Tấm gương
Giáo dục lòng say mê làm việc

TT - Thực tế cho thấy những cá nhân thành đạt đều có chung một tính cách, đó là lòng say mê với công việc mình làm.

Chính lòng say mê nảy sinh tính kiên trì, không chùn bước trước khó khăn và quyết tâm đi tới thành công.

Tôi không ngạc nhiên khi nghe tin một nông dân không có bằng cấp kỹ thuật lại thiết kế được máy tách hạt bắp, trong khi các kỹ sư không làm được. Lòng say mê tìm tòi có thể giúp họ học hỏi và tiến xa hơn nhiều người được học hành, đào tạo bài bản.

Rất nhiều bạn trẻ bây giờ không tạo cho mình được lòng say mê công việc. Tốt nghiệp phổ thông, nếu rớt đại học, họ không biết làm gì và cảm thấy cuộc đời bế tắc. Họ coi thường mọi công việc khác.

Nhiều bạn đậu đại học nhưng học hành thụ động, chỉ đối phó với bài vở ở lớp, cũng do không có niềm say mê. Tốt nghiệp rồi, họ cố tìm cho được một việc làm và yên phận ở đó, không tiếp tục học hỏi để hoàn thiện mình hơn cũng vì thiếu ngọn lửa say mê đó.

Nhiều bạn trẻ ở nông thôn không tiếp tục học hành, an phận không phấn đấu để có đủ trình độ theo học những lớp đào tạo nghề công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... nhằm đáp ứng những yêu cầu trong giai đoạn kinh tế hội nhập, chấp nhận được thuê mướn bấp bênh.

Chúng ta có thể giáo dục lòng say mê làm việc và sáng tạo được không? Có. Đó là nền giáo dục tôn vinh thành quả lao động, tôn vinh sáng tạo và lòng quyết tâm vượt khó, nhưng không phải bằng những lời nói suông.

Khi còn nhỏ, tôi nhớ hằng tuần đều có những buổi lao động, gần thì nhổ cỏ sân trường, xa hơn thì trồng cây trên núi hay đắp đê... Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục “lao động” trong nhà trường, nếu có, vẫn còn ở mức rất đơn giản. Học sinh chưa được tiếp xúc với những công việc đa dạng, đầy sáng tạo tìm tòi, cũng như chưa được nhìn thấy và cảm nhận những niềm say mê từ cuộc sống đa dạng đó.

Con trai tôi, 8 tuổi, có một năm học tại một trường tiểu học công ở bang Massachusetts, Mỹ. Một lần về nhà, cháu khoe rằng hôm nay lớp mời một nông dân đến kể về chuyện trồng táo trong trang trại. Các em đặt câu hỏi và ông ấy trả lời về việc có phải họ gieo hạt táo không, táo hái xuống bán ở đâu...

Tôi nghe mà thật khâm phục, vì biết rằng tất cả những thông tin đó không phải là cô giáo không kể được, mà các em chỉ có được cảm xúc thật sự và niềm quan tâm thật sự khi được nói chuyện “người thật việc thật” như vậy. Từ đó cháu rất quan tâm đến chuyện trồng táo, thường suy nghĩ và đặt nhiều câu hỏi về việc trồng táo và các loại cây khác.

Lần khác, cháu tham quan một trại làm xirô maple, loại xirô nấu từ nhựa cây maple đặc sản nổi tiếng của vùng Bắc Mỹ. Tôi chứng kiến các cháu nhỏ say sưa lắng nghe nông dân mô tả cách lấy nhựa ra sao, lúc nào thì tốt cho cây, nấu xirô như thế nào, rồi được nếm thử xirô mới nấu, cũng như tham quan khắp trang trại và... đặt câu hỏi tùy ý.

Tôi tin rằng chính việc tiếp xúc với thực tế và cảm nhận được niềm say mê của người lao động sẽ cho các em óc quan sát, tìm hiểu và xây dựng niềm say mê với những công việc quanh mình. Đó còn là dịp dạy các em về chăm sóc, bảo vệ môi trường và những kiến thức xã hội khác.

Tôi từng nói chuyện với một chủ lò gốm. Đối với ông ấy, nung gốm là cả một thế giới: đất thế nào, nhiệt độ lò ra sao, làm sao có được màu men mong muốn... Tôi cũng từng trò chuyện với nhiều người nuôi cá bè ở An Giang, cũng thấy một trời say mê trong thế giới ấy: chừng nào thu hoạch, cá bệnh thì làm sao, thức ăn gì, lúc nào thì lọc nước, đã thất bại và vươn lên ra sao. Một chủ doanh nghiệp tự hào kể về những ngày mới lập nghiệp tay trắng khổ nhọc lao đao như thế nào, vượt qua khó khăn ra sao.

Cho dù họ là ai, tôi luôn cảm nhận được họ thành công chính vì họ say mê đeo đuổi công việc của mình, và điều quan trọng hơn, họ luôn truyền niềm say mê lao động, tiến thân và lập nghiệp cho người khác, chưa kể khối lượng kiến thức đầy thực tế mà họ có thể chia sẻ.

Một xã hội có nhiều người đầy lòng say mê và ý chí vươn lên không thể không phát triển mạnh mẽ. Đến bao giờ nền giáo dục của chúng ta có thể đưa họ đến thắp lên lòng say mê đó cho các em?

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG (thạc sĩ phát triển quốc tế và thay đổi xã hội)

 


 
Tấm gương
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau