi mà không biết nhận lỗi, đùn đẩy trách nhiệm.

Cũng từ hành vi nuôi lớn tự đắc này mà những tranh đấu, biện bạch xã hội không bao giờ có chiều hướng tích cực, dựng xây mà đi vào bới móc cái xấu, hạ bệ nhau, đẩy xã hội vào thế loạn tranh.

Trang Tử nói: “Đồng ý với ta, cho ta là phải; không đồng ý với ta, cho ta là quấy… Đã cho ta biện bác cùng anh, anh được, ta không được, vậy anh đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là quấy chăng? Nếu ta thắng được anh, anh không thắng được ta, vậy ta hẳn đã là phải, mà anh hẳn đã là quấy chăng? Hay là, hoặc khi phải, hoặc khi trái chăng? Hay là cả hai ta cùng phải cả, hoặc cùng quấy cả hay sao? Ta cùng anh không thể biết được nhau vậy. Giờ ta phải nhờ đến ai để quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với anh thì làm sao mà quyết định được. Cậy người đồng với ta để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với ta thì làm sao mà quyết định việc đó được. Vậy phải nhờ kẻ khác với anh và ta để quyết định điều đó ư? Họ đã khác với ta và khác với anh thì làm sao mà quyết định được. Nhờ người đồng với ta và đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với ta và đồng với anh thì làm sao mà quyết định được việc đó? Vậy thì, ta cùng anh, cùng người đều không thể biết nhau, còn phải đợi kẻ khác làm gì?”.

Chính vì điều này mà xã hội mới thiết lập nên những chuẩn làm người, những chuẩn trong ứng xử được cụ thể hóa bằng pháp luật, đạo đức… để thuyết phục các bên. Cái chuẩn ấy không bị vướng vào địa vị, xuất thân mà chỉ có một mục đích duy nhất ích mình lợi người và ích lợi cho cả hai. Và cái chuẩn ấy có thể đưa ra một bài trắc nghiệm để mỗi cá nhân tự đánh giá hành vi của mình.

Đánh giá được hành vi của mình thì lời xin lỗi, hành động nhận trách nhiệm sẽ làm cho cá nhân đó trở thành người mạnh thực sự, mở đường cho dư luận xã hội đi vào nền nếp trong ứng xử: dám nghĩ, dám nói, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm.

Lời xin lỗi đáng quý là người xin lỗi sau đó biết sửa lỗi để không lặp lại những việc làm tương tự, gây tổn thương vật chất tinh thần với người khác. Người đời ai không có lỗi, vì thế không ai đi tranh thắng với người biết nhận lỗi. Vì khi người ta đã biết nhận lỗi mà ta vẫn còn ghim cái lỗi mới của họ lại, lôi cái lỗi cũ của họ ra để cố tình làm giảm uy tín của họ, chính ta mới là kẻ yếu: “Làm cho người ta cùng lý đến phải ngậm miệng, đỏ mặt, toát mồ hôi, mình tuy hả lòng thật, nhưng đấy là người nông nổi khắt khe làm sao…” (Lữ Khôn).

Những người giữ trọng trách là những người có cơ hội được tiếp cận với nhiều chuẩn nhất từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đến giao tế, ứng xử… Chúng ta không muốn nhìn thấy họ có lỗi lầm, hoặc có lỗi lầm rồi mà không biết nhận trách nhiệm. Để có nhiều những ứng xử đúng mực với nước, với dân, chúng ta cần cả hai hạng người mạnh như trên.

Xã hội nào sở hữu được hai hạng người mạnh ấy, xã hội ấy sẽ phát triển đi lên. Hai hạng người ấy càng cần phải được nhân lên một cách rộng rãi ở mọi thành phần xã hội, vì đã từ lâu, do tự đắc, tự ti mà chúng ta đã mất quá nhiều, mất niềm tin, mất sáng tạo và mất cả lòng tự trọng.

 


 
Suy ngẫm
  Người nam châm - Bí mật của Luật hấp dẫn  
  Người thành công và kẻ thất bại khác nhau như thế nào  
  Người thợ cắt đá  
  Người trẻ và 5 lựa chọn quan trọng nhất cuộc đời  
  Người trời đầu thai náo loạn đất Hoà Bình  
  Người Việt có thông minh không?  
  Nguồn gốc ngày quốc tế thiếu nhi: 1 tháng 6  
  Nguy hại của sự chấp trước  
  Nguy hại của thói quen dựa dẫm  
  Nguyên lý hoạt động của nguyên tử - bài học quản trị  
  Nhận diện và hóa giải khổ đau  
  Nhân Quả  
  Nhân quả phần 01 - Hiểu đúng nhân quả  
  Nhân quả phần 02 - Số mệnh  
  Nhân quả phần 03 - Luật nhân quả  
  Nhân quả phần 04 - Ngẫu nhiên  
  Nhân quả phần 05 - Nhân quả phải trả  
  Nhân quả phần 06 – Chết là một sự nối tiếp của luật nhân quả vô thường  
  Nhân quả phần 07 – Con người ngày một đông hơn  
  Nhân quả phần 08 – Chuyển nhân quả quá khứ trong kiếp hiện tại  
  Nhân quả phần 09 – Nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì cuộc sống mới có hạnh phúc, an vui  
  Nhân quả phần 10 – Nỗi đau về thể xác  
  Nhân quả phần 11 – Từ Trường  
  Nhân quả phần 12 – Nghiệp tái sanh  
  Nhân quả phần 13 – Nghiệp làm sao chui vào bào thai  
  Nhân quả phần 14 – Nghiệp lành của phật  
  Nhân quả phần 15 – Sau khi nhập diệt chư phật con trở lại thế gian nữa không?  
  Nhân quả phần 16 – Khỉ vượn có phải là thủy tố của loài người không?  
  Nhân quả phần 17 – Quả báo có hay không?  
  Nhân quả phần 18 – Ăn của đà na tín thí mà không tu  
  Nhân quả phần 19 – Sát nhân thì nhân oán sát vật thì hóa kiếp làm chúng sanh của chúng  
  Nhân quả phần 20 – Nếu con người không ăn thịt chúng sanh thì chúng sanh sẽ tràn ngập trái đất  
  Nhân quả phần 21 – Làm kiếp con mèo là sắp đến kiếp làm người  
  Nhân quả phần 22 – Thông minh  
  Nhân quả phần 23 – Nhân quả xinh đẹp  
  Nhân quả phần 24 – Yếu tử được tái sanh không?  
  Nhân quả phần 25 – Tự tử  
  Nhân quả phần 26 – Mẫu chuyện “Người đẹp đại gia”  
  Nhân quả phần 27 – Nhân ác  
  Nhân quả phần 28 – Sát sanh cầu hạnh phúc  
  Nhân quả phần 29 – Cận tử nghiệp  
  Nhân quả phần 30 – Phước hữu lậu  
  Nhân quả phần 31 – Mất trí  
  Nhân quả phần 32 – Những câu hỏi về âm dương  
  Nhân quả phần 33 – Duyên nhân quả  
  Nhân quả phần 34 – Con người từ đâu sanh ra?  
  Nhân quả phần 35 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 36 – Làm chủ sanh, già, bệnh, chết (sinh, lão, bệnh, tử)  
  Nhân quả phần 37 – Sáu nẻo luân hồi  
  Nhân quả phần 38 – Hơi nóng chỗ nào thì tái sinh chỗ đó  
  Nhân quả phần 39 – Nhân quả có trùng hợp không?  
  Nhân quả phần 40 – Cái gì chịu hậu quả thiện ác, nếu không có linh hồn  
  Nhân quả phần 41 – Nghiệp  
  Nhân quả phần 42 – Người điếc không sợ súng  
  Nhân quả phần 43 – Nhân quả  
  Nhân quả phần 44 – Tướng cướp Angulimala  
  Nhân quả phần 45 – Lòng biết ơn và niềm mơ ước  
  Nhân quả phần 46 – Một ly sữa  
  Nhân quả và nghiệp báo  
  Nhân tướng học: Tướng mặt người lụy tình trong tình yêu  
  Nhẫn và chịu đựng  
  Nhàn đàm về nịnh  
  NHÂN, NGHĨA, LỄ, TRÍ, TÍN  
  Nhìn mặt đoán tính cách như thế nào?  
  Nhìn người  
  Nhìn sự việc một cách thực tế  
  Nhìn tai đoán vận mệnh của bạn  
  Nhớ đến tôi  
  Những bài học kinh doanh từ lời răn dạy của Đức Đạt-lại Lạt-ma  
  Những bài học từ thất bại  
  Những bài học về kinh doanh  
  Những dấu chấm câu  
  Những giấc mơ ảo về cuộc sống  
  Những hiểu lầm về nghiệp chướng  
  Những lời nói dối của người mẹ  
  Những lựa chọn khôn ngoan  
  Những lý do khiến bạn không thể làm lãnh đạo  
  Những nghịch lý của cuộc sống  
  Những người sống quanh ta  
  Những Nguyên Tắc Vàng của Dale Carnegie  
  Những phẩm chất làm nên nhà lãnh đạo (Phần 1)  
  Những thời điểm giúp bạn hiểu thấu những quy luật cuộc đời  
  Những thứ cần phải quên  
  Những yếu tố cần thiết để đạt được mục tiêu trong cuộc sống!  
  Những đặc điểm kết hợp làm nên tướng đại phú quý  
  Những điềm báo trước khi chết và cảnh giới tái sanh  
  Những điều giản dị  
  Những điều không nên làm trong cuộc sống  
  Những điều nên biết về phúc báo và tương lai của người phụ nữ  
  Những điều tuy nhỏ nhưng lại chứa đựng nhiều ý nghĩa lớn  
  Những Bí Quyết Dẫn Đến Thành Công Và Hạnh Phúc  
  Niềm tin có giá trị riêng  
  Nói thật  
  Nuôi sách nghìn ngày dùng một lúc  
  Phải ham đọc rồi sẽ "biết đọc"  
  Phản đề của một 9X về sự hy sinh  
  Phật giáo với hòa giải  
  Phát ngôn & Hành động: Siêu xe, siêu lệ và tiếng thở dài buồn  
  Phật nói về mặt trăng !  
  Phép lạ của sự tỉnh thức - Thiền sư Thích Nhất Hạnh  
Trang 6/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau