Truyện ngắn
Một chuyện bí mật
 

V. ALECSAKIS (HY LẠP)

Người nằm trên bàn mổ không đẹp, không xấu, không to lớn, không bé nhỏ, không béo, không gầy, Ở chỗ đôi tai của anh ta chỉ là cái lỗ có rìa nham nở.
Anh ta đang ngủ say, hơi thở nhẹ và đều. Giống như hơi thở của đứa trẻ sơ sinh, Jean Batist nghĩ.

Trong khi đó, tay cầm chiếc que thuỷ tinh, ông giáo sư sang bàn bên cạnh khuấy một chất lỏng sền sệt như lòng trắng trứng trong bình kim loại.

- Giáo sư có cần tôi giúp đỡ không? Jean Batist hỏi.

- Việc này trông thì dễ nhưng phải nắm bắt đúng lúc cần khuấy nhanh thì khuấy chậm. Khó hơn làm món nước sốt đấy!

Ông giáo sư mỉm cười. Jean Batist chưa thấy ông vui như thế bao giờ, anh mới biết ông cách đây một tuần lễ. Chắc ông vui vì công việc sắp hoàn thành. Bản thân anh vẫn chưa tin đây là chuyện thật. Có lẽ anh chỉ tin hắn khi cười kia thức giấc, đứng dậy và cất tiếng nói.

- Tôi rất nóng lòng chờ kết quả, - anh nói.

- Chiều nay anh ta sẽ thức giấc… Nếu mọi chuyện tốt đẹp, ngay tối nay anh ta sẽ đi xe điện ngầm như tất cả những người khác.

Ông giáo sư buông chiếc que thủy tinh ra, nó ở vị trí thẳng đứng vài giây trong chất lỏng, rồi nghiêng đi.

- Xong rồi - ông nói. Ông đặt bình chất lỏng lên bàn mổ rồi chăm chú nhìn mặt người đang ngủ.

- Lấy cho tôi một đôi tai, - ông giáo sư nói .

- Cỡ bao nhiêu ạ?

- 34 hoặc 36.

Chiếc tủ lạnh có hai hàng với tám cửa choán toàn bộ một mặt tường phòng mổ , Jean Batist phải đứng lên ghế mới mở được một cửa ở hàng trên. Anh lục tìm trong mấy túi ni-lông.

- Chỉ có cỡ 42 thôi ạ!

- Thật đáng tiếc, - ông giáo sư nói.- Thôi được, anh đưa đây keo sắp rắn lại rồi. Gắn cho anh ta một đôi tai vậy!

Jean Batist đi ăn trưa ở nhà ăn của viện, đó là một gian phòng lớn tầng hầm thứ 13. Các bàn ăn cá nhân kê cách nhau 2-3 mét. Việc giao tiếp không bị cấm, nhưng được coi là không nên. Jean Batist chỉ có một lần duy nhất, ngoài giờ làm việc, trao đổi vài lời với một người. Lúc ấy, anh đang ở trong thang máy. Người kia hỏi anh:

- Anh mới đến đây làm?

Rồi tiếp:

- Anh làm việc ở đâu?

- Ở tầng hai mươi tư.

- À, tôi biết rồi. Chỗ ông Duratier!

Anh gật đầu. Thật ra, anh chưa biết tên ông giáo sư. Chẳng qua anh không muốn tiếp tục câu chuyện. Chắc người kia cũng nhận thấy thế nên không hỏi nữa.

Anh tự nhủ: Giá anh quên được tên ông giáo sư đi thì tốt. Ngay cả với vợ anh cũng chỉ sợ để lộ cho chị biết nhiệm vụ thật của viện nghiên cứu sức khoẻ và y học trông rất bình thường này,

Cũng như anh, chị ngạc nhiên vì khi anh xin vào làm họ đòi trình những bằng cấp rất khác nhau: không những bằng cấp về sinh học và y học, mà cả về hoá học và chế tạo máy.

Vợ anh không tò mò hỏi han về công việc anh làm. Chị tin rằng anh có nói, chị cũng không hiểu gì. Vả lại, chị đang quan tâm đến đứa con trong bụng. Đúng hơn Jean Batist được nhận vào làm, chị biết rõ là chị đã có bầu. Buổi tối, chị báo cho chồng cái tin lớn lao ấy, nhờ vậy, anh đã phần nào vượt qua được cơn sốc khi anh biết chuyên ngành thật của viện nghiên cứu này, anh sẵn lòng nói với ông giáo sư (anh cố không nhắc đến tên ông và anh đã thành công) về chuyện vợ anh có bầu, nhưng chưa có dịp thuận tiện. Có lẽ hôm nay, anh sẽ có dịp chăng?

Thức ăn ở nhà ăn không sang trọng nhưng không quá tồi. Jean Batist không uống rượu. Anh thấy xung quanh anh cũng không ai dùng rượu hoặc bia. Mọi người chào nhau chỉ bằng cách thoáng hất đầu.

Anh cảm thấy choáng váng khi ông giáo sư cho biết ở đây sản xuất người máy, nhưng không phải bằng bộ phận máy móc, mà bằng xương bằng thịt, giống hệt con người thật, - nhưng anh tự chủ được. Hay ông chỉ nói đùa nhỉ? Hay ông nói vậy là để thử anh lần nữa xem phản ứng của anh thế nào trước khi nhận anh vào làm?

Ông giáo sư bảo anh mở một tủ lạnh nhỏ bên cạnh bàn viết và nhìn chất liệu ở bên dưới. Anh lẳng lặng làm theo lời ông: Đúng, chất liệu ấy giống như thịt nghiền có cả các thớ.

- Chất để tạo hệ cơ bắp đấy, do chúng ta tự sản xuất, ở đây còn sản xuất cả não, bộ xương, tim, phổi. Ở mỗi khoa có gần hai mươi phân khoa. Bây giờ chúng ta có thể đi thêm vài phân khoa, nếu anh muốn.

Không chờ Jean Batist trả lời, ông đứng dậy và tiến về phía cửa. Thoạt tiên, ông đưa anh vào phân khoa não, tại đây có gần ba chục người, chủ yếu là đàn ông, đang cặm cụi làm việc bên những chiếc bàn nhỏ. Không ai chú ý gì cả đến ông giáo sư, cả đến Jean Batist.

- Tất nhiên, nay mai tôi sẽ giới thiệu cho anh biết tỉ mỉ công việc của chúng ta, - ông giáo sư nói. - Anh có muốn hỏi gì không?

- Thế những…

Anh không biết gọi thế nào những sinh vật do ông giáo sư tạo ra.

Thế những…con người, nếu có thể gọi họ như vậy…họ bao nhiêu tuổi?

- Từ hai mươi lăm đến hai mươi bảy tuổi…đó là lứa tuổi tốt đẹp, tôi nghĩ thế. Học hành đã xong, nghĩa vụ quân sự đã xong, họ có thể toàn tâm toàn ý cống hiến cho công việc.

- Nghĩa là họ cũng có một lý lịch?

- Đại khái thế…chúng ta nạp cho họ những kiến thức để họ trở thành chuyên gia giỏi, chúng ta còn nạp cho họ những ký ức nữa: họ nhớ nơi sinh của họ, nơi đó hoặc là một làng quê hẻo lánh, hoặc là một khu phố mới được xây dựng lại hoàn toàn, như quận mười ba ở Paris chẳng hạn. Họ nhớ bố mẹ họ đều đã mất sớm, nhớ những trường học họ đã từng học. Nhưng họ không có nguyện vọng thăm lại những nơi ấy… Đôi khi họ gặp các bạn cũ. Đương nhiên đó là những người máy do chúng ta sản xuất, với những người này họ có thể hồi nhớ quá khứ, vì chúng ta cung cấp cho bọn họ về những ấn tượng như nhau về tuổi thơ ấu và thiếu niên.

Ông giáo sư giơ tay chỉ cánh cửa tiếp theo.

- Nếu anh muốn, bây giờ chúng ta sẽ thăm phân khoa chế tạo lồng ngực.

Họ bước vào hành lang.

- Chúng ta không muốn sản xuất những sinh vật hoàn hảo, - ông giáo sư nói. Người máy của chúng ta cũng ốm đau, hói đầu, rụng răng như tất cả mọi người. Họ thường chết sớm, khoảng năm mươi lăm tuổi, vì chứng nhồi máu.

Cửa vào phân khoa lồng ngực đóng kín.

- Chắc họ đang kiểm kê, ông giáo sư nói.

Sẽ khômg ai tin ta, Jean Batist nghĩ, nếu ta kể rằng ở đây sản xuất hàng loạt những người máy có thể bị mắc bệnh cúm.

- Chúng ta chỉ cho họ những kiến thức cần để làm việc. Chúng ta không sản xuất những thiên tài, vì họ có thể hoài nghi. Chúng ta chỉ tạo ra những chuyên gia kỹ thuật.

- Thú vị thật, - Jean Baist nói. - Ta có thể cho họ biết tất cả các thứ tiếng!

- Tất nhiên, nhưng không nên quên rằng đây mười hai người máy Pháp, chúng ta chỉ cho họ một số kỹ năng cơ bản tiếng Anh, nhưng phát âm của họ rất tồi.

Vậy là buổi chiều ngày đầu tiên ấy Jean Batist ký hợp đồng làm việc, trong đó có khoản cam kết giữ bí mật hoạt động của viện.

Lúc 1 giờ, anh tới phòng làm việc của ông giáo sư, thấy ông đang trầm ngâm. Ông mời anh ngồi.

Qua một số câu chuyện tình cờ nghe được, anh biết ông ăn ngủ luôn ở viện, rất mê các phim truyền hình nhiều tập của Mỹ, và hình như chính ông là một trong mhững người sáng lập ra viện. Theo lời một nhân viên, viện này đã có từ những năm 70 và đã sản xuất ra hàng triệu người máy.

- Anh có điều gì bận tâm? - Ông giáo sư ngồi thẳng lên, hỏi.

- Tôi muốn nói với giáo sư rằng vợ tôi đang có bầu.

Ông giáo sư vẫn thản nhiên, rồi ông nói:

- Xin chúc mừng anh… Như thế rất tốt, vì khi có con, người ta sẽ đầm lại và có nề nếp hơn.

Jean Batist rất thất vọng. Anh tưởng ông sẽ hỏi han anh thêm. Chắc ông không có con, anh nghĩ.

- Còn anh chàng người mới của chúng ta ổn cả, - ông giáo sư nói tiếp. – Anh ta sắp đến đấy. Tên anh ta sẽ là Philippe.

Có tiếng gõ cửa, bà thư ký bước vào.

- Thưa giáo sư, mọi chuẩn bị của Phillipe đã xong. - bà nói. - Tôi đã thuê cho anh căn hộ một phòng ở một toà nhà cao tầng. Ở đó không có người gác cổng. Đồ đạc trong phòng phù hợp với ký ức anh ta được trang bị: anh ta ở đó đã một tháng kể từ khi đến Paris, biết thành phố đủ để có thể tự về nhà. 8 giờ 30 sáng mai, anh ta sẽ bắt đầu làm việc ở công ty sản xuất thiết bị năng suất cao.

- Tốt lắm, - Ông giáo sư nói. - Chị mua vé tháng xe điện ngầm cho anh ta rồi chứ?

- Vâng… Cho anh ta vào đây được chưa ạ?

- Được rồi.

Bà thư ký ra ngoài. Vài giây sau, Philippe chạy vào ôm lấy ông giáo sư.

- Thưa giáo sư, ông thật tuyệt vời! Tôi cảm thấy khỏe mạnh hơn bao giờ hết! Còn đây chắc là trợ lý của ông? - Anh ta đưa mắt về phía Jean Batist. - Tôi tin rằng cả anh ấy cũng tuyệt vời! Cuộc đời thật là đẹp !

Anh ta tràn trề sức sống, thành thử phải khó khăn lắm Jean Batist mới nhận ra đó chính là anh chàng nằm trên bàn mổ. Anh ta mặc bộ com-plê vừa vặn, tay xách chiếc cặp ngoại giao… Đôi tai to không làm anh ta xấu đi. Jean Batist nghĩ. Trông anh ta hoàn toàn bình thường.

- Anh có nhớ tai nạn xảy ra thế nào không? - Ông giáo sư hỏi.

- Tôi nhớ không rõ. Tôi chỉ biết tôi bị ô tô chẹt.

- Đúng thế… Nếu có vấn đề gì về sức khoẻ, anh phải đến đây.

- Tôi cảm ơn ông đã tìm việc làm cho tôi. Đây là một cơ may hiếm có, vì mơ ước của tôi là hiện đại hoá công nghiệp và tăng năng suất thiết bị! Chắc gì tôi đã vượt qua được kỳ thi tuyển!

Giám đốc công ty kia, Jian Batist nghĩ, chắc cũng được chế tạo ở đây. Hay ít ra cũng là khách hàng của viện này.

- Tốt lắm, Philippe, - ông giáo sư nói.- Tôi nghĩ bây giờ anh nên về nhà, vì sáng mai anh đã phải đi làm sớm.

Hai người bắt tay nhau.

- À, tôi muốn hỏi anh thêm một câu không tế nhị lắm… Anh định sẽ dùng tháng lương đầu tiên làm gì?

- Tôi chưa biết… Câu hỏi của giáo sư hơi bất ngờ. Có lẽ tôi sẽ mua một máy ghi âm… Hoặc mua cổ phiếu.

Ông giào sư tắt đèn trên trần rồi lại ngồi xuống. Căn phòng chỉ được chiếu sáng bởi chiếc đèn bàn, Jean Batist ngồi trong bóng tối.

- Anh nghĩ gì vậy? - Ông giáo sư hỏi.

- Tôi nghĩ không biết tất cả những chuyện này có mạo hiểm lắm không… Hôm qua, tôi và vợ tôi ngồi ở quán cà phê gần ngân hàng Credt Universel, đúng giờ tan tầm. Trong nữa giờ đồng hồ, tôi thấy hàng trăm người ra khỏi toà nhà ấy. Họ ăn mặc gần giống nhau, dáng đi cũng rắn rỏi như nhau, ánh mắt nhìn cũng như nhau. Tôi có cảm giác như thể họ được sản xuất hàng loạt .

- Điều anh vừa nói khiến tôi rất vui, vì ở nhà băng ấy chỉ có ít người của chúng ta làm việc. Nhưng bây giờ có thể thấy rõ nguồn bức xạ tôi nạp cho họ đủ mạnh để tác động tới tất cả những người khác. Chỉ thế hệ sau mới thực sự có thể gây nguy hiểm nhưng chúng ta đang làm tất cả những gì cần thiết để điều khiển được chúng. À quên, hình như tôi chưa nói rằng những người chúng ta chế tạo ra cũng có thể có con nhỉ.

Lúc ngồi trên xe điện ngầm về nhà, Jean Batist chỉ nghĩ tới đứa con tương lai của anh.

VŨ ĐÌNH BÌNH dịch

 


 
Truyện ngắn
  Một cử chỉ đẹp  
  Một cuộc đua tài  
  Một hoàn cảnh hai cuộc đời  
  Một hoàn cảnh, hai cuộc đời  
  Một kết thúc có hậu cho một tình yêu chân thành...  
  Một lời khen  
  Một ly sữa  
  Một mẩu truyện ngắn cảm động...  
  Một ngày làm vợ  
  Một thế giới không phải của người lớn  
  Mưa.... và Nước Mắt !  
  MULLA NASRUDDIN học bơi  
  Muốn Sửa hay muốn Bỏ?  
  Này anh .... em không muốn hôn .... Em muốn lên giường !  
  Nếu có kiếp sau  
  Nếu con có thể sống sót, con hãy nhớ rằng mẹ rất yêu con  
  Nếu em chịu yêu anh sớm hơn  
  Ngày cưới trao thân cho tình cũ  
  Ngày lễ của mẹ  
  Ngày sinh nhật cuối cùng  
  Nghệ thuật nói chuyện  
  Nghi người trộm rìu  
  Nghĩa vợ chồng  
  Ngọn nến không cháy  
  Ngụ ngôn thỏ và rùa  
  Người bạn  
  Người bắt quạ thết khách  
  Người bới rác  
  Người cha quét lá  
  Người cha đưa cơm hộp  
  Người chồng bao dung  
  Người con trai  
  Người cưỡi ngựa  
  Người giải mộng thông minh  
  Người hướng dẫn bất đắc dĩ  
  Người mẹ  
  Người mẹ một mắt  
  Người mù sờ voi  
  Người ngày xưa  
  Người phụ nữ anh cần  
  Người phụ nữ hoàn mỹ  
  Người tình của mẹ  
  Người vợ (2)  
  Người đánh cá và đá quý  
  Người đời ai cũng quý tiền bạc  
  Nguồn gốc của sức mạnh  
  Nhân nào quả nấy  
  Nhân Quả  
  Nhân quả 2  
  Nhật ký - nếu con mất trước mẹ  
  Nhật ký về mẹ  
  Nhất định sẽ gọi  
  Nhiều lần  
  Nhìn thấy ánh sáng là năm bạn 16 tuổi  
  Nhờ gió mang cõi lòng của nó đến anh  
  Những câu truyện cực ngắn  
  Những cuộc viếng thăm quý giá  
  Những dấu chấm câu  
  Những hòn đá cuội  
  Những lá thư không được trả lời  
  Những người bạn với cái nắm tay ảo  
  Những niềm vui nhỏ  
  Nhường nhịn  
  Niềm vui  
  Niềm vui của cá  
  Niềm vui khi nào đến?  
  Nó là bạn cháu!  
  Nỗi buồn sau hàng mi  
  Nơi chúng ta cần sống  
  Nối dài những vết cứa sâu...  
  Nỗi lo sợ không tên  
  Nỗi oan dậy đất  
  Nói với con gái trong tình yêu thơ dại đầu đời  
  Nỗi đau  
  Nốt nhạc chỉ vang vọng vào những cơn mưa  
  Nụ cười trên môi  
  Nụ cười đến sau nước mắt  
  Nửa tấm thảm  
  Nước mắt  
  Ông ấy cần tôi  
  Ông bí thư  
  Ở PARIS  
  Phật ở đâu?  
  Phía sau một tình yêu  
  Phim tục  
  Phở chỉ dành cho bố  
  Phỏng Vấn Thượng Đế  
  Phụ nữ thực sự muốn gì?  
  Phượng  
  Phút cuối  
  Quà sinh nhật  
  Quà tặng quý giá nhất trong cuộc sống  
  Quà tặng tình yêu của anh lính thủy  
  Quả táo của Jules..  
  Quán trọ  
  Quẳng gánh lo đi mà vui sống  
  Quý bà có giọng nói biết cười  
  Quyết chí ra đi  
  Quyết định sáng suốt  
  Rẽ trái, rẽ phải...  
Trang 5/7 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7  Trang sau