Tấm gương
Bill Gates nói về Học đại học

Bill Gates nói về Học đại học (bài viết được trích dẫn từ website http://www.chungta.com/)

Phó Thiên Tùng Dịch từ Nhân Dân Nhật báo TQ

“Trong con mắt các em học sinh của tôi, Microsoft là một thần thoại, còn cái tên Bill Gates là cả một cuốn sách huyền bí. Các em đều mong muốn có thể hiểu được ngài”. Nghe thầy hiệu trưởng Viên Ái Tuấn nói tới đó, Bill Gates cười rạng rỡ như đứa trẻ: “Trước đây tôi chỉ toàn đến các trường đại học, thế mà bản thân tôi lại chưa tốt nghiệp đại học nào. Nay có dịp được đến trường trung học, tôi rất sung sướng, bởi tôi đã tốt nghiệp trung học rồi”.

Dưới đây là phần trả lời câu hỏi học sinh của Bill Gates.

Trường đại học vẫn là nơi lựa chọn rất tốt.

Bối cảnh: Năm 1975, Bill Gates đã bỏ dở đại học năm thứ ba để sáng lập ra Công ty Microsoft.

Hỏi: Lúc sáng lập Microsoft, ngài còn đang là một sinh viên. Trước nhiều áp lực ngài có nghĩ rằng vạn nhất bị thất bại thì sẽ như thế nào không?

Đáp: Khi dự thi đại học, tôi rất căng thẳng, ba trường đại học tôi đã dự thi thì đều rất khó vào, tôi không biết mình sẽ được trúng tuyển trường nào. Còn việc lập công ty, cha mẹ tôi đều hết sức ủng hộ, và họ bảo tôi trường đại học vẫn là một lựa chọn rất tốt, vạn nhất công ty không thành, con có thể trở lại học tiếp.

Hồi trẻ tôi có hai cái tật: một là bao giờ cũng chây ì ra để vấn đề đến phút chót mới giải quyết, và cứ chây ỳ như thế có khi đã để cho công việc bị “hoá bùn”. Hai là lúc đầu khi viết phần mềm, bao giờ tôi cũng tự mình viết lấy, thích dỡ bỏ phần lập trình của người khác để làm lại. Sau này tôi đã hiểu, phải biết buông tay ra để cho người khác được thi triển tài năng – muốn tạo dựng ảnh hưởng lớn cho mình, thì phải biết dẫn dắt nhiều người cùng làm.

Phấn đấu thực hiện ước mơ với tất cả tinh lực

Bối cảnh: Tại vườn hoa trường trung học thực nghiệm Bắc Kinh, Bill Gates trồng một cây Tùng đặt tên là “Thời đại kỹ thuật số”. "Làm sao cho phần mềm ngày càng đơn giản, ngày càng rẻ tiền và tràn trề niềm vui, mở ra một thời đại kỹ thuật số làm say mê lòng người" luôn luôn là mục tiêu của Bill Gates. Hiện giờ, kinh phí hàng năm dành cho nghiên cứu khai thác của Microsoft là trên 5 tỉ đô.

Hỏi: Hồi bằng tuổi chúng tôi, lý tưởng của ngài là gì? Nay đã thành công danh toại, ước mơ hiện nay của ngài?

Trả lời: Tôi rất may mắn, năm 13 tuổi đã có cơ hội tiếp xúc với máy tính. Khi ấy tôi thấy rất lạ, vì sao người lớn lại cảm thấy máy tính khó như vậy? Tại sao họ lại không ý thức được máy tính sẽ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ? Tôi không hề mong muốn sẽ kiếm ra bao nhiêu là tiền, lập ra được một công ty vĩ đại tới chừng nào. Để cho máy tính được trở thành một thứ công cụ hoàn mỹ, đó là ước mơ của tôi, ước mơ suốt đời tôi đeo đuổi. Cho đến hôm nay, mục tiêu này đã thực hiện được một nửa, tôi hy vọng rằng trước khi về hưu sẽ thực hiện trọn vẹn được nó.

Hỏi: Ngài cho rằng người như thế nào mới được coi là con người thành công?

Trả lời: Tiêu chuẩn đo lường sự thành công có rất nhiều. Theo tôi nghĩ, trước tiên bạn hãy xem bạn có thể làm được điều gì đấy cho những người mình tôn trọng, như người thân trong nhà, bạn bè chẳng hạn, có thể làm cuộc sống họ được cải thiện hơn không. Có lẽ dấy là một cách đo tương đối dễ nhìn nhận và thao tác.

Còn những tiêu chí truyền thống hơn của sự thành công là, bạn có sáng tạo được những gì mới toanh không, có đem lại được những thay đổi cho thế giới này không?

Giáo dục nhằm tạo dựng nhân sinh hoàn mỹ

Bối cảnh: Cho tới nay, Bill Gates đã bỏ ra trên 1,4 tỉ đôla để cải thiện điều kiện học tập cho lớp người có thu nhập thấp, lần này tới Bắc Kinh, thay mặt cho Microsoft và Bộ giáo dục TQ, ông cho khởi động kế hoạch “Cùng tương trợ học đường”, xâu dựng và trang bị cho miền tây Trung Quốc lớp dạy máy tính.

Hỏi: Nếu quyên tặng một chút gì đấy cho trường học của con gái mình, ngài sẽ lựa chọn thứ gì? Ngài sống với con cái mình ra sao?

Trả lời: Tôi đi lại trên khắp thế giới, được thấy ở không ít nơi cuộc sống còn rất nghèo nàn lạc hậu. Tôi sẽ cho con gái tôi biết những điều ấy, mong nó không bị hư hỏng bởi sự nuông chiều của điều kiện vật chất ưu việt. Tôi sẽ cho nó rất nhiều sách, và một chiếc máy tính thật tốt chứ không phải nhiều đồ chơi. Tôi dạy nó phải biết yêu thương, đừng xem TV, chơi trò chơi điện tử nhiều quá. Tôi khuyến khích chúng đọc sách, nắm bắt những kiến thức nhiều mặt, và biết xây dựng niềm tin từ khi còn nhỏ, phải cảm nhận được mình là con người thông minh, có đủ năng lực đối mặt trước mọi thách thức. Bạn cũng có thể làm nên “thần thoại” đấy.

Thoả mãn lòng hiếu kỳ của bọn trẻ là việc rất cần thiết. Tôi luôn làm hết sức để giải đáp những câu hỏi chúng đưa ra, nếu không giải đáp nổi thì tôi sẽ cùng học với chúng, cố gắng cùng tìm ra đáp án của vấn đề.

Hỏi: Rất nhiều người học hết đại học mà không có được thành công như ngài. Quan điểm của ngài về giáo dục đại học.

Trả lời: Đây là một câu hỏi rất hay. Đại học phải học cho hết, đó là điều rất quan trọng. Về điểm này, tôi cần phải nói cho rõ. Khi xưa tôi sáng lập công ty là bởi vì cơ hội xuất hiện, và nó sẽ mất đi chỉ trong tích tắc, tôi phải nắm lấy nó. Tôi rời nhà trường ở dạng xin nghỉ học, cho nên hiện giờ tôi vẫn chỉ là nghỉ học. Biết đâu hai năm nữa tôi lại trở về Harvard, để hoàn tất việc học hành của tôi.

Hiệu trưởng Viên vỗ tay: “Các em hãy cố gắng, phấn đấu để đến khi ngài Bill Gates trở lại đại học, các em sẽ đến Harvard để học cùng với ngài”

 


 
Tấm gương
  Binh pháp Tôn Tử  
  Các nhà giáo già lo lắng về giáo dục  
  Cách thuyết phục dân tốt nhất là cho thấy chuyển biến thực  
  Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người  
  Cải cách thể chế: "Đột" nhiều mà chưa đủ "phá"  
  Cảm giác bất an  
  Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân  
  Căn nghiệp của con người nhìn từ vụ đánh bom ở Boston  
  Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục  
  Câu chuyện cô gái 16 tuổi làm cảm động cả đất trời !  
  Câu chuyện về người họa sĩ già và đứa bé  
  CEO trứ danh Steve Jobs  
  CEO Đặng Thành Tâm: Giàu một phần nhờ... khủng hoảng!  
  Chẳng lẽ bây giờ lại sợ vài người nói trái chiều?  
  Chất lượng cán bộ, công chức: Tốt đẹp phô ra, xấu xa...  
  Chỉ cần cúi xuống  
  Chia sẻ của Đức Dalai Lama  
  Chiếc cầu  
  Chính chúng ta là người quyết định số phận  
  Chính phủ nên từ bỏ vai tổng quản với tài sản công  
  Chính sách quốc gia và hạnh phúc của dân  
  Chính trị gia sáng suốt phải thấu rõ nguồn cơn bất mãn  
  Chính trị gia: Nghe sự thật chứ không phải điều mình thích  
  Chú chó đứng ở sân ga 10 năm đợi chủ  
  Chủ tịch Liên đoàn Luật sư phải là luật sư danh tiếng  
  Chúa đảo Tuần Châu nói về kinh tế tri thức  
  Chuyển mô hình tăng trưởng và can thiệp khôn ngoan của Nhà nước  
  Chuyện nữ đệ tử thông minh nhất của đức Phật  
  Chuyện tình của người cận vệ cho Bác Hồ  
  Chuyện trò với nhà toán học số một của Việt Nam  
  Chuyện đời bất ngờ của Vua Karl XIV Johan  
  Có hay không đời sống kiếp sau  
  Cội nguồn hạnh phúc  
  Con người phải hợp lý  
  Con người tự do vẫn là ý niệm xa lạ  
  Công chức "cộng sinh" và những nẻo đường ly tán  
  Công nhận GS, PGS: Nhiều tiêu chuẩn không cần thiết  
  Công đức sám hối  
  Cò cưa đàm phán  
  Cuộc bầu cử mang sắc màu Hollywood  
  Cuộc gặp gỡ giữa hai Đức Phật: Đức Phật nhiên đăng (DIPANKARA) và tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (GOTAMA)  
  Cuộc đời của Đức Khổng Tử  
  Cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni  
  Cựu Chủ tịch Quốc hội bàn việc sửa Hiến pháp  
  Dalai Lama - Những lời khuyên tâm huyết - Lời nói đầu  
  Dalai Lama với dự định mới trong việc chọn người kế vị  
  Danh vọng kết thúc và bắt đầu từ trường kinh doanh  
  David  
  Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (công bố năm 1969)  
  Diễn văn chiến thắng của ông Barack Obama  
  Diễn văn của Thượng nghị sỹ John McCain  
  DN Nhà nước: Muốn "chủ đạo" phải tạo áp lực cạnh tranh  
  Doanh nhân nói chuyện phong thủy  
  Doanh nhân trước hết phải thành thật với chính mình  
  Doanh nhân và chuyện hình thức  
  Doanh nhân với việc học tập  
  Donald Trump - tỷ phú hay ngôi sao truyền hình  
  Dù khó khăn lúc đầu, cái tiến bộ rồi sẽ thắng  
  Giám đốc Deloitte bắt bệnh doanh nghiệp Việt  
  Giảng viên "lãng quên" và sinh viên "trộn lẫn"  
  Giáo dục lòng say mê làm việc  
  Giới tỉ phú làm gì với tiền tỉ?  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P1)  
  GS Michael Porter: Nước Mỹ cần một chiến lược kinh tế dài hạn (P2)  
  GS TS VŨ GIA HIỀN - GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG VĂN HOÁ – DU LỊCH: Bạo lực xã hội thể hiện tâm trạng bất an  
  GS.Kaplan: GS.Kaplan:  
  GS.Michael Porter: "VN nên bớt phụ thuộc vào nhân công giá rẻ"  
  Gs.Michael Porter: VN phải cải cách từ thôi thúc bên trong  
  Gương hy sinh  
  Gương người xưa: Dùng từ bi và đức độ để cảm hóa dân chúng  
  Hạc giấy ở HIROSHIMA  
  Hai mươi câu hỏi dành cho TS. Alan Phan  
  Hạn chế danh mục  
  Hạnh phúc chân thật là gì?  
  Hãy suy ngẫm  
  Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi !  
  HLV Calisto: "Lương tâm là ông chủ duy nhất của tôi"  
  Hóa giải suy nghĩ sai lầm: Chúng ta là công việc của mình  
  Hoàn cảnh không may giúp ta nghị lực  
  Học mà không suy nghĩ là phí công  
  Học sinh cần học kỹ năng gì?)  
  IQ quan trọng hay EQ?  
  Khám phá tư duy của những người đột phá sáng tạo  
  Khi đam mê trở thành động lực sống  
  Khởi nghiệp từ 1 xu  
  Không có sự phát triển nào đi trước tự do  
  Không có tầm nhìn, đừng nói chuyện kinh doanh  
  Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!  
  Không có ý tưởng mới, thì mãi theo sau người khác  
  Không gian tinh thần  
  Không nên cộng thêm cái gì vào tư tưởng Hồ Chí Minh  
  Không thể đi tắt  
  Không đẽo chân cho vừa giày  
  Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu  
  Kim Woo Choong: Đỉnh cao và vực thẳm  
  Làm chủ vận mạng  
  Làm gì để có một Chính phủ mạnh?  
  Làm giàu, ai bảo không khó?  
  Lãnh đạo có trộm cắp?  
  Lời Bụt dạy về Tam bảo - Ngũ giới - Giáo pháp  
Trang 1/4 : 1 - 2 - 3 - 4  Trang sau