Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Bạn sẽ trúng tuyển nếu bạn có...

Background - lai lịch; enthusiasm - lòng nhiệt tình; education - kiến thức; personality - tính cách; experience - kinh nghiệm; qualifications - bằng cấp.

Bạn có đầy đủ bằng cấp và thừa kinh nghiệm cho một vị trí tuyển dụng đang được quảng cáo. Bạn bỏ ra hàng giờ đồng hồ để viết ra một bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo, và bạn cảm thấy rằng bạn vừa thực hiện được một buổi phỏng vấn một cách tốt đẹp - nhưng đôi khi, tất cả những việc này vẫn không giúp bạn có được lời mời tuyển dụng vào vị trí mà bạn mơ ước.

Để đảm bảo bạn đã thành công, cái bạn cần biết là cách ra quyết định cuối cùng về ứng cử viên mà công ty sẽ tuyển dụng, được diễn ra như thế nào.

Một người phỏng vấn đầy kinh nghiệm sẽ đánh giá ứng cử viên qua những yêu cầu của vị trí bằng cách so sánh năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức với những tiêu chuẩn cần thiết để thực hiện được công việc.

Bản danh sách quan trọng về kỹ năng và phẩm chất thường được gọi là "mô tả chức vụ", và thường ứng cử viên thích hợp nhất cho công việc là người có năng lực, kỹ năng và bằng cấp đáp ứng tốt nhất bản danh sách này.

Mặc dù nói vậy, nhưng không phải đơn giản như thế bởi vì một số thông tin có trọng lượng nặng hơn những thông tin khác. Và những nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý cho thấy rằng những quyết định tuyển dụng hoàn toàn dựa trên sáu nhân tố.

Thứ nhất, cái rõ ràng quan trọng nhất, là tính cách của bạn. Nó không chỉ nói qua bản thân bạn, mà còn về cách bạn ăn mặc và thể hiện bản thân với mọi người xung quanh.

Rất khó tin rằng, mặc cho những kỹ thuật phỏng vấn tinh vi nhất mà chúng ta có được ngày nay, hình thức vẫn là một yếu tố quan trọng, và bạn có khả năng không nhận được lời mời tuyển dụng bởi vì bạn không ăn ý với người phỏng vấn.

Sự lịch sự, cách xử sự văn minh, một phong cách chuyên nghiệp và ngôn ngữ cử chỉ tự tin sẽ giúp bạn tạo ấn tượng ban đầu tốt và nếu bạn có thể cố gắng hoà hợp với người phỏng vấn, thì bạn sẽ trên đường nhận được lời mời tuyển dụng.

Kinh nghiệm là nhân tố tiếp theo trên bảng danh sách, tiếp theo là bằng cấp liên quan và yếu tố quan trọng thứ tư là lịch sử làm việc của bạn.

Những công việc cũ của bạn nói dùm bạn rất nhiều, và nhà tuyển dụng rất khôn ngoan trong việc lựa chọn này.

Những người tuyển dụng tìm những ứng cử viên cho những vị trí cao cấp, thường nghiêng về những người mà sự nghiệp có một quá trình tiến triển nhanh chóng - hoặc tiến lên những vị trí cao hơn và tốt hơn hoặc duy trì làm việc với một công ty nhưng được tiến cử thường xuyên, leo lên chiếc thang danh vọng để đến vị trí cao nhất.

Ngược lại, những người tuyển dụng rất lo sợ về những người "nhảy việc", những người không bao giờ làm việc tại một công ty quá hơn sáu tháng hoặc một năm, vì việc này nói lên sự bất ổn và không có năng lực của ứng cử viên.

Nếu bạn lo lắng rằng quá trình làm việc thất thường của bạn cản trở sự nghiệp của bạn, hãy nghĩ về cách thể hiện sự thay đổi này một cách tích cực. Ví dụ: làm việc nhiều công việc khác nhau cho bạn một lượng kiến thức rộng và bao quát về một ngành nghề nào đó, hoặc có nghĩa là bạn biết được một cách chính xác công việc mà bạn muốn làm.

Lòng nhiệt tình được xếp vào hàng thứ năm trong bản danh sách của nhà tuyển dụng, mặc dù có những nhà tuyển dụng khác xếp nó ở vị trí cao hơn. Người phỏng vấn muốn ứng cử viên lý tưởng tận tụy, thích thú và đủ khả năng cho vị trí mà họ đang xin việc

Cuối cùng, cấp bậc giáo dục được xếp hàng thứ sáu.

Bản danh sách này làm cho một buổi phỏng vấn thành công trở thành một nhiệm vụ đầy khó khăn, nhưng nhớ rằng, những nhà tuyển dụng rất hiếm khi tìm được ứng cử viên "hoàn toàn lý tưởng", và việc tuyển dụng thường là một sự thỏa hiệp.

Nhưng việc quan trọng hơn cả là bạn tạo ra được một ấn tượng tốt đẹp và mạnh mẽ trong mắt người tuyển dụng, cũng như bạn tạo ra sự nối tiếp giữa kinh nghiệm, kỹ năng và quá trình làm việc của bạn với vị trí tuyển dụng.

Nếu bạn có thể lại cho người phỏng vấn một ấn tượng bạn là một người say mê, đầy sinh lực và tận tụy với một lòng đam mê công việc và công ty, thì vị trí tuyển dụng sẽ do bạn quyết định.

(TheoThông tin du học)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  Bạn đã biết viết đơn xin việc chưa?  
  Bi hài những lá đơn xin việc  
  Bị từ chối vẫn không “buông tha”!  
  Câu hỏi phỏng vấn "Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?"  
  Chữ ký cuối thư, chuyện không nhỏ  
  Chuẩn bị gì khi tham gia hội chợ việc làm?  
  Cùng lúc được hai công ty mời làm việc  
  CV của bạn “có vấn đề”?  
  CV nói gì về bạn?  
  Dễ dàng vượt qua bài test đánh giá  
  Gặp nhà tuyển dụng, cần tránh điều gì?  
  Không chỉ là một cuộc nói chuyện...  
  Kinh nghiệm chưa phải là tất cả  
  Kỹ năng tìm việc của bạn đã đủ “sắc bén”?  
  Làm quen với các kiểu phỏng vấn  
  Một mẫu thư xin việc tham khảo  
  Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng  
  Nếu biết cảm ơn sẽ có việc làm  
  Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc  
  Những từ nên tránh trong bản CV  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau