Tấm gương
Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
 

Bỏ phiếu tại đại hội đảng bộ Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh hôm 16/9. Ảnh: Trang thông tin điện tử Đại hội Đảng XI

LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.

Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.

Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.

VietNamNet giới thiệu bài viết thứ hai của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

1- Cương lĩnh là văn kiện chính trị quan trọng nhất của một chính đảng. Nó trình bày quan điểm, các chủ trương, chính sách cơ bản của đảng trước hiện tình đất nước.

Trong các thể chế chính trị dân chủ phổ biến ở nhiều nước hiện nay trên thế giới, cương lĩnh của mỗi chính đảng thường là cương lĩnh tranh cử, phục vụ trực tiếp cho việc giành phiếu trong bầu cử. Do đó, các quan điểm, chính sách được trình bày trong cương lĩnh phải đề cập có sức thuyết phục những vấn đề mà xã hội và cử tri quan tâm. Nhân dân - cử tri lựa chọn chính đảng cầm quyền thông qua bầu cử, cũng là thừa nhận cương lĩnh của đảng đó.

Cách làm này, có thể có những mặt yếu như khuyến khích những khuynh hướng và thủ đoạn mị dân, hứa hẹn những điều không khả thi nhưng hợp với tâm trạng cử tri tại thời điểm đó… Nhưng đó vẫn là cách làm khả dĩ tốt hơn cả. Việc lạm dụng chính sách mị dân, hứa suông, nói mà không làm có thể nhất thời lừa phỉnh dư luận xã hội, đưa một chính đảng vào vị trí cầm quyền… sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, thành mối nợ chính trị mà nó phải trả giá trong thời gian cầm quyền và trong kỳ bầu cử sau.

Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền chính trị và lãnh đạo toàn xã hội, do đó cương lĩnh của Đảng mặc nhiên trở thành cương lĩnh chung của cả đất nước, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Xây dựng cương lĩnh trở thành vấn đề của nhân dân; nhân dân cần tham gia quyết định. Việc này không chỉ có tính đạo lý, mà tiến tới còn phải mang tính pháp lý nữa.

Đưa dự thảo cương lĩnh của Đảng để nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến trước Đại hội Đảng là một chủ trương đúng đắn theo tinh thần đó. Những tổ chức và cá nhân có chức năng chuẩn bị dự thảo cần nghiêm chỉnh thực sự tiếp thu các ý kiến xác đáng của nhân dân để bổ sung, sửa chữa; thẳng thắn, công khai tranh luận, trao đổi về những ý kiến khác trên tinh thần bình đẳng, cầu thị. Cần tập hợp và trình bày trung thực, đầy đủ những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để Đại hội thảo luận và cho ý kiến quyết định.

Mặt khác, để giảm bớt nguy cơ chậm nhận biết và khắc phục những sai lầm, trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền, một mặt cần có sự thận trọng cao nhất khi xây dựng cương lĩnh, mặt khác không nên xem nó là khuôn vàng thước ngọc, nhất thành bất biến. Trái lại, sau khi có cương lĩnh cần thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe các ý kiến phê bình, phản biện, đi sát thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm nghiệm cương lĩnh, sẵn sàng bổ khuyết, sửa đổi những điều không sát đúng. Cần xây dựng và thực hiện các quy chế khuyến khích thảo luận thường xuyên, công khai, không hạn chế về các nội dung của cương lĩnh trong quá trình thực hiện.

Cương lĩnh nên tập trung đề cập những vấn đề chiến lược, những nhiệm vụ trung tâm, những giải pháp lớn, dự kiến trong khoảng thời gian mươi mười lăm năm (hai, ba kỳ đại hội). Chưa có điều kiện xây dựng một cương lĩnh với tầm xa hơn.

Không “gài” vào cương lĩnh và những văn kiện có tầm chiến lược nói chung những vấn đề quá cụ thể dù lớn. Cố gắng tránh cách diễn đạt “chiết trung”, nước đôi, mập mờ, sử dụng những khái niệm và thuật ngữ chưa có nội hàm rõ ràng.

Chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã được thực tiễn chứng minh

2- Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo là chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh. Một thái độ thận trọng như vậy là sự lựa chọn hợp lý hơn cả trong điều kiện hiện nay, cần thực sự quán triệt đầy đủ và sâu sắc khi tiếp cận và giải quyết vấn đề trung tâm của cương lĩnh là nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.

Sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ XHCN ở Đông Âu đã phủ định mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng tồn tại gần ¾ thế kỷ, kéo theo sự đổ vỡ của tòa nhà lý luận đồ sộ gắn liền với nó. Nhiều vấn đề một thời được xem là nguyên lý học thuyết Mác - Lênin về CNXH, là quy luật khách quan đã không được thực tiễn khẳng định. Thực tế đó đặt ra yêu cầu xem xét lại một cách khách quan nhiều điều cơ bản trong tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi tới của loài người. Chọn lọc, bảo vệ đúng những giá trị đích thực mà Mác, Lênin và những người khác đã góp vào kho tàng trí tuệ của nhân loại, nằm lẫn trong cái đống đổ nát của toà nhà đã sụp đổ này là một công việc to lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều nguồn trí tuệ, đòi hỏi thời gian và sự phát triển của thực tiễn, là một con đường dài và đầy khó khăn.

Từ yêu cầu chỉ đạo thực tiễn, qua tổng kết kinh nghiệm bước đầu, đã có những bước tiến nhất định đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ mới là những khám phá, thể nghiệm ban đầu. Tư duy lý luận mới chưa hình thành, còn rất nhiều mảng trống chưa thể san lấp trong tương lai gần. Đó không chỉ do sự thiếu hụt những trí tuệ kiệt xuất, mà còn vì thực tiễn chưa phát triển đủ mức.

Trong điều kiện đó, vội vàng minh định một cách chủ quan, phiến diện, cái này là chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH đích thực; cái kia là chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH đã bị xuyên tạc, biến dạng là một cách làm cẩu thả, không thể chấp nhận.

Cách làm đó dẫn đến một thái độ cơ hội nguy hiểm: treo biển Mác - Lênin nhưng tùy tiện bán trong cửa hàng các món thời trang; cái gì muốn giữ thì dán nhãn trung thành với học thuyết, cái gì muốn bỏ, cắt xén, thêm bớt thì dán nhãn phát triển. Cách làm đó nhất định cuối cùng bị phá sản về lý luận và thực tiễn, nhưng trước khi phá sản, nó cũng kịp gây tác hại, tổn thất to lớn cho sự nghiệp chung.

Nhận thức về CNXH và con đường đi tới đó vốn đã là vấn đề phức tạp trong lịch sử nhiều thế kỷ. Đã có không ít trào lưu, khuynh hướng khác nhau, thậm chí thù địch với nhau, dán nhãn hiệu CNXH, mà Mác chỉ kịp “điểm danh” một số trong Tuyên ngôn đảng cộng sản. Sau khi ông qua đời đã nảy nở nhiều “chủng loại” mới. Việc nhận diện đúng sai, thật giả tưởng như đã được giải quyết xong về cơ bản cùng với sự ra đời của mô hình XHCN Liên Xô; nhưng lịch sử đã không chứng minh như vậy.

Cũng có nước lớn trên thế giới hiện đang nói về một mô hình XHCN mang đặc sắc của họ (nghĩa là có thể chẳng giống ai, chẳng giống cái gì) và cho đó là chuyện của hàng trăm năm (nghĩa là việc còn đang dò dẫm). Ở Việt Nam, sau nhiều năm sau đổi mới, dù có nhiều cố gắng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nhưng cho đến nay, về cơ bản chưa hình thành nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH. Mô hình XHCN đề cập trong dự thảo cương lĩnh nặng về mô tả một xã hội lý tưởng muốn có hơn là thiết kế một chế độ, một hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Ở Việt Nam, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, đặt vào trong những điều kiện lịch sử nửa sau thế kỷ 20, từng được xem là nằm trong dòng thác cách mạng trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Còn trên thực tế thì gần một nửa thế kỷ sau 1945, đất nước vẫn chủ yếu chiến đấu cho nền độc lập, tự do của mình. Có thể nói CNXH ở Việt Nam trước hết là một lý tưởng và là một chế độ chính trị, từng thời điểm đã phần nào là một thể chế kinh tế bước đầu hình thành theo mô hình Liên Xô. Những thiếu sót của mô hình đó, phần nào bị khúc xạ, che lấp trong điều kiện chiến tranh, đã lập tức hiện hình rõ rệt và tác hại trong điều kiện hòa bình.

Đổi mới 1986 thực chất là sự khước từ mô hình chính trị - kinh tế XHCN kiểu Xô viết. Việc đó không phải do ý muốn chủ quan của ai, do sức ép của thế lực nào, không là sự dao động, mất phương hướng nào mà là hành động chính trị có ý thức, thuận theo yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Vì vậy, sự nghiệp đổi mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo nên thành tựu to lớn.

Dứt khoát từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết

3- Thực tế đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát và hoàn toàn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết.

Đối với nhiều người Việt Nam, lý tưởng XHCN được nhận thức đồng nhất với lý tưởng về một xã hội dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc. Hướng tới một lý tưởng như vậy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và vẫn có sức mạnh động viên tinh thần to lớn. Nhưng thực tế là chưa có tiền đề, chưa đủ căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng một cương lĩnh quá độ lên CNXH đúng với ý nghĩa một chương trình chính trị hiện thực.

Nếu cứ theo đuổi ý tưởng đề ra một cương lĩnh quá độ lên CNXH, thì không thể tránh khỏi việc gò ép đưa vào cương lĩnh những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, trái với tinh thần chỉ đạo đã đề ra. Có thể điểm ra một số vấn đề sau đây làm ví dụ:

- Dự thảo phải khăng khăng khẳng định quan điểm xem thời đại hiện nay là thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, xem đó là xuất phát điểm của việc lựa chọn định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, đã được phân tích chi tiết hơn trong bài trước.

- Dự thảo phải tiếp tục nhắc lại mệnh đề “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Không ai có thể phủ định sạch trơn giá trị của học thuyết Mác - Lênin, nhưng không thể không thừa nhận rằng học thuyết này chẳng những không toàn bích, mà còn đã bị biến dạng, bị tổn thất nặng nề từ thất bại của mô hình XHCN Liên Xô. Chưa lọc ra được những hạt nhân hợp lý, vượt qua thử thách của thời gian, mà cứ khăng khăng lấy nó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động là việc làm thiếu tinh thần cách mạng và khoa học, chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.

- Dự thảo phải tiếp tục nêu cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, một điều chưa rõ, thậm chí thực tế chứng minh điều ngược lại. Khu vực này chiếm một khối lượng vốn và lao động xã hội to lớn, được hưởng ưu đãi hơn so với các khu vực khác, nhưng hiệu quả kinh tế và xã hội thấp, ngày càng bị thu hẹp tương đối so với các khu vực khác, đang phải đối mặt với những nan đề chưa có lời giải. Không nên lẫn lộn vấn đề nhà nước hướng các nguồn lực của mình vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

- Dự thảo phải tiếp tục gắn mác “xã hội chủ nghĩa” cho một loạt khái niệm mà nội hàm không rõ, chưa được (và chưa thể) xác định như: Tổ quốc XHCN, cơ chế thị trường (định hướng) XHCN, dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN… Nói cho cùng, giả sử có minh định được nội hàm của các khái niệm đó, thì cũng không có ý nghĩa gì, trong khi cả xã hội đang trong giai đoạn hướng tới sự phát triển XHCN (có nghĩa là nó chưa có) mà các thể chế của nó thì đã là XHCN rồi.

Đưa vào dự thảo cương lĩnh những điều như vậy là chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.

- Dự thảo phải tiếp tục đề cập nhiều về một chính sách xã hội đậm màu sắc “xã hội chủ nghĩa” như đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… Không thể phủ nhận những nguồn tài lực lớn đã bỏ ra theo hướng này, đã có tác động nhất định đến một số mặt xã hội, nhưng hiệu quả tổng quát chưa rõ, nhiều khi còn là một phân phối lại bất công, không đến các đối tượng cần đến. Trong thể chế hiện hành, nhiều lợi ích cơ bản, chính đáng của công nhân, nông dân, trí thức chưa được bảo đảm. Sự ưu việt “biểu kiến” được xem là làm nên nét riêng của CNXH, chưa được thể hiện, chưa được thực tế chứng minh.

Việc biện hộ cho những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh nói trên, là những thiếu sức thuyết phục về lý luận, không được thực tiễn chứng minh.

Rõ ràng một cương lĩnh như vậy khó có sức thuyết phục thực sự, không phù hợp với yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

Tưởng cũng cần nói thêm rằng:

- Mác chưa bao giờ đặt ra vấn đề khả năng đi lên CNXH đối với các nước kém phát triển, chưa công nghiệp hóa như Việt Nam.

- Luận điểm nổi tiếng (thường được cho của Lênin), từng làm xuất phát điểm cho cương lĩnh của các nước kém phát triển đi lên CNXH đề ra những điều kiện tiền đề là: Có hệ thống XHCN thế giới đã hình thành; có sự giúp đỡ quốc tế của các nước XHCN phát triển đi trước. Các tiền đề đó hiện nay không còn nữa và chắn chắn sẽ không xuất hiện lại trong các thập kỷ tới đây.

Tiền đề cương lĩnh xây chế độ dân chủ nhân dân

4- Đất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn, đã phải chịu những “quanh co của lịch sử”, là những thử nghiệm theo mô hình Xô viết.

Chính công cuộc đổi mới đã tạo ra được những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho một cương lĩnh như vậy. Đã hình thành kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng; hình thành các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, ngoài công hữu, quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế được thừa nhận về pháp lý. Đã có tiền đề thực tiễn để xóa bỏ các ưu đãi về chính sách và nguồn lực đối với khu vực kinh tế nhà nước, từ bỏ việc nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm đúng chức năng quản lý nhà nước.

Đổi mới cũng đã tạo ra những cơ sở lý luận đủ làm khung cơ bản cho một chế độ chính trị dân chủ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm quốc tế. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã đề cập về nguyên tắc những nét cơ bản nhất về một chế độ như vậy. Đó là chế độ dân chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo là để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Đó là đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo… Đảng lãnh đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp, Đảng không làm thay nhà nước; Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ..

Phải chăng đó không phải là những nét cơ bản nhất của một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam?

Vấn đề là thống nhất nhận thức, nhất quán thực hiện đúng những nguyên tắc đã được vạch ra đó trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước thông qua các thiết chế, chính sách cụ thể.

Các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước mong muốn có một chế độ như vậy, một chế độ mà dân tộc đã cảm nhận được tính ưu việt và sức mạnh của nó trong những năm tháng đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám.

Với một chế độ như vậy, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng thế giới, giữ vững và phát triển bản sắc.

Nhưng trong nhiều năm nay, các quan điểm đó vẫn chưa được luật pháp hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng những quan điểm cơ bản nói trên.

Sự chậm chạp đó có nhiều nguyên nhân, trước hết là tư tưởng bảo thủ, vẫn kiên trì tư duy cũ, không dứt khoát từ bỏ về thực chất mô hình XHCN kiểu cũ, tìm cách ngụy trang bằng vỏ ngôn từ mới và một số điều chỉnh chi tiết. Những quan điểm bảo thủ đó được gán cho cái nhãn mác đẹp đẽ là trung thành với lý tưởng XHCN, đã bị lợi dụng cho những lợi ích phe nhóm với những đặc quyền đặc lợi phát sinh trong cơ chế thị trường. Nó hù dọa xã hội về mọi tai ương đe dọa, bóp nghẹt mọi ý kiến đòi thực hiện đúng nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, chụp cho nó mọi cái mũ xấu xa… Đã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích lũy ban đầu: bóc lột, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi công khai xé bỏ hoàn toàn khi đủ điều kiện.

5- Một số kiến nghị.

Một là, xây dựng cương lĩnh chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu giá trị của các cương lĩnh của Đảng trong 80 năm qua, tham khảo và vận dụng các kinh nghiệm quốc tế. Đó là cương lĩnh chỉ đạo và tổ chức hành động trong khoảng thời gian 15 - 20 năm. Tính tới một thời đoạn dài hơn là chưa đủ điều kiện, cũng không phải là việc cần thiết.

Hai là, nếu từ nay đến Đại hội XI không đủ điều kiện và thời gian vật chất để xây dựng một bản cương lĩnh như vậy, thì Đại hội có thể quyết định một số quan điểm lớn chỉ đạo chuẩn bị chu đáo hơn, đưa ra thảo luận dân chủ công khai trong toàn Đảng, toàn dân, để trình ra Đại hội XII, hoặc Đại hội bất thường tổ chức 2, 3 năm sau Đại hội XI.

Ba là, đồng thời với chuẩn bị cương lĩnh, xúc tiến việc xây dựng Hiến pháp mới.

Bốn là, nếu với nội dung như dự thảo hiện nay, kiến nghị Đại hội XI không thảo luận việc sửa đổi bổ sung Cương lĩnh 1991 như dự kiến. Vì:

- Những nội dung “mới” so với Cương lĩnh 1991 đều đã được đề cập trong các Văn kiện Đại hội Đảng từ sau1991, bản dự thảo hiện nay chỉ tập hợp lại, thay đổi một số cách diễn đạt, đôi chỗ còn mơ hồ hơn.

- Đối với nhiều vấn đề lớn, bức xúc trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dự thảo hoặc né tránh hoặc giữ cách tiếp cận và quan điểm cũ, nên không có lời giải đáp thuyết phục.

Sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh như tinh thần dự thảo vì vậy không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào. Trái lại, một khi Đại hội XI thông qua dự thảo thì cũng có nghĩa khép lại mọi việc thảo luận về cương lĩnh trong hàng chục năm tiếp theo, tạo ra những trì trệ không thể chấp nhận trong điều kiện mới.


Bùi Đức Lại

 


 
Tấm gương
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
  Lời Bụt dạy về tình thương và sự hiểu biết  
  Lời Dạy Của Khổng Tử  
  Lời dạy của Đức Phật về lối sống  
  Lời khuyên của 10 tỷ phú dành cho thế hệ trẻ  
  Lời khuyên từ nhà hiền triết Warren Buffett  
  Lời phật dạy - (tám điều giác ngộ)  
  Lối sống  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau