Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Làm quen với các kiểu phỏng vấn

Phỏng vấn xin việc, ngoài cách thông thường là màn đối thoại 1-1 thì còn có nhiều cách khác. Có thể bạn chưa biết nên sẽ có nhiều ngỡ ngàng, lo lắng...

Phỏng vấn qua điện thoại

Vì những hạn chế về thời gian và không gian, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại ngày càng trở nên phổ biến, nhất là với những công ty có ông chủ người nước ngoài. Thỉnh thoảng những cuộc phỏng vấn qua điện thoại được sắp xếp trước, một số phỏng vấn mà không báo trước. Nếu thời gian không tiện cho bạn, bạn có thể cho người gọi biết và sắp xếp một cuộc hẹn vào lúc khác.

Chuẩn bị:

Tìm một nơi yên tĩnh và chuẩn bị tất cả những tài liệu tìm việc, chẳng hạn như sơ yếu lý lịch, thư xin việc, những nguồn tham khảo,... và để chúng trước mặt.

Vào đầu cuộc phỏng vấn, bạn xác nhận lại tên và chức vụ của người phỏng vấn để tiện xưng hô và sau này còn viết thư cảm ơn họ.

Bạn nên trả lời ngắn gọn và tập trung. Nếu người phỏng vấn ngắt lời bạn, đừng tỏ ra khó chịu, gắt gỏng.

Hãy hỏi những câu liên quan đến công việc, công ty, quá trình tuyển dụng,... Đừng lan man lạc đề tài.

Phỏng vấn theo nhóm

Tại Việt Nam, chỉ có vài công ty sử dụng hình thức phỏng vấn theo nhóm. Hình thức này hiệu quả vì có nhiều người phỏng vấn bạn cùng một lúc thay vì phỏng vấn riêng với từng người (nhiều người hỏi). Tính cạnh tranh cũng cao hơn. Bạn phải biết thể hiện mình nhiều hơn, nếu không muốn bị lẫn trong nhóm (nhiều người trả lời).

Chuẩn bị:

Nhớ nói với tất cả những người trong nhóm, thay vì chỉ với người đặt câu hỏi cho bạn. Tuy nhiên, hãy tập trung sự chú ý của bạn và người đặt câu hỏi.

Thông thường có một người chính điều khiển cuộc phỏng vấn. Người này có thể là giám đốc trực tiếp của bạn hoặc là người ra quyết định, vì vậy hãy đặt biệt chú ý đến họ.

Khi cuộc phỏng vấn kết thúc, bạn nên cảm ơn cả nhóm và đưa ra những bình luận hoặc yêu cầu rõ ràng cho người đứng đầu nhóm phỏng vấn.

Khi người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm

Nếu bạn xin việc ở một công ty nhỏ không có chương trình tuyển dụng, có thể bạn sẽ gặp một người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm. Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm có thể không biết nắm vai trò chủ trì và sẽ để cho bạn điều khiển cuộc nói chuyện. Có thể người ấy sẽ không đặt ra những câu hỏi liên quan đến khả năng cũng như lai lịch của bạn.

Chuẩn bị:

Người phỏng vấn thiếu kinh nghiệm bởi vì họ không phải là dân phỏng vấn chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ rất quen thuộc với công việc và có thể là người có kỹ thuật tốt. Hãy xem đây là lợi thế của mình. Hãy nói nhiều hơn về khả năng của bạn và đặt ra nhiều câu hỏi về vị trí bạn dự tuyển. Đừng im lặng giống họ kẻo bạn sẽ mất điểm.

Phỏng vấn hành vi

Người phỏng vấn muốn biết những nỗ lực trước đây của bạn có thể dự đoán cho công việc tương lai như thế nào. Bạn sẽ được hỏi về việc làm thế nào bạn giải quyết những tình huống trước đây. Nhiều người sai lầm vì không cung cấp đủ chi tiết và ví dụ.

Chuẩn bị:

Hãy chắc chắn rằng bạn đề cập đến những chi tiết sau:

- Tình huống: giải thích chi tiết vấn đề (rắc rối của công ty).

- Kỹ năng: là kỹ năng của bạn.

- Hành động: bạn đã giải quyết khó khăn như thế nào.

- Kết quả: kết quả bạn đạt được là gì.

Phỏng vấn áp lực

Một cuộc phỏng vấn gây căng thẳng được thiết kế để đặt ứng viên dưới sức ép, từ đó đánh giá phản ứng của họ. Một ví dụ là người phỏng vấn sẽ đặt ra một chủ đề gây tranh cãi và không đồng ý với bạn.

Chuẩn bị:

Hãy giữ bình tĩnh, đừng nóng vội. Hãy nhớ rằng những gì bạn trả lời không quan trọng mà là bạn trả lời như thế nào.

Phỏng vấn tình huống

Nếu bạn xin việc ở một công ty tư vấn, có khả năng bạn sẽ đối mặt với hình thức phỏng vấn này. Nó giúp người phỏng vấn phân tích kỹ năng suy nghĩ có tính phê bình của bạn. Ví dụ, câu hỏi có thể là: “Có bao nhiêu chiếc xe máy ở thành phố Hồ Chí Minh?” Người phỏng vấn thích tìm hiểu quá trình bạn suy nghĩ để tìm ra câu trả lời.

Chuẩn bị:

Hãy sáng tạo. Người phỏng vấn thích lắng nghe những giả định hợp lý và suy nghĩ lôgic, chứ họ không muốn biết chính xác số xe máy ở TPHCM. Vì vậy, hãy tự tin, thông minh, sáng tạo và có cá tính.

(Theo VietnamWork.com)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  Một mẫu thư xin việc tham khảo  
  Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng  
  Nếu biết cảm ơn sẽ có việc làm  
  Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc  
  Những từ nên tránh trong bản CV  
  Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn  
  Những pha ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!  
  Phỏng vấn - có thực sự đáng sợ?  
  Phỏng vấn xin việc: Tạo sự khác thường có phải là cách hay?  
  Phỏng vấn đẳng cấp “pờ rồ”  
  Sự khác nhau giữa CV và nhật ký công việc  
  Top 9 kiểu bốc phét trong CV  
  Trì hoãn buổi phỏng vấn  
  Để không bị “choáng” trước những câu hỏi kỳ quặc  
  Để nhà tuyển dụng không "quên" bạn  
  Đừng “chào cờ” trong phòng phỏng vấn!  
  “Báo động đỏ”của người tìm việc  
  “Sao mình cứ mãi thất nghiệp?”  
  “Sơ yếu lý lịch từ địa ngục”  
  “Đi phỏng vấn - Ai lại thế!”  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau