Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Nếu biết cảm ơn sẽ có việc làm

Gửi thư cảm ơn đến nhà tuyển dụng không chỉ thể hiện phong cách hoàn hảo và chuyên nghiệp của bạn mà còn đem lại cho bạn cơ hội giành được việc làm cao hơn các ứng viên khác.

Theo điều tra của hãng Robert Half International, 88% giám đốc nhân sự khi được hỏi đều cho biết, việc ứng viên gửi thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng sau khi phỏng vấn có thể làm tăng đáng kể cơ hội nhận được vị trí làm việc của họ. Bất chấp thực tế này, có 49% ứng viên quên không làm nốt "việc nhỏ tác dụng lớn" đó.

Một bức thư cảm ơn gửi tới nhà tuyển dụng giúp bạn chuyển tải được ba mục tiêu: Thể hiện thái độ trân trọng của bạn với cơ hội làm việc tại công ty; nhấn mạnh mức độ quan tâm của bạn tới công việc và tái khẳng định giá trị bạn sẽ đem lại cho công ty hay tổ chức đó. Thường thì việc soạn một bức thư cảm ơn không mất quá nhiều thời gian như bạn nghĩ vì loại thư này thường chỉ cần dài độ vài dòng là đủ.

Dưới đây là một số mẹo bạn cần nhớ trong lần tới khi bạn cần phải soạn một bức thư cảm ơn ngay khi tham dự phỏng vấn.

Tạo được dấu ấn riêng, đặc biệt

Hãy tạo cho bức thư của bạn một dấu ấn cá nhân, đề cập tới những điểm đặc biệt trong cuộc trò chuyện giữa bạn với nhà tuyển dụng vừa mới diễn ra. Chẳng hạn nếu nhà tuyển dụng từng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần về việc vị trí đăng tuyển rất cần ứng viên có kiến thức thành thạo về Microsoft Excel, bạn hãy tận dụng bức thư cảm ơn của mình như một cơ hội để "nhắc khéo" với nhà tuyển dụng về việc bạn vừa có được tấm bằng xuất sắc về sử dụng phần mềm này.

Ngay cả một phát hiện nhỏ tình cờ cũng có thể là cái cớ tốt cho bạn. Nếu bạn biết được nhà tuyển dụng đã từng học cùng trường với bạn, bạn có thể sử dụng điểm tương đồng này để tạo một mở đầu hoặc kết thúc thú vị trong bức thư cảm ơn của mình.

Có thể viết thư cảm ơn nếu thấy cần thiết

Nhiều công ty hiện nay có xu hướng sử dụng nhiều nhà tuyển dụng để tuyển chọn ứng viên với mong muốn có được sự đánh giá toàn diện về họ. Nếu có hơn một người tham gia phỏng vấn bạn, hãy nhớ gửi lời cảm ơn tới tất cả những người đó.

Hãy chăm chút cho từng bức thư gửi tới mỗi cá nhân ngay cả khi bạn phải dành chút thời gian để tìm hiểu và viết chính xác tên cũng như biết được các thông tin liên hệ của từng người đó. Bên cạnh đó thì nội dung của mỗi bức thư cũng phải khác, chí ít cũng phải hơi khác một chút, các nhà tuyển dụng thường so sánh các bức thư cảm ơn đó.

Gửi thư viết tay

Tốt nhất là bạn nên gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi tham gia phỏng vấn. Hãy chuẩn bị gửi ngay một bức email càng sớm càng tốt sau khi bạn về tới nhà để khỏi quên cái "hạn chót" này. Nhưng như thế vẫn chưa đủ.

Hãy viết thư theo cách thông thường, sử dụng càng nhiều tiện ích văn phòng càng tốt và viết bằng tay. Dấu ấn cá nhân này chắc chắn sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và khiến bạn nổi bật so với các ứng viên khác cũng như tạo cho bạn một cơ hội khác chứng tỏ với nhà tuyển dụng bạn hoàn toàn xứng đáng với vị trí công việc.

Đừng thôi hy vọng

Ngay cả khi bạn nghi ngờ buổi phỏng vấn không được tốt lắm thì cách làm khôn ngoan là vẫn nên gửi thư cảm ơn. Biết đâu, nhà tuyển dụng có thể lại cảm thấy cuộc trò chuyện với bạn thành công hơn bạn tưởng. Thêm nữa, cách hành xử nhã nhặn, chuyên nghiệp của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng có thiện chí với bạn, ngay cả khi bạn không được tuyển dụng lần đó thì người ta có thể sẽ nhớ tới bạn khi có những vị trí khác để ngỏ.

Khi phải ganh đua để có được một việc làm hấp dẫn, bất cứ điều gì bạn có thể làm được để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng đều sẽ tăng cơ hội thành công cho bạn. Do đó, gửi một bức thư cảm ơn được viết một cách chăm chút sẽ chỉ có lợi cho bạn mà thôi.

(Theo netlife)
Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc  
  Những từ nên tránh trong bản CV  
  Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn  
  Những pha ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!  
  Phỏng vấn - có thực sự đáng sợ?  
  Phỏng vấn xin việc: Tạo sự khác thường có phải là cách hay?  
  Phỏng vấn đẳng cấp “pờ rồ”  
  Sự khác nhau giữa CV và nhật ký công việc  
  Top 9 kiểu bốc phét trong CV  
  Trì hoãn buổi phỏng vấn  
  Để không bị “choáng” trước những câu hỏi kỳ quặc  
  Để nhà tuyển dụng không "quên" bạn  
  Đừng “chào cờ” trong phòng phỏng vấn!  
  “Báo động đỏ”của người tìm việc  
  “Sao mình cứ mãi thất nghiệp?”  
  “Sơ yếu lý lịch từ địa ngục”  
  “Đi phỏng vấn - Ai lại thế!”  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau