Dành cho nhà tuyển dụng
Những thói quen sếp ghét

Hay than vãn, phàn nàn về điều kiện làm việc, về thái độ của đồng nghiệp… Bạn đang làm sếp thấy bực mình bởi những thói quen tai hại của mình đấy.

Dưới đây là 4 thói quen khác của nhân viên khiến các sếp phát điên:

Thiếu chủ động

Chẳng vị sếp nào lại muốn phải chỉ bảo bạn từng chút một. Việc đó không chỉ khiến sếp mất thời gian và mệt mỏi, mà còn làm suy giảm lòng tin của sếp về năng lực của bạn.

Đừng ngồi chờ hướng dẫn. Trong những lúc rảnh rỗi, hết việc, bạn có thể giúp đỡ các đồng nghiệp khác hoặc dọn dẹp và sắp xếp lại hồ sơ cho hợp lý thay vì lang thang trên internet.

Quá chủ động

Dù điều đó xuất phát từ tham vọng, động lực, năng lượng quá lớn hay chỉ là một mong muốn làm hài lòng người khác, đó cũng là một trong nhiều thói quen mà sếp không ưa.

Chẳng hạn, bạn miệt mài bổ sung thêm màu sắc và hình vẽ cho một báo cáo nghiên cứu. Sếp không những không ấn tượng rằng bạn chăm chỉ và sáng tạo mà lại cho rằng bạn đang làm một việc không cần thiết. Lẽ ra thời gian đó bạn có thể làm xong một việc khác.

Một nguy cơ khác nữa là khi bạn quá chủ động, nhiệt tình, bạn có thể đang vượt quá bổn phận của mình và giẫm lên chân một ai đó.

Viện lý do

Đây là một trong những thói quen gây khó chịu nhất đối với sếp. Nếu bạn đưa ra lý do, có nghĩa là bạn đã không chú tâm đến trách nhiệm của mình và lại tìm cách biện hộ bản thân vì sự không chú tâm đó.

“Tôi không làm xong được bản báo cáo vì xe của tôi bị thủng săm và khi tôi về nhà thì trời đã rất muộn”.

Dù bạn nói đúng đi nữa, điều sếp nghe thấy là: “Đó không phải là lỗi của tôi. Chiếc săm thủng giúp tôi miễn trách nhiệm”. Sếp sẽ không tập trung vào điều bạn nói mà tập trung vào điều bạn muốn nói.

Hỏi quá nhiều

Lẽ thường, đặt câu hỏi không phải là điều gì tệ hại, đặc biệt là khi bạn muốn hiểu rõ về công việc trước khi đảm nhận. Trong thực tế, biết đặt câu hỏi là điều được khuyến khích. Tuy nhiên, hỏi quá nhiều, và lại hỏi nhiều câu ngớ ngẩn, lại khiến sếp không thích chút nào và dễ bực mình.

Trước hết, hỏi nhiều và linh tinh sẽ làm lãng phí thời gian của sếp và thể hiện sự thiếu hiệu quả. Những câu hỏi như thế cũng làm xấu hình ảnh của bạn trong mắt người khác. Sếp sẽ băn khoăn khi phải giao việc quan trọng cho bạn khi nhớ lại lần trước bạn đã phải nhờ người khác hỗ trợ từ đầu đến cuối.

Xét cho cùng, sếp đánh giá cao những nhân viên đủ tháo vát để tự hiểu việc.

(theo Dân trí)

Dành cho nhà tuyển dụng
  Phỏng vấn chỉ là bước khởi đầu  
  Quy trình tuyển dụng tại các công ty nước ngoài  
  Suy nghĩ lại về nghề nhân sự  
  Tại sao nhân viên giỏi lại mất việc?  
  Thêm 4 điều có thể học từ người Nhật  
  Theo sếp, thế nào là một nhân viên có năng lực?  
  Thương hiệu là lời hứa  
  Titanic và những bài học về nghệ thuật lãnh đạo  
  Vận dụng sức mạnh trí tuệ tập thể, tại sao không?  
  Với nhân viên quá tự tin  
  Xây dựng một nhóm ăn ý  
  Ý tưởng - tài sản vô giá!  
  Để quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn  
  “Các nhân viên có tin tưởng tôi không?”  
  “Trị” cấp dưới khó bảo  
Trang 1/2 : 1 - 2  Trang sau