Tấm gương
Cải cách thể chế: "Đột" nhiều mà chưa đủ "phá"
 

TS Nguyễn Đình Cung: Xem cải cách thể chế là một bộ phận trong cải cách hành chính nên cải cách loanh quanh một hồi thì đâu lại hoàn đó. Ảnh: Tuổi Trẻ

Thiếu chủ thuyết phát triển

ÔngNguyễn Đình Cung cho rằng, ở Việt Nam vẫn quan niệm cải cách thể chế là một bộ phận nhỏ trong cải cách hành chính. Vì vậy, yêu cầu về cải cách thể chế trở nên quá "chật hẹp".

Thực chất, đáng lẽ phải chú trọng đến bộ máy, công cụ, quy trình làm ra luật pháp thì người ta lại để tâm đến cải cách luật pháp là chính. Chính vì đặt sai trọng tâm, xem cải cách thể chế là một bộ phận trong cải cách hành chính nên cải cách loanh quanh một hồi thì đâu lại hoàn đó. Trong khi, thể chế mới là nguồn lực đưa quốc gia tiến lên, đuổi kịp các nước phát triển.

Theo ông Cung, những người đột phá chư nhiều, chưa chuyên nghiệp, sức quá yếu, hoặc không muốn đột phá. Công cụ đột phá không đủ lực, giao công việc và công cụ sai địa chỉ.

5 năm tới đây, nếu không xác định đúng trọng tâm hoặc vẫn không cải cách thể chế, thì sẽ lại nói những vấn đề như hôm nay, "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Chưa gỡ được nút thắt thể chế thì 5 năm tới sẽ tụt hậu xa hơn nữa.

TS Nguyễn Minh Phong (Viện nghiên cứu kinh tế - xã hội Hà Nội)bổ sung, trước bất kỳ Đại hội nào người ta cũng đem chuyện cải cách thể chế ra "tụng niệm". Nhưng rồi vẫn không làm rốt ráo.

Chẩn căn bệnh này, ông Phong cho rằng cónhiều nguyên nhân. Mà đầu tiên là cuộc chiến về quyền lợi. Cải cách có lợi cho ai?

Lý do thứ hai, theo ông Phong là chưa có tam quyền phân lập và còn lấn cấn trong nhận thức chính trị.

"Chưa có quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất nên cải cách chưa vào đúng chỗ", ông Phong nói.

Và điều quan trọng là do vướng víu những quán tính tư duy cũ về giá trị chuẩn quốc gia nên Việt Nam chưa thể xây dựng được chủ thuyết phát triển mới làm tiền đề cho mọi cải cách.

Hài hòa cải cách kinh tế và chính trị

Về lâu dài, theo ông Phong, cần có nhận thức về chủ thuyết phát triển, định rõ giá trị quốc gia và lợi ích quốc gia. Mặt khác, cần hài hòa giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.


TS Nguyễn Minh Phong: Nếu vẫn còn mua quan bán chức, bổ nhiệm cán bộ theoê kíp, sẽcòn tình trạng cán bộ cấp cao chọn người từ vai mình trở xuống. Trình độ cán bộ cứ lùi dần như vậy thì thể chế không cao được. Ảnh: VTC News

Ông Phong cũng ví quá trình cải cách lâu nay đang làm ngược, giống người quét rác từ cầu thang mà quét lên, ra sức gò lưng đẩy. Đây phải là một quá trình liên tục, với sự thống nhất ý chí từ cấp cao nhất.

"Phải lưu ý chống tham nhũng trong đội ngũ cán bộ. Nếu vẫn còn mua quan bán chức, bổ nhiệm cán bộ theoê kíp, sẽcòn tình trạng cán bộ cấp cao chọn người từ vai mình trở xuống. Trình độ cán bộ cứ lùi dần như vậy thì thể chế không cao được", ông Phong nói.

Ngay ông Nguyễn Đình Cung cũng bày tỏ quan ngại về "lực cản" cải cách thể chế, đó là vấp phải sự phản đối của các bộ, ngành. Quá trình cải cách khi gặp phải những trục trặc đầu tiên sẽ tiếp tục va chạm với những phản đối công khai hoặc ngấm ngầm ngày càng mạnh.

"Điều này khiến cải cách bị chậm lại hoặc quay về mo và thất bại. Rủi ro này sẽ khiến nhiều người thất bại về công danh, sự nghiệp. Thậm chí vừa định cải cách đã bị thay", ông Cung nói.

Tuy nhiên, sau khi chỉ ra những rủi ro của việc trì hoãn, ông Cung cho rằng 5 năm tới cải cách thể chế vẫn phải được xem là đột phá của chiến lược.

"Tách cải cách thể chế thành một khâu, một lĩnh vực riêng khỏi cải cách hành chính nói chung để tập trung đúng vấn đề. Tách hẳn cải cách thể chế thành một chương trình riêng", ông Cung đề xuất.

Viện phó CIEM cho rằng nên thiết lập một bộ phận riêng phụ trách cải cách thể chế, giao đủ thẩm quyền và công cụ đủ mạnh để đột phá. Về điểm này, ông Nguyễn Minh Phong cũng nói, phải lập một đội đặc nhiệm cải cách thể chế "với những cảm tử quân".

Ông Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, một khi đã quyết tâm là phải chuẩn bị kỹ. Đã bắt tay vào làm thì phải cải cách quyết liệt, mạnh mẽ, nhất quán, không lùi bước. Huy động sự ủng hộ của dư luận xã hội, giới học giả cũng như các nhà tài trợ quốc tế.

Một diễn giả khác, ông Scott Jacobs, chuyên gia tư vấn Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) khuyến cáo: "Vai trò của nhà nước là cốt lõi cho cải cách thể chế. Tuy nhiên, cải cách thể chế còn là đánh đổi một số sức mạnh và quyền lợi của nhà nước với thị trường"

Theo ông Scott Jacobs, cải cách thể chế sẽ hỗ trợ cho phát triển kinh tế. "Việt Nam cần một làn sóng cải cách mới".

  • Lê Nhung

 


 
Tấm gương
  Cảm giác bất an  
  Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân  
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau