Tấm gương
GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)

phần 1, GS Michael Porter đã nêu lên bảy thế mạnh cạnh tranh độc nhất vô nhị mà nước Mỹ có được so với các nước còn lại trên thế giới. Tiếp theo, GS nêu lên những rào cản trở ngại và hạn chế cần tránh để giúp Mỹ có thể giữ vững thế mạnh cạnh tranh của mình.

Chi phí cao ngất, những rào cản trở ngại lớn

Các chính sách liên bang – với việc gia tăng không cần thiết chi phí cũng như mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh – đã phần nào đẩy hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất đi những thế mạnh riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Những quy định ngổn ngang, chồng chéo về tuyển dụng, về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩn sản xuất ra cũng như đối với môi trường cần phải thay đổi để mở đường cho việc tiếp cận tốt theo hướng giảm chi phí và giảm các vụ kiện tụng, tranh chấp.

Tuy vậy, trở ngại lớn nhất cản trở việc cải cách chính là những quyền lợi đặc biệt một số người được hưởng từ luật cũ. Hoa Kỳ đã trở thành một trong những quốc gia thuế cao – không chỉ nói về tỷ suất thuế quan mà còn ám chỉ cả về mức độ phiền nhiễu hành chính.

Những trở ngại về cơ sở hạ tầng, do sự bỏ bê, sao lãng cũng như chi tiêu thiếu định hướng từ phía cấp lãnh đạo, đang đẩy chi phí vận hành nền kinh tế phụ thuộc vào các dịch vụ hậu mãi ngày càng lớn. Không chỉ thuế cao, Hoa Kỳ cũng là một nước sử dụng năng lượng không hiệu quả, trong khi đó các chính sách công lại chẳng lấy gì làm thành công trong việc khuyến khích bảo tồn nguồn năng lượng quý giá.

Ngoài ra, chi phí dịch vụ y tế ở Mỹ quá cao, mà không có một nỗ lực nghiêm túc, chính thức nào nhằm cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tích hợp và hiệu quả hơn.

Chung qui lại, tất cả các chi phí kinh doanh không cần thiết, đi đôi với hố sâu khủng hoảng về kĩ năng quản lý, đang trở thành một nguyên nhân cốt yếu đẩy các dự án đầu tư ra khỏi đất nước – không ngoại trừ cả những khoản đầu tư từ chính các công ty của Mỹ.

Thay vì vạch ra những lý do thực sự khiến chảy máu đầu tư ra nước ngoài, các đảng phái lại chỉ tập trung vào việc tranh cãi, đấu khẩu với nhau về việc chấm dứt, loại bỏ những nhập nhằng, những lỗ hổng về thuế (tax loopholes[1]), dù ai cũng biết một sự thật là thuế suất của Mỹ thuộc loại cao nhất trên toàn thế giới. Vậy tư duy chiến lược nằm ở đâu?

Thương mại và đầu tư nước ngoài là nền móng vững chãi cho những thành công của nền kinh tế, nhưng Mỹ đang mất đi thế mạnh tập trung và sự tín nhiệm trong việc định hình, và vận hành hệ thống thương mại quốc tế. Nền kinh tế của chúng ta ngày nay phụ thuộc quá nhiều vào các dịch vụ cao cấp và bán các tài sản trí tuệ - ý tưởng, phần mềm, truyền thông.

Tuy nhiên, cho đến giờ, tốc độ và mức độ của việc ăn cắp bản quyền, vi phạm luật sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng một cách chóng mặt, cùng với các rào cản và sự cạnh tranh về dịch vụ cũng ngày càng cao, đang gây trở ngại cho hệ thống mậu dịch quốc tế, đi ngược lại với một nền kinh tế trí thức.

Không có chiến lược lâu dài, Mỹ rơi vào khủng hoảng đường lối trong việc đàm phán hiệu quả với những quốc gia phát triển khác – cùng nhau chung tay giải quyết những vấn đề nêu trên, và cũng không mấy thành công trong việc trợ giúp các nước nghèo. Chính vì vậy niềm tin chắc chắn vào một thị thường mở cửa và sự cải tổ nội bộ - không sớm thì muộn – ngày càng lên cao.

Mỹ đã đánh mất vai trò chiến lược, chủ chốt ở những nước Châu Mỹ La tinh – vốn là đối tác buôn bán truyền thống lâu đời. Chúng ta cũng không thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình ở lục địa châu Phi, ở Trung Đông và châu Á bằng việc giúp đỡ những nước này cải thiện đời sống người dân của họ.

Những hỗ trợ quốc tế của chúng ta vẫn chủ yếu gắn chặt với hình thức mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, thay vì một sự giúp đỡ nào khác thiết thực hơn. Quốc hội thì thất bại trong việc thông qua những thỏa thuận thương mại với các quốc gia như Colombia – những nước sẵn sàng cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc kinh kế của chúng ta.

Một thất bại chiến lược cuối cùng mà tôi muốn đề cập tới, trên nhiều phương diện, có lẽ sẽ làm nhiều người cảm thấy bối rối, lo lắng. Tất cả người dân Hoa Kỳ, không một ai không biết rằng hệ thống giáo dục công của chúng ta chính là một điểm yếu thực sự.

Có lẽ chẳng mấy người nhận ra một sự thật rằng: ngày nay, những công dân đang nghỉ hưu từng được giáo dục tốt hơn nhiều so với những người trẻ tuổi mới gia nhập vào lực lượng lao động. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, được gắn mác là một người Mỹ, điều đó không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ có được một việc làm với mức lương cao như trước trước đây nữa.

Không có kĩ năng và sự giáo dục đẳng cấp thế giới, người Mỹ phải cạnh tranh gay gắt với người lao động đến từ những quốc gia khác – cạnh tranh đặc biệt trong những công việc mà lúc nào họ cũng có thể bị chuyển đi bất kì đâu. Một viễn cảnh – mà trong đó nhiều người Mỹ có thể phải chạy trốn khỏi những áp lực cứ ngày một gia tăng, đè nặng lên mức sống hàng ngày của họ - sẽ không diễn ra trừ khi chúng ta cải thiện đáng kể diện mạo của các trường đào tạo công trong nước.

Sự nhập cư, dù hợp pháp hay không, của đội ngũ lao động kỹ năng kém, không thể giúp ích gì trong việc cải thiện kĩ năng lao động của một số người dân của chúng ta, mà chỉ làm cho vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng.

Vấn đề không nằm ở tiền bạc – bởi ai cũng biết Hoa Kỳ hàng năm vẫn chi tiêu một khoản lớn vào giáo dục công, cũng như dịch vụ chăm sóc y tế. Vậy thì vấn đề nằm ở đâu? Phải chăng đó chính là cấu trúc của hệ thống giáo dục của chúng ta?

Lấy ví dụ, đáng lẽ các bang cần củng cố hay hợp nhất một vài trong số 14.000 các trường học địa phương trong hạt lại – mà thực tế là sự tồn tại của chúng gần như đảm bảo một sự không hiệu quả và bất cân bằng trong hệ thống giáo dục toàn cộng đồng. Vậy mà, thay vì phải thực hiện một số đổi mới cấp thiết như trên, những nhà lãnh đạo chính phủ của chúng ta lại không ngừng tranh cãi về những thay đổi từ từ khác.

Những cuộc tranh cãi cũ rích, liên miên

Một chiến lược mới nhằm đảm bảo tương lai kinh tế Mỹ, đồng thời thu hút được sự chú ý và ủng hộ của đại đa số, là hết sức cần thiết trong lúc này. Tuy nhiên, người Mỹ đã được chứng kiến những gì? Hàng ngày, chúng ta cứ phải nghe đi nghe lại những cuộc tranh luận gây ly gián cũ rích.

Đảng viên đảng Cộng hòa thì không ngừng lặp đi lặp lại tư duy thị trường tự do giản đơn, thậm chí là với họ sự vắng mặt của tất cả các quy tắc cũng chẳng có nghĩa lý gì. Họ cứ thuyết giáo về sự tin tưởng thái quá vào bản thân như thể không cần một tấm lưới an toàn bảo vệ nào cả.

Thậm chí, một số đảng viên đảng Cộng hòa còn tranh luận một cách hết sức nhiệt thành rằng đất nước của chúng ta không nên có một chiến lược dài lâu nào bởi như vậy nó sẽ chỉ là “chính sách công nghiệp”.

Vấn đề thực tại của chúng ta không phải là chọn ra ai là kẻ thắng – người thua trong cuộc chạy đua của ngành công nghiệp, mà cái chính là phải cải thiện môi trường kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp của Mỹ, và có những thứ chúng ta không thể làm gì nếu không vạch rõ ra những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Tóm lại, theo lập trường của các đảng viên đảng Cộng hòa thì dường như kinh doanh có thể thịnh vượng, phát đạt mà không cần tới những điều kiện xã hội lành mạnh.

Trong cùng lúc đó, các đảng viên đảng Dân chủ tiếp tục chủ đề trên với thái độ như thể họ muốn phán đoán, trừng phạt những thành công trong kinh tế và đầu tư. Họ bào chữa cho những thành phần gây trở ngại tới sự cải cách trong một số lĩnh vực như giáo dục; lúc nào cũng gắn chặt với các cách tiếp cận vấn đề quản lý phức tạp, cồng kềnh; và kiên quyết kháng cự lại những cách thức để làm cho chi phí kiện tụng của các doanh nghiệp tương ứng với các quốc gia khác.

Trong một nền kinh tế toàn cầu không thể đảo ngược như hiện nay mà thái độ của những người này với vấn đề giao dịch thương mại vẫn mập mờ, nước đôi.

Để lấy lại thế mạnh cạnh tranh cho nước Mỹ, chúng ta phải vượt xa khỏi những giới hạn tư duy đó. Những vị lãnh tụ chính trị, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, và toàn thể xã hội hơn lúc nào hết cần phải ngồi lại với nhau và bắt đầu một cuộc đối thoại về những thử thách chúng ta đang đối mặt - trong đó phải thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau và phải dựa trên tình hình thực tại. Chúng ta cần tập trung chủ yếu vào khả năng cạnh tranh thực tế hiện tại, chứ không nên sa đà vào bào chữa cho những chính sách đã qua.

Một chiến lược toàn diện cần giải quyết được từng khía cạnh của vấn đề mà tôi vừa đề cập đến với các bạn. Nếu chúng ta tỏ ra chút ít thành thật với chính mình, chúng ta không thể phủ nhận rằng: ngày nay, Hoa Kỳ đã không hề đạt được một tiến bộ thực sự nào trong tất cả các lĩnh vực đó.

Những cố gắng diễn ra dưới cách thức mà cả hai đảng vẫn làm là đang loại trừ lẫn nhau. Một chiến lược toàn diện nhất thiết phải đảm bảo ngân sách của chúng ta được rót thẳng tới những dự án đầu tư ưu tiên – những dự án sẽ mang lại lợi ích và tiền bạc trở lại nền kinh tế - chẳng hạn như hỗ trợ giáo dục hay nâng cao cơ sở hạ tầng, như vậy có lẽ còn có ích hơn là bù đắp cho việc cắt giảm thuế.

Với một chiến lược toàn diện, chúng ta hoàn toàn có thể chấm dứt những điều luật tốn kém nhiều phí tổn và phi hiệu quả như trợ cấp nông nghiệp.

Liệu những tư duy chiến lược như vậy có khả thi không trong một hệ thống chính trị như của Hoa Kỳ hiện nay? Nó đã hoạt động rất hiệu quả ở những nước khác – như Đan Mạch và Hàn Quốc, là hai quốc gia tôi đã từng góp sức cùng với những nỗ lực không mệt mỏi của các vị lãnh tụ quốc gia, cả khu vực công và tư cùng ngồi lại với nhau và vạch ra một chiến lược dài hạn. Tuy nhiên, điều này gần như không bao giờ xảy ra ở Mỹ, ngoại trừ một vài vấn đề đơn lẻ.

Một vài cơ cấu mới để điều hành, quản lý cấp chiến lược sẽ là vô cùng cần thiết. Vào năm 1983, tôi đã từng có dịp phục vụ trong Ủy ban ủy nhiệm của Tổng thống (ủy ban theo cơ cấu phối hợp công – tư cuối cùng trong lịch sử) về lĩnh vực cạnh tranh công nghiệp. Khoảng thời gian này chúng ta cần một cơ cấu lãnh đạo mang ít màu sắc chính trị hơn.

Sẽ lợi ích cho Quốc hội biết bao nhiêu nếu cả hai đảng cùng bắt tay nhau giải quyết toàn bộ các nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Việc bỏ phiếu cho những chương trình lập pháp toàn diện cũng cần thiết nhằm cho tạo ra sự chuyển đổi sang một bộ thống nhất các chính sách chung, và cho phép loại bỏ hàng loạt các điều khoản riêng lẻ, rời rạc.

Khi một cơ hội lịch sử đến, Chính quyền mới sẽ có dịp để áp dụng cách tiếp cận chiến lược với tương lai kinh tế của nước Mỹ, sợi dây liên kết kéo hai đảng phái xích lại gần nhau hơn.

Hoàn cảnh hiện tại cũng là dịp tốt nhất giúp nước Mỹ cùng nhìn nhận lại những vấn đề của mình và cùng nhau nhận lấy những trách nhiệm tập thể để giải quyết chúng. Mọi công dân Hoa Kỳ nên có niềm tin rằng tân tổng thống và quốc hội rồi tới đây sẽ đương đầu được với thử thách.

- Bài viết của Michael E. Porter trên tạp chí BusinessWeek, bài được điểm trên HBS In the New

 


 
Tấm gương
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
  Lòng từ bi và con người  
  Luật hóa quyền tiếp cận thông tin của công dân  
  Lý Quang Diệu nói về nhân tài  
  Lý Quang Diệu: Xã hội chỉ tồn tại nếu có sự công bằng  
  Mạn đàm về chuyện ăn của doanh nhân  
  McCain dồn dập tấn công Obama trong tranh luận lần chót  
  Mẹ & Con  
  Michael Porter: "Cần thích nghi với chiều hướng xấu"  
  Một cách nhìn khác về con người Alan Phan  
  Một cách nhìn khác về cuộc đời  
  Một câu chuyện đẹp  
  Một người nô lệ da đen mù lòa  
  Mười điều nên học từ ALBERT EINSTEIN  
  Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong  
  Năng lực triển vọng  
  Nelson Mandela: 8 bài học cho nhà lãnh đạo  
  Nét chung của những nhà lập quốc Hoa Kỳ: Không cuồng tín  
  Nếu không thấy hạnh phúc, đó là lỗi của bạn  
  Nếu mỗi bạn trẻ đều đọc cuốn sách này  
  Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất...  
  Nếu xa dân thì chúng ta không còn lí do gì để tồn tại  
  Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng niềm tin  
  Ngăn cỗ xe giáo dục lao dốc  
  Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình  
  Nghèo đói và trốn thuế  
  Nghĩ khác, làm khác và làm tốt hơn  
  Ngôi nhà đích thực của ta là sự an bình trong tâm.  
  Ngũ giới - năm nguyên tắc vàng của người phật tử (THE FIVE PRECEPTS ~ THE BUDDHIST GOLDEN RULE)  
  Người giữ Sổ tiết kiệm của Bác Hồ  
  Người khổng lồ Wal-Mart lập nghiệp như thế nào?  
  Người ngồi lên bom nổ chậm năm ấy  
  Người phụ nữ tay không trở thành triệu phú đôla  
  Người trẻ 'quản trị cuộc đời' như thế nào?  
  Người vợ  
  Người đứng đầu phải mạnh, sạch và có tầm nhìn  
  Nguyên Chủ tịch Quốc hội bàn về phương thức cầm quyền của Đảng  
  Nguyễn Trần Bạt - Từ cậu bé bán nước chè dạo đến ông chủ tập đoàn  
  Nguyễn Trần Bạt - “Tổng tư lệnh” của những điều khác biệt  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu với sinh viên Khoa Quản lý...  
  Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội...  
  Nguyễn Trần Bạt: Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa  
  Nguyễn Trần Bạt: Tôi bới những đống rác của đời sống để tìm ra những giá trị.  
  Nguyễn Trần Bạt: Đam mê quan sát cuộc sống  
  Nhà nghiên cứu NGUYỄN KHẮC THUẦN: Ai kiếm tiền sạch ắt dùng tiền thơm  
  Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Chúng ta phải tỉnh táo, phải có một thái độ rất chiến lược, một bản lĩnh chiến lược  
  Nhà văn Nguyên Ngọc: Triết lý giáo dục hiện nay...  
  Nhầm lẫn về sự thành đạt  
  Nhân & duyên  
  Nhận biết bản chất tâm hồn  
  Nhân dân "chịu trách nhiệm"!  
  Nhân loại  
  Nhân quả từ lối sống  
  Nhìn thẳng vào khủng hoảng giáo dục Việt Nam  
  Nhớ và quên  
  Những Bình Diện của Tâm Linh  
  Những hiểu lầm về Phật, Pháp, Tăng khi đi chùa của Phật tử  
  Những lời cuối cùng của Đức Phật  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau