Tấm gương
Bí mật về trận đánh định mệnh

Bí mật về trận đánh định mệnh và những giờ phút cuối cùng của Che Guevara

Kỷ niệm 41 năm ngày Che Guevara hy sinh (9/10/1967-9/10/2008).

Sau những cống hiến xuất sắc cho cách mạng Cuba, Che Guevara đã tiếp tục lên đường đến với những phong trào cách mạng của nhân dân các nước châu Phi, châu Mỹ Latinh khác, bởi vì anh luôn sẵn sàng “chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc bất cứ nơi nào có thể”.

Năm 1967, Che hy sinh khi đang lãnh đạo phong trào du kích tại Bolivia khi mới 39 tuổi. Tuy nhiên, những chi tiết về hoàn cảnh hy sinh, và những giờ phút cuối cùng của Che vẫn còn chưa thống nhất, bởi đã có nhiều sự thật bị những kẻ tham gia vào sự kiện đó che giấu hoặc diễn giải theo mục đích riêng. Theo thời gian, những bí mật về sự hy sinh bi tráng của Che đã dần được sáng rõ, và điều đó càng làm cho Che trở thành một huyền thoại bất tử.

Đầu tháng 11/1966, Che bí mật xâm nhập Bolivia, để gây dựng phong trào cách mạng và trực tiếp chỉ huy đội quân du kích chiến đấu chống lại chính quyền độc tài quân sự thân Mỹ đang cầm quyền ở đây.

Sáng ngày 8/10/1967, tại hẻm núi Quebrada del Churo, gần ngôi làng La Higuera, đội du kích do Che chỉ huy khi bắt đầu tiến qua các ngọn đồi, đã phát hiện quân biệt kích đang đi càn ngay phía dưới khe núi hẹp. Che bèn chia đội du kích của mình thành 3 nhóm, và ra lệnh cho các chiến sĩ ngụy trang, không được nổ súng làm lộ đội hình với hy vọng đến tối sẽ tổ chức một trận đánh để phá vòng vây. Nhưng đến 1h 30' chiều, trận đánh đã nổ ra trên cánh đồng khoai tây giữa khe núi, lúc bọn biệt kích phát hiện 2 chiến sĩ du kích trong nhóm của Che, khi họ định di chuyển vị trí. Lính biệt kích nhả đạn xối xả vào các chiến sĩ du kích bằng tiểu liên, súng máy và súng cối cá nhân. Các chiến sĩ du kích ngay lập tức nổ súng đáp trả.

Aniceto, chiến sĩ người Bolivia, hy sinh ngay loạt đạn đầu tiên. Che mất liên lạc với 2 nhóm còn lại, và anh chia nhóm của mình làm 2 toán, những chiến sĩ bị ốm và bị thương rút lui trước về phía bờ sông, Che cùng các chiến sĩ còn lại sẽ yểm trợ và rút sau. Trận đánh vẫn diễn ra ác liệt, các chiến sĩ du kích đã tiêu diệt một số tên lính hung hăng xông tới nhưng thêm 2 chiến sĩ Cuba là Arturo và Antonio trúng đạn hy sinh. Che nấp sau một tảng đá lớn giữa những ruộng khoai tây, dùng khẩu carbine M-2 bắn liên tục về phía bọn lính để yểm trợ cho các đồng đội của mình. Nhưng sau đó, khẩu súng này của Che bị một viên đạn súng máy phá hỏng nòng súng. Che rút súng ngắn bắn vào những tên lính cho đến khi hết các kẹp đạn, thì bị trúng một viên đạn vào chân trái, và một viên đạn khác xuyên thủng mũ bêrê trên đầu anh.

Cần phải rút ngay để thoát khỏi khu vực này, Willy, chiến sĩ người Bolivia, thấy Che ngã xuống, vội chạy lại xốc Che dậy và dìu ông rút về phía những lùm cây gần bờ sông. Nhưng những tên biệt kích đã nhìn thấy, chúng bắn theo 2 người và lao tới truy đuổi. Willy vừa dìu Che khuất sau bụi cây thì một tên trung sĩ người da đỏ tên là Bernardino Huanca, xông tới chặn đầu và chĩa súng vào họ.

Sau đó, được Huanca báo tin rằng hắn vừa bắt sống được 2 du kích, Đại úy Gary Prado, chỉ huy đại đội biệt kích, đã chạy lại nơi những người bị bắt. Sau khi đối chiếu với bản phác họa chân dung các du kích của Ciro Butos (là một du kích nhưng đã bỏ trốn và ra đầu hàng trước đó mấy tuần, hắn đã dùng khả năng hội họa của mình để vẽ lại chân dung từng chiến sĩ du kích để cung cấp cho quân chính phủ), cùng với bản mô tả để nhận dạng Che do các điệp viên CIA cung cấp, Prado đã rất sửng sốt và cũng rất vui mừng khi nhận diện được người bị thương chính là Che, lãnh tụ của phong trào du kích đang bị Mỹ và Bolivia truy tìm gắt gao. Tên đại úy ra lệnh lấy dây lưng của Che để trói tay ông lại, cắt cử quân lính canh gác nghiêm ngặt rồi vội vã gửi một bức điện mật mã vô tuyến về Sở chỉ huy với nội dung: “Senor cansada”. (Bố già bị mệt), có nghĩa là Che đã bị bắt và bị thương.

Khi trời tối và tiếng súng giao tranh vẫn nổ đây đó trong hẻm núi, Selich dẫn 2 tù binh, Che và Willy, về ngôi làng La Higuera gần đó. Lúc này, có thêm Đại úy Prado quay lại và Thiếu tá Miguel Ayoroa đi đến cùng Selich. Đến sườn dốc ngoài khe núi, Che được 2 tên lính dìu đi, bởi anh chỉ có thể đứng bằng một chân bên phải không bị thương. Một tốp nông dân khiêng thi thể của 2 chiến sĩ Arturo và Antonio đi cuối đoàn người.

Sau đó, Che bị trói tay và chân, giam vào một phòng học trong ngôi trường làng La Higuera. Bên cạnh là thi thể của Arturo và Antonio. Willy, vẫn còn sống và không bị thương, bị giam ở một căn phòng khác.

Lúc 19h 30', Selich đánh điện cho Bộ Tư lệnh để xin chỉ thị phải làm gì với Che, và được trả lời rằng “tiếp tục giam giữ cho đến khi có lệnh mới.”. Sau đó, Selich, Prado và Ayoroa đi vào phòng học để thẩm vấn Che. Selich có ghi lại đoạn đối thoại dài 45 phút trong sổ tay của mình.

“Tôi thấy ông dường như đang rất thất vọng,” Selich hỏi Che, “Ông có thể giải thích lý do tại sao tôi lại thấy như vậy?”.

“Tôi đã bị bắt”, Che đáp, “tất cả đã kết thúc, và đó là lý do tại sao ông thấy điều đó”.

Selich tiếp tục hỏi Che tại sao lại chọn Bolivia để tiến hành kháng chiến mà không phải là chính quê hương Argentina của ông. Che từ chối câu trả lời nhưng có nói rằng “có thể như thế tốt hơn”. Khi Che bắt đầu ca ngợi chủ nghĩa xã hội như là mô hình tốt nhất cho các nước Mỹ Latinh, Selich đã cắt lời ông.
“Ông là người Cuba hay người Argentina?”.

“Tôi là người Cuba, người Argentina, người Bolivian, người Peru, người Ecuador... Tôi là người con của châu Mỹ Latinh. Ông hiểu điều đó mà”.

“Vậy điều gì khiến ông quyết định khởi nghĩa ở đất nước tôi?”.

“Ông không thấy tình cảnh mà những người nông dân nơi đây đang sống?”. Che hỏi lại. “Họ sống trong cảnh nghèo khổ đến cùng cực, chỉ có một căn lều rách nát để ngủ và sinh hoạt, không có quần áo để mặc, tủi nhục như những con vật...”.

“Nhưng điều đó cũng tương tự ở Cuba”, Selich đáp.

“Không, đó không phải là sự thật”, Che phản đối gay gắt: “Tôi không phủ nhận là ở Cuba vẫn còn những người nghèo, nhưng ít nhất là những người nông dân ở đó còn được hưởng những quyền tiến bộ, mà nơi đây những người Bolivia phải sống không một chút hy vọng. Từ lúc sinh ra, đến khi chết đi, chưa một lần được chứng kiến những thay đổi cho địa vị con người của mình”.

Những tài liệu này, đã được giữ kín trong suốt 29 năm, cho đến năm 1996, vợ góa của Trung tá Selich mới đồng ý cho nhà báo Jon Lee Anderson được xem và sao chép lại toàn bộ số tư liệu này, bao gồm các bức ảnh, các bức điện mật, nhật ký hành quân, sổ tay ghi chép dang dở cuộc nói chuyện với Che, và bản báo cáo mật của Selich viết về các sự kiện và diễn biến cuộc hành quyết Che năm 1967.

Lúc 6 giờ 15 phút ngày 9/10/1967, một chiếc trực thăng bay tới La Higuera chở Đại tá Joaquin Zenteno Anaya và “đại úy” Felix Ramos, tức điệp viên CIA Felix Rodriguez. Điệp viên CIA này mang theo một máy vô tuyến cầm tay cực mạnh, và một máy ảnh có ống kính đặc biệt để chụp các trang tài liệu.

Selich dẫn họ vào phòng học giam giữ Che, và có ghi lại: “Đại tá Zenteno đã nói chuyện với Tư lệnh du kích trong khoảng 30 phút”. Còn Rodriguez kể lại trong hồi ký của mình: “Khi tôi bước vào phòng, Che đang nằm trên sàn nhà, hai tay bị trói sau lưng, chân bị thương vẫn đang chảy máu. Trông ông ấy rất tơi tả, tóc dài bù xù, quần áo rách bươm, chân không có giày mà quấn bằng miếng da buộc túm lại như của những người thổ dân ngày xưa”. Khi Rodriguez đứng im lặng quan sát thì tên Đại tá Bolivia hỏi Che tại sao lại mang chiến tranh đến với đất nước của ông ta. Chúng không nhận được câu trả lời.

Lúc 12h 30', một bức điện mật từ Bộ Tư lệnh tối cao quân đội Bolivia ở La Paz được gửi đến cho Đại tá Zenteno, và ông ta chuyển lệnh này cho Trung tá Selich. Theo hồi ký của Selich thì chỉ thị đó là “tiến hành thủ tiêu Senor Guevara”. Selich nói với Zenteno rằng đây là trách nhiệm của Thiếu tá Ayoroa, vì anh ta là chỉ huy của đơn vị trực tiếp bắt giữ Che. Ngay sau đó, để Ayoroa và Rodriguez ở lại, Selich và Zenteno lên máy bay trực thăng quay về Vallegrande với chiến lợi phẩm là những tài liệu và vũ khí thu được. Khi họ quay trở lại vào lúc 13h 30' thì cuộc hành quyết đã được thực hiện.

Trong hồi ký của mình, Rodriguez lại khẳng định chính là anh ta, chứ không phải là Đại tá Zenteno đã nhận bức điện mật mã ra lệnh hành quyết Che, và rằng anh ta đã kéo Zenteno sang một bên để can ngăn. Rodriguez nói rằng: “Tôi đại diện Chính phủ Mỹ ở đây”, và tuyên bố. “Chính phủ Mỹ muốn thủ lĩnh du kích còn sống trong bất kỳ trường hợp nào”, và một máy bay quân sự Mỹ đã đợi sẵn để đưa Che tới Panama để thẩm vấn. Theo Rodriguez, Đại tá Zenteno nói rằng ông ta không thể bất tuân lệnh, nhất là mệnh lệnh trực tiếp từ Tổng thống Barientos và Bộ Tư lệnh tối cao. Ông ta sẽ cho một chiếc trực thăng quay lại lúc 2h chiều, và muốn rằng lúc đó sẽ được nghe báo cáo về cái chết của Che, và ông ta sẽ đích thân mang thi thể của Che về Vallegrande.

(Nhiều năm sau cái chết của Che, trong các hồi ký, những người tham gia vào sự kiện này đều có xu hướng biện minh rằng đó là quyết định riêng của Tổng thống Barrientos để đổ vấy trách nhiệm cho ông ta (lúc này đã chết). Nhưng chúng ta luôn biết rõ một sự thật rằng, việc thủ tiêu Che, là “tác phẩm” của cả hệ thống độc tài quân sự tay sai, dưới sự “đạo diễn” của CIA. Không có chủ trương từ CIA và sâu xa là Chính phủ Mỹ, thì không tên tay sai nào dám tự tiện hành động. Cũng như cái chết của Tổng thống cánh tả Allende của Chile năm 1973 không chỉ là trách nhiệm của nhà độc tài Pinochet).

Cũng vẫn theo hồi ký của Rodriguez về sự kiện này, sau đó ông ta đi ra ngoài để nói chuyện với Che một lần nữa, và chụp một vài bức ảnh về Che. Những bức ảnh này được CIA giữ bí mật trong nhiều năm, trong đó có một bức ảnh trước cửa phòng học, chụp Rodriguez và mấy tên lính biệt kích đứng cạnh Che với khuôn mặt hốc hác, tóc dài, hai tay bị trói phía trước và ánh mắt không nhìn vào ống kính máy ảnh. Lúc này, mấy tên lính đến báo cáo về việc đã bắn chết Chino Chang, chiến sĩ du kích người Peru, bị thương và bị bắt vào buổi sáng hôm đó. “Che không nói gì nữa, ông ấy im lặng với vẻ mặt rất buồn bã, và quay đầu chầm chậm từ trái sang phải nhiều lần để nhìn thi thể các du kích nằm quanh đó... Có lẽ đến lúc ấy Che nhận ra rằng ông ấy cũng sẽ chịu chung một số phận như vậy, mặc dù tôi không nói điều đó cho đến trước 1 giờ chiều”.

Không lâu sau, Rodriguez quay lại phòng học nơi giam giữ Che, nói với Che rằng anh ta rất tiếc và đã cố gắng làm tất cả những gì có thể các mệnh lệnh đến từ Bộ Tư lệnh tối cao Bolivia... Anh ta không nói hết câu, nhưng Che hiểu “mệnh lệnh” đó nghĩa là gì. Theo Rodriguez, Che không hề tỏ thái độ ngạc nhiên hay sợ sệt, vẫn điềm tĩnh và nói: “Sẽ tốt hơn là như thế này... tôi không bao giờ nên để bị bắt sống”. Rodriguez đề nghị có nhắn gì cho gia đình, và Che đã nói với anh ta là: “... nói với Fidel là anh ấy sẽ sớm được thấy cuộc cách mạng toàn diện ở Mỹ Latinh này... nói với vợ tôi là hãy tái giá và sống hạnh phúc và nuôi dạy các con...”.

Rodriguez sau đó có bày tỏ sự khâm phục và kính trọng đối với Che về bản lĩnh của một người đàn ông và về những gì mà Che đã thể hiện khi chuẩn bị đối diện với cái chết của mình. Tuy những nội dung về cuộc nói chuyện riêng giữa hai người mà nhân viên CIA này đưa ra (cũng như của các sĩ quan quân đội Bolivia khác đưa ra ở trên) không ai khác có thể kiểm chứng về tính xác thực của nó, nhưng qua đó cũng có thể thấy được sự cảm phục của kẻ thù dành cho Che, đúng như Fidel đã nói: “Che là một con người mà ngay cả kẻ thù cũng phải cảm thấy kính nể”.

Rodriguez sau đó rời khỏi phòng học. Trước đó, Thiếu tá Ayoroa đã tập hợp bọn biệt kích và yêu cầu một người tình nguyện thi hành mệnh lệnh, một tên trung sĩ tên là Mario Teran đã xung phong, hắn đang đứng đợi ngoài cửa. Rodriguez nhìn tên trung sĩ và thấy khuôn mặt hắn đỏ bừng như vừa uống rượu.

“Tôi nói với anh ta rằng đừng bắn Che vào đầu và mặt, mà bắn từ cổ trở xuống” để cho những vết thương của Che giống như là bị thương trong trận đánh - Rodriguez kể - “Tôi đi lên ngọn đồi sau trường, và nghe thấy tiếng súng nổ. Tôi xem đồng hồ, lúc đó là 13 giờ 10 phút”.

Có rất nhiều câu chuyện kể lại khác nhau, nhưng theo một trong số đó đã trở thành huyền thoại, những lời cuối cùng của Che, khi tên Trung sĩ Mario Teran bước vào phòng để bắn anh, là: “Tao biết mày đến đây để giết tao. Bắn đi, đồ hèn nhát, mày sẽ chỉ giết được một con người!”. Tên trung sĩ cảm thấy sợ hãi trước sự hiên ngang của người anh hùng và hắn do dự, rồi hắn chĩa khẩu súng trường bán tự động của Mỹ vào Che, vội nhắm mắt và bóp cò. Loạt đạn trúng vào tay và chân của Che, khiến anh ngã xuống nền nhà, nhưng anh vẫn gượng chống tay ngẩng dậy. Mario Teran bắn thêm nhiều loạt nữa, và những viên đạn định mệnh đã xuyên thủng ngực Che.

Ngày 9/10/1967, Che hy sinh ở tuổi 39. Qua những tư liệu này, chúng ta càng cảm nhận rõ, điều mà Chủ tịch Fidel Castro đã từng phát biểu: “Những giờ phút cuối cùng của đời Che trong tay kẻ thù mà đồng chí khinh bỉ, hẳn phải là những giờ phút rất đắng cay với đồng chí. Nhưng không một ai được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với thử thách như vậy” Và cũng từ đó, Che trở thành một huyền thoại của thế kỷ XX, “Che trở nên bất tử chính vì có những kẻ không muốn anh sống”.
 


 
Tấm gương
  Bí mật đời sống tinh thần của Steve Jobs  
  Biện chứng của quá khứ  
  Bill Gates nói về Học đại học  
  Binh pháp Tôn Tử  
  Các nhà giáo già lo lắng về giáo dục  
  Cách thuyết phục dân tốt nhất là cho thấy chuyển biến thực  
  Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người  
  Cải cách thể chế: "Đột" nhiều mà chưa đủ "phá"  
  Cảm giác bất an  
  Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân  
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau