Dành cho nhà tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng tại các công ty nước ngoài

Trở thành nhân viên của các công ty nước ngoài là mơ ước của nhiều người. Quy trình tuyển dụng tại các công ty này có gì khác biệt và bạn phải chuẩn bị những gì để không bị loại ngay từ vòng đầu?

Phỏng vấn có thể được thực hiện theo nhiều kiểu, như:

1. Phỏng vấn trực diện giữa một người đại diện và ứng viên

2. Phỏng vấn giữa nhiều người (cấp quản lý) và ứng viên

3. Phỏng vấn giữa người phụ trách nhân sự và nhiều ứng viên, hay có khi họ cũng kết hợp các kiểu phỏng vấn trên.

Bạn sẽ đối thoại với người có chức vụ cao nhất tại vòng phỏng vấn sau cùng. Ðây là vòng quyết định, vì vậy ứng viên cần cố gắng gây ấn tượng tốt với sếp bằng kiến thức, kinh nghiệm, động lực bản thân, khuynh hướng nghề nghiệp, kỹ năng lãnh đạo cũng như tinh thần làm việc đội nhóm.

Ngoài ra, bạn cũng cần thể hiện tính cầu tiến và ham học hỏi cũng như khả năng nói và viết tiếng Anh của mình. Thành công trong phỏng vấn trực diện là 60%.

Tránh sự thụ động, e dè

Thảo luận nhóm là cuộc thảo luận giữa nhiều ứng viên với nhau về một đề tài do nhà tuyển dụng đưa ra nhằm đánh giá và kiểm chứng nội dung mà bạn đã trả lời trong cuộc phỏng vấn.

Các công ty nước ngoài thường áp dụng hình thức thảo luận này vì tính thực tiễn và hiệu quả. Họ căn cứ vào đây để đánh giá được kỹ năng lãnh đạo, tố chất (năng động, sáng tạo...), ưu điểm vượt trội của bạn so với những ứng viên khác.

Ðối với ứng viên Việt Nam, kiểu thảo luận còn khá xa lạ và mờ nhạt do sự thụ động và e dè. Những công ty đa quốc gia về hàng tiêu dùng hay nghiên cứu thị trường thường sử dụng kiểu thảo luận này làm công cụ để đánh giá, tuyển chọn ứng viên xuất sắc bố trí vào vị cao cấp trong công ty.

Giaitri24.vn (Theo Người Lao Động)

Dành cho nhà tuyển dụng
  Suy nghĩ lại về nghề nhân sự  
  Tại sao nhân viên giỏi lại mất việc?  
  Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật  
  Theo sếp, thế nào là một nhân viên có năng lực?  
  Thương hiệu là lời hứa  
  Titanic và những bài học về nghệ thuật lãnh đạo  
  Vận dụng sức mạnh trí tuệ tập thể, tại sao không?  
  Với nhân viên quá tự tin  
  Xây dựng một nhóm ăn ý  
  Ý tưởng - tài sản vô giá!  
  Để quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn  
  “Các nhân viên có tin tưởng tôi không?”  
  “Trị” cấp dưới khó bảo  
Trang 2/2 : Trang trước  1 - 2