Là nhân viên, ai cũng sẽ mắc sai lầm. Là sếp, ai cũng phải phê bình, góp ý cho nhân viên. Và việc này không bao giờ là đơn giản.
Nếu bạn phê bình không đúng lúc đúng chỗ, hoặc thiếu tế nhị, nhân viên đó sẽ tự ái, tức giận, buồn bã hoặc thậm chí là nghỉ việc. Nhưng nếu ngược lại, nó sẽ tạo ra hiệu quả trong công việc cũng như sự kính trọng của nhân viên đối với bạn cũng tăng lên. 5 lời khuyên dưới đây phần nào giúp bạn làm được điều đó.
1. Kiểm chứng lại mục đích. Trước khi bạn nói chuyện với nhân viên, hãy cố gắng giữ cho mình một trạng thái trung lập. Sai lầm của anh ta có làm bạn tức giận, hay cảm thấy bị phản bội? Bạn thực sự muốn sa thải anh ta? Bạn nên bĩnh tĩnh lại trước khi nói chuyện với anh ta nếu không muốn biến cuộc nói chuyện thành một cuộc phán xét cá nhân. Mục đích của bạn ở đây là lắng nghe, đưa ra ý kiến phê bình để anh ta làm việc tốt hơn.
2. Giải quyết ngay vấn đề. Nếu có vấn đề gì xảy ra gây ảnh hưởng đến đạo đức nhân viên, hay công việc của công ty, tốt nhất bạn nên xử lý trong vòng 48 giờ. Chú ý là bạn dù trong một thời gian ngắn, bạn phải giữ đầu óc thật tỉnh táo, bình tĩnh, sáng suốt và kiên định để giải quyết mọi việc. Một điều nữa là không nên phê bình trước mặt cả tập thể. Để giữ thể diện cho nhân viên, nói chuyện riêng là tốt hơn cả.
3. Chú ý. Có thể có nhiều điều mà bạn chưa biết. Vì vậy, thay vì phê bình nhân viên về sự cẩu thả hoặc lười biếng, bạn nên đặt mình vào tình huống đó và xem xét kĩ tình hình. Liệu nguyên nhân của vấn đề này là sai thông tin? Hay nhân viên của bạn chịu quá nhiều áp lực? Hay anh ta không có kinh nghiệm? Hay do nguyên nhân nào khác? Nói chung bạn phải dựa vào óc quan sát và tìm hiểu kĩ vấn đề.
4. Sử dụng chiêu "bánh sandwich". Khi phê bình, bạn chỉ nên khiển trách hành vi chứ đừng quá nhấn mạnh vào cá nhân. Một trong những cách hiệu quả nhất đó là hãy bắt đầu bằng một lời khen về tính cách hoặc quá trình làm việc của nhân viên. Một khi bạn đã củng cố niềm tin cho anh ta, hãy thông báo "tin xấu". Đảm bảo rằng anh ta nhận được thông điệp từ bạn, biết cách sửa chữa sai lầm. Cuối cùng, bạn đừng quên kết thúc buổi nói chuyện bằng một lời cam kết.
5. Chuẩn bị cách phòng thủ cho bản thân. Cho dù một bài phê bình "nghệ thuật" nhất cũng tránh khỏi nhận được những phản ứng tiêu cực. Vì vậy, tốt hơn hết hãy chuẩn bị lý lẽ cho mình. Chú ý, bạn nên tập trung vào kết quả chứ không phải là những phải là những phản ứng nhất thời.
Giaitri24.vn (theo SuctreVietNam)