Suy ngẫm
Bốn bí quyết xây dựng tinh thần trách nhiệm
 
Để từ đó, hàng loạt câu hỏi mới được đặt ra chẳng hạn như: “Ai là người đứng ra chịu trách nhiệm về các dữ liệu báo cáo cho tỷ lệ thành công của các nghiên cứu vật lý, hiệu quả hoạt động của bệnh viện, thành tích của sinh viên...? Đâu là những dữ liệu cần đúc rút và kiểm chứng? Và khi có dữ liệu rồi thì người ta phải làm gì kế tiếp? Liệu người giáo viên có bị buộc phải chịu trách nhiệm về kết quả học tập của sinh viên hay không?”

Ở những tổ chức hoạt động hiệu quả, đã thành thông lệ, người ta luôn để ra các đường hướng hoạt động chi tiết, các tiêu chuẩn so sánh và đánh giá có định lượng. Mọi người đều có nghĩa vụ phải nêu cao tinh thần tự giác kiểm tra chính mình và nhân viên.

Tuy vậy, người ta vẫn chưa thể cắt nghĩa đến tận cùng về tinh thần trách nhiệm trong những ngành dịch vụ công. Kết quả hoạt động không thực sự đáng tin cậy bởi người ta vẫn thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động nội bộ quá qua loa. Bất chấp các ý kiến phản hồi từ mọi cấp độ ra sao, người ta vẫn chỉ máy móc thực hiện các bản đánh giá thường niên thiếu sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế.

Ở những tổ chức hoạt động yếu kém triền miên, người ta không biết đến các cuộc thảo luận để đưa ra các phương án cải thiện tình hình là gì và người quản lý thì không hề khích lệ nhân viên tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu để cùng đưa ra phương án giải quyết. Một số quản lý còn e ngại đưa ra ý kiến phản hồi còn nhân viên của anh ta thì cũng không thoải mái gì khi đón nhận nó.

Một số nơi người ta còn dùng dữ liệu thu thập được để chỉ trích và đổ lỗi cho nhau thay vì cùng chung tay cải thiện tình hình, biến những lần tổng kết đánh giá nội bộ như vậy thành cơ hội để thanh trừng lẫn nhau. Đó chính là lý do khiến người ta e ngại khi nói về khuyết điểm của mình và của tổ chức. Điều đó chẳng giúp ích gì cho công việc chung.

Trong khi đó, những tổ chức hoạt động hiệu quả luôn biết cách tận dụng nguồn thông tin có được để giúp nhân viên của mình tiến bộ hơn bằng việc cung cấp cho họ vô số các dữ liệu có ích theo định kỳ về hiệu quả công việc của từng cá nhân và của cả nhóm.

Bạn có muốn tổ chức của mình cũng tạo ra được bầu không khí làm việc tích cực này không? Dưới đây là một vài nguyên tắc chủ chốt để giúp bạn luôn duy trì được tinh thần trách nhiệm trong tổ chức của mình:

Đặt câu hỏi, nhấn mạnh yêu cầu thu lượm thông tin. Hãy bắt đầu bằng việc thương lượng các mục tiêu phải đạt đến, sau đó hãy trò chuyện theo hướng đưa ra chỉ dẫn giúp nhân viên từng bước đạt được mục tiêu đó. Bạn đã làm theo đúng như vậy chưa, nếu có thì kết quả ra sao? Các câu hỏi kiểu này sẽ giúp nhân viên của bạn từ từ phân tách về từng khía cạnh trong cách thực hiện công việc của họ và cân nhắc được các phương án khác nhau mà không bị sa vào lối làm việc theo kiểu đối phó.

Tránh tạo bầu không khí uy hiếp. Đừng bao giờ đưa ra các chỉ dẫn công việc và đánh giá hiệu quả làm việc theo hướng chỉ trích. Là nhà lãnh đạo, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những cuộc đối thoại hết sức cởi mở và thân thiện, tránh cho người khác cảm thấy họ đang bị chỉ trích và đổ lỗi ngay cả khi đang phải đối mặt với tình huống gai góc nhất. Mục tiêu của bạn là giải quyết vấn đề chứ không phải tìm cách chất vấn người khác về lỗi lầm của họ.

Để duy trì được bầu không khí này, cuộc nói chuyện phải dựa trên dữ liệu thực tế, hết sức khách quan và tránh để những cảm xúc cá nhân xen vào: hãy luôn tâm niệm rằng ai cũng muốn hoàn thành tốt công việc và dữ liệu bạn đưa ra là để giúp họ hiểu được nên làm thế nào thì đúng.

Phân tách mục tiêu lớn thành nhiều mục tiêu cụ thể. Bình tĩnh phân tích từng tình tiết đằng sau mỗi thành công hoặc thất bại, bạn sẽ tìm ra các cải thiện tình hình dễ dàng hơn hoặc tìm được cách khích lệ người khác sau mỗi thành công họ đạt được. Những người làm việc hiệu quả là những người chú trọng đến các hành động cụ thể chứ không ào ào chạy theo các khái quát hời hợt bề ngoài. Nhờ vậy, họ dễ dàng tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu.

Tinh thần trách nhiệm điển hình. Với tinh thần trách nhiệm, mỗi nhà lãnh đạo sẽ không mấy khó khăn chỉ ra các vấn để còn tồn tại cho mọi người, đưa ra các dữ liệu về kết quả công việc để mọi người đều thấy được và không bao giờ cách chấp nhận quy trách nhiệm theo kiểu chung chung, không gọi tên cụ thể từng đối tượng và phần công việc có liên quan. Khi các nhà lãnh đạo đứng ra nhận trách nhiệm về mình (chẳng hạn như chia sẻ các đánh giá kết quả công việc của chính họ) thì những người khác nhờ thế sẽ không còn sợ hãi khi bị chỉ ra khuyết điểm và đứng trước cảm giác bị uy hiếp.

Công cụ để xây dựng tinh thần trách nhiệm như dữ liệu, chi tiết, các chỉ dẫn, phương pháp đo đạc, phân tích, các biểu đồ, các bài thử nghiệm, đánh giá kết quả công việc... phải thật trung tính bởi cách người ta diễn giải và sử dụng chúng cùng môi trường quanh chúng chi phối rất nhiều đến kết luận cuối cùng.

Ở những tổ chức đang gặp khó khăn, người ta luôn dùng những công cụ này để cảnh báo người khác rằng họ đang bị giám sát, họ không còn được tín nhiệm và sẽ bị trừng phạt chỉ trong nay mai thôi. Trong khi đó, ở những tổ chức khác, họ dùng những công cụ này để trợ giúp những nhân viên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hiểu và cải thiện chất lượng công việc thường xuyên và nhanh chóng.

Dần dần, mọi tổ chức (không chỉ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ và giáo dục) cần phải vượt qua nỗi sợ hãi khi kết quả công việc của mình bị giám sát. Xã hội đề cao sự minh bạch vì thế người ta dễ dàng thu thập dữ liệu, kết nối chúng và đưa vào báo cáo. Cải thiện chất lượng thảo luận nội bộ sẽ mở đường cho việc cải thiện chất lượng công việc sau này. Khi dữ liệu được công bố rộng rãi thì việc đánh giá cũng trở nên cởi mở và chính xác hơn rất nhiều.

- Bài viết của Rosabeth Moss Kanter trên Harvard Business Publishing -

  • Như Nguyệt dịch

 


 
Suy ngẫm
  Bốn niềm vui lớn nhất trong cuộc đời  
  Bông sen duyên kiếp - câu chuyện về tiền kiếp của Đức Phật Thích Ca  
  Bước ngoặt trong đời - BS. Đặng Phương Lan  
  Buông xả là gì?  
  Buông xả phiền não để an lạc từ tâm  
  Buông xả tự ngã  
  Cà phê chiều thứ 7 (Full)  
  Các quy luật của cuộc sống: Nên suy nghĩ & áp dụng để sống tốt hơn  
  Cách lấy lòng sếp  
  Cái chết là sự sáng tạo của sự sống  
  Cái chiêng  
  Cái gì là thứ đáng sợ nhất trên đời ?  
  Cái gì rồi cũng đến, đến rồi qua, qua rồi mất  
  Cái Khó Bó Cái Khôn  
  Cái mình MUỐN và cái mình CẦN  
  Cái nhìn hệ thống về cuộc sống  
  Cái thấy vô thường  
  Cải thiện cuộc sống  
  Cái tôi cá nhân  
  Cái tôi trong mỗi con người  
  Cái tôi và tâm hồn  
  Cái ví  
  Cảm nhận cuộc sống  
  Cảm Ơn Con  
  Cám ơn cuộc đời  
  Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân  
  Cần và kiệm  
  Cao Thượng  
  Cắt giảm chi phí hoạt động với dịch vụ thuê ngoài  
  Câu chuyện của dòng sông  
  Câu chuyện cuộc sống  
  Câu chuyện ếch và bò cạp  
  Câu chuyện về 2 hạt lúa  
  Cầu Xin  
  Cầu xin.  
  Chân lý cuộc đời  
  Chân lý tương đối  
  Chân lý tuyệt đối  
  Chẳng có ai cả - No Ajahn Chah  
  Chết có thật đáng sợ hay không?  
  Chỉ có thể đi cùng nhau một đoạn đường  
  Chìa khóa của niềm vui  
  Chiếc giày đánh rơi của Gandhi  
  Chiều dài các ngón tay tiết lộ điều gì về nhân cách của bạn?  
  Chiều dài ngón tay tiết lộ khả năng của phái mạnh  
  Chó báo oán: Kiếp trước con vật có thể là người  
  Cho một ngày mới hôm nay  
  Cho ngày hôm nay  
  Cho đi tài sản mà không tiếc, không mất  
  Chờ đợi sự sống  
  Chọn lựa....  
  Chợt nhận ra  
  Chữ nhẫn  
  Chúc buổi sáng tốt lành  
  Chúng ta chỉ nhớ được tối đa 4 thứ một lúc  
  Chúng ta thường gặp lỗi khi tư duy như thế nào ?  
  Chúng ta đang bỏ quên những giấc mơ?  
  Chúng ta đến trần gian này để làm gì?  
  Chuyển hoá bản thân là cách chuyển hoá tốt nhất  
  Chuyến tàu cuộc đời  
  Có ba điều trong đời ...  
  Cố gắng từng chút một  
  Cơ hội của sự chối từ  
  Cơ hội luôn có sẵn  
  Có thể bạn chưa biết  
  Cõi nhân gian  
  Cõi Trung giới và thể Vía  
  Con người sợ nhất cái gì?  
  Con sông & Cây cầu  
  Công tơ mét cuộc đời  
  Cốt lõi đạo phật  
  Cột thu lôi  
  Cư sĩ với vấn đề kinh doanh làm giàu  
  Của cải lớn nhất của đời người  
  Cuộc chơi  
  Cuộc sống có đủ dài cho những lo lắng?  
  Cuộc sống lý tưởng  
  Cuộc sống phải có mục đích & ý nghĩa  
  Cuộc sống và tôi  
  Cuộc trò chuyện giữa cọp và cô gái  
  Cuộc đời của bạn  
  Cuộc đời này thật ngắn ngủi !  
  Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ....  
  Dám băng qua thử thách  
  Dẫn dắt nhân viên hành động đúng hướng  
  Danh ngôn của những nhà quản lý nổi tiếng  
  Danh ngôn về cái đẹp  
  Danh ngôn về sách  
  Danh ngôn về Thiên nhiên & Tạo hóa  
  Danh Ngôn về Tình yêu  
  Danh ngôn về Tình yêu 2  
  Dành thời gian đọc những cuốn sách hay và ý nghĩa  
  Dễ và khó  
  Di chúc  
  Dòng đời  
  Duyên may và sự lựa chọn  
  EQ: Chỉ số của thành công - NGUYỄN ĐÔNG TRIỀU  
  Gia sản của cuộc đời  
  Giá trị của quá khứ  
  Giá trị đồng tiền  
Trang 3/9 : Trang trước  1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9  Trang sau