Suy ngẫm
Cái tôi trong mỗi con người
 
Hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể "là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về "cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay chạm tự ái.

***

Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Tự điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay ngã kiến – egoism/the selfness) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và các cá nhân khác.

***

Cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ, người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình, nói cách khác, cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.

Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh:

~ (1) Tích cực: sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân;

~ (2) Tiêu cực: sự nhận định sai về những giá trị, nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn.

Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. "Mình thật là vô tích sự”, "Tôi thật là xấu xí”, v.v…, đó là một số những suy nghĩ thường có của những người luôn hoài nghi về giá trị thực sự của mình. Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm, người ta thường suy diễn, so sánh mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc. Không hài lòng với chính mình, ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên (sau khi đã đè nén nó), thì nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.

Tôi rất tâm đắc với một câu chuyện kể về Đức Đạt Lai Lạt Ma, người có một quan điểm đơn giản nhưng rất thiết thực về cách làm sao để tìm thấy sự tự tin cho mình. Khi được hỏi: "Làm sao Ngài có thể tự tin thuyết giảng trước đám đông hàng ngàn người, hoặc không ngại ngần khi bắt chuyện với một người hoàn toàn xa lạ?” Ngài trả lời: "Hãy thành thật với chính mình”.

Sự chân thành cộng với việc đánh giá đúng mức khả năng và những giá trị thực có của chính mình sẽ giúp chúng ta mạnh dạn hơn, cởi mở hơn với thế giới quanh ta. Qua đó, nếu bạn cảm thấy thiếu hụt về một lĩnh vực nào đó, bạn không nên mất tự tin, bởi vì bạn biết rằng bạn còn có những giá trị khác. Cũng giống như một đứa bé gái khi bị trêu chọc là sún răng, nó liền hỏi lại: "Còn đôi mắt con thì sao?”. Nghĩ rằng mình có đôi mắt đẹp, cô bé đó muốn được nhìn nhận ưu điểm này của nó. Nó làm điều đó một cách tự nhiên, chân thành, không mặc cảm, không sợ bị đánh giá. Nếu "chịu khó” và chân thành (nghĩa là công bằng với chính mình) trong cuộc tìm kiếm, chắc chắn mỗi người sẽ tìm thấy những giá trị riêng của chính mình.

Không những chỉ dừng lại ở việc tìm thấy và trân trọng những giá trị sẵn có của mình, con người còn có thể phát triển thêm những giá trị mới cho chính mình. Điều này cũng tương tự như việc các công ty trong quá trình phát triển giá trị thương hiệu đã không ngừng phát triển những dịch vụ cộng thêm (value adding service) cho khách hàng của mình. Ví dụ như các đại lý bán vé máy bay phát triển thêm dịch vụ giao vé tận nhà, hướng dẫn lộ trình bày, tư vấn cách chọn chuyến bay… Mỗi người chúng ta cũng vậy, ai cũng có thể tạo thêm giá trị cho " thương hiệu” của chính mình. Những việc làm đơn giản nhưng thiết thực như thể hiện sự quan tâm với những người xung quanh, sống vui vẻ, hòa nhã với mọi người, xây dựng những mối quan hệ tốt với người thân, bạn bè… Mọi nỗ lực dù nhỏ nhoi nhưng đều mang lại những kết quả đáng kể.

Khi tạo cho mình được nhiều giá trị, làm cho "cái tôi” của mình đẹp hơn, người ta sẽ cảm thấy tự tin, cởi mở, và tìm thấy nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hiểu được giá trị thật về cái tôi của mình, người ta có thể "là chính mình” và sống thật với mình hơn. Họ sẽ không bị môi trường chung quanh chi phối cách nhìn về "cái tôi” của họ, không mặc cảm tự ti, không dễ bị tổn thương hay "chạm tự ái” với những câu nói, hành vi và thái độ dù vô tình hay cố ý của những người khác.

Tuy nhiên, ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội. Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao, thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế, khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các "sếp” có thể xem đó là "không thể chấp nhận được”. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình. Mà đã là tù nhân thì làm sao có hạnh phúc?

Vậy làm sao cởi bỏ được gánh nặng đó ra? Làm thế nào để kiểm soát được trạng thái tâm lý tự ti mặc cảm, hay ngược lại, tâm lý tự cao tự đại của mình? Làm sao để có thể vượt ra khỏi cái tôi tiêu cực, cái bản ngã nghiệp chướng của chính mình để có thể là một người tự do, được sống hồn nhiên yêu đời và hạnh phúc?

Khi chê ai đó có cái tôi quá lớn, người ta thường nói "cái tôi của hắn to bằng quả núi”, hoặc "anh ta tưởng anh ta là cái rốn của vũ trụ”, là "trung tâm của thế giới”… Như vậy, vô hình trung, chúng ta đã thừa nhận mình chỉ là những cá thể rất nhỏ trong một vũ trụ rộng lớn. So với vũ trụ và thế giới chung quanh, quả thật mỗi cá nhân chúng ta chỉ là những hạt nhân nhỏ bé. Nhưng hạt nhân này khi di chuyển và đụng vào nhau, giao tiếp, hỗ tương với nhau, sau đó lại di chuyển tiếp trong quỹ đạo của riêng mình trong vũ trụ.

Đã không phải là vũ trụ mà chỉ là "cái rốn” của vũ trụ, thì tại sao lại dám xem mình là cả vũ trụ? Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là một thực thể tồn tại, phát triển, sinh ra và mất đi, có sự hình thành và cấu tạo rất riêng biệt, với những giá trị riêng trong thế giới này. Một hạt nhân tuy nhỏ bé nhưng đều có một chỗ đứng nhất định trong mối tương quan với vũ trụ và các hạt nhân khác, và không tồn tại vĩnh viễn trong một thực thể nhất định.

Cuộc đời có giới hạn, vậy thì tại sao chúng ta phải mang vác cái tôi nặng nề mà không cởi bỏ nó, để làm một người tự do, ung dung, tự tại và được là chính mình?

 


 
Suy ngẫm
  Cái tôi và tâm hồn  
  Cái ví  
  Cảm nhận cuộc sống  
  Cảm Ơn Con  
  Cám ơn cuộc đời  
  Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân  
  Cần và kiệm  
  Cao Thượng  
  Cắt giảm chi phí hoạt động với dịch vụ thuê ngoài  
  Câu chuyện của dòng sông  
  Câu chuyện cuộc sống  
  Câu chuyện ếch và bò cạp  
  Câu chuyện về 2 hạt lúa  
  Cầu Xin  
  Cầu xin.  
  Chân lý cuộc đời  
  Chân lý tương đối  
  Chân lý tuyệt đối  
  Chẳng có ai cả - No Ajahn Chah  
  Chết có thật đáng sợ hay không?  
  Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường  
  Chìa khóa của niềm vui  
  Chiếc giày đánh rơi của Gandhi  
  Chiều dài các ngón tay tiết lộ điều gì về nhân cách của bạn?  
  Chiều dài ngón tay tiết lộ khả năng của phái mạnh  
  Chó báo oán: Kiếp trước con vật có thể là người  
  Cho một ngày mới hôm nay  
  Cho ngày hôm nay  
  Cho đi tài sản mà không tiếc, không mất  
  Chờ đợi sự sống  
  Chọn lựa....  
  Chợt nhận ra  
  Chữ nhẫn  
  Chúc buổi sáng tốt lành  
  Chúng ta chỉ nhớ được tối đa 4 thứ một lúc  
  Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào ?  
  Chúng ta đang bỏ quên những giấc mơ?  
  Chúng ta đến trần gian này để làm gì?  
  Chuyển hoá bản thân là cách chuyển hoá tốt nhất  
  Chuyến tàu cuộc đời  
  Có ba điều trong đời ...  
  Cố gắng từng chút một  
  Cơ hội của sự chối từ  
  Cơ hội luôn có sẵn  
  Có thể bạn chưa biết  
  Cõi nhân gian  
  Cõi Trung giới và thể Vía  
  Con người sợ nhất cái gì?  
  Con sông & Cây cầu  
  Công tơ mét cuộc đời  
  Cốt lõi đạo phật  
  Cột thu lôi  
  Cư sĩ với vấn đề kinh doanh làm giàu  
  Của cải lớn nhất của đời người  
  Cuộc chơi  
  Cuộc sống có đủ dài cho những lo lắng?  
  Cuộc sống lý tưởng  
  Cuộc sống phải có mục đích & ý nghĩa  
  Cuộc sống và tôi  
  Cuộc trò chuyện giữa cọp và cô gái  
  Cuộc đời của bạn  
  Cuộc đời này thật ngắn ngủi !  
  Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ....  
  Dám băng qua thử thách  
  Dẫn dắt nhân viên hành động đúng hướng  
  Danh ngôn của những nhà quản lý nổi tiếng  
  Danh ngôn về cái đẹp  
  Danh ngôn về sách  
  Danh ngôn về Thiên nhiên & Tạo hóa  
  Danh Ngôn về Tình yêu  
  Danh ngôn về Tình yêu 2  
  Dành thời gian đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa  
  Dễ và khó  
  Di chúc  
  Dòng đời  
  Duyên may và sự lựa chọn  
  EQ: Chỉ số của thành công - NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU  
  Gia sản của cuộc đời  
  Giá trị của quá khứ  
  Giá trị đồng tiền  
  Giải mã cách làm giàu của các tỷ phú  
  Giai đoạn nào là đỉnh cao của cuộc đời bạn?  
  Gian lao không làm ta nhụt chí  
  Giáo dục thừa triết lý nhưng không làm theo!  
  Giáo dục VN và căn bệnh thiếu hạnh phúc mãn tính  
  Giáo dục VN: Loay hoay tìm cách phát minh lại... cái bánh xe  
  Giàu có  
  Gieo yêu thương để gặt yêu thương  
  Giữ tâm trong sạch  
  Gương soi  
  Habits of successful people / Những thói quen của người thành đạt  
  Hai con sói  
  Hai phút chú tâm  
  Hai thứ tự do  
  Hạnh phúc  
  Hạnh phúc của bạn ở đâu?  
  Hạnh phúc là biết quý những gì mình có  
  Hạnh phúc là gì  
  Hạnh phúc là điều trong tâm ta  
  Hạnh phúc lớn nhất của đời người là biết buông tha  
Trang 3/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau