Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Kinh nghiệm chưa phải là tất cả

Viết bản sơ yếu lý lịch tự thuật để xin việc không phải là chuyện dễ. Phần khó nhất là khi viết về bản thân. Nên nhớ, nhà tuyển dụng luôn tự hỏi “Tại sao tôi có thể giải thích với mọi người rằng CV của anh/chị đặc biệt hơn với những CV còn lại?”. Nên nhớ, kinh nghiệm chưa chắc đã làm nên sự khác biệt.

Bạn nên chú trọng cả vào những vấn đề sau:

- Học vấn

- Các hoạt động xã hội

- Sở thích

- Kinh nghiệm làm việc

- Phần thưởng và danh dự

- Kỹ năng và năng lực

Trong mỗi tiêu đề ở trên, bạn phải tự hỏi rằng “ Tôi đã làm được gì?” và hãy viết nó xuống dưới mỗi tiêu đề về những thành tích của bạn. Trình bày một cách rõ ràng, câu chữ ngắn gọn, súc tích. Nên sử dụng những động từ hành động để viết.

Một CV tiêu biểu phải là:

Mục tiêu: Mục tiêu quan trọng nhất cho CV của bạn là làm sao tạo ra nhiều cơ hội hơn cho cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn biết chính xác những gì mà bạn có thể làm được cho công ty họ. Đó là điều quan trọng mà bạn cần phải đáp ứng được cho mỗi CV và mỗi vị trí mà bạn ứng tuyển.

Nếu không cung cấp được những thông tin đó cho mỗi công việc được yêu cầu, điều này sẽ làm giảm bớt khả năng gây ấn tượng cho CV của bạn.

Một văn bản hoàn chỉnh: Điều quan trọng trong CV của bạn là tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Sử dụng những từ ngữ hành động, như là: được thiết lập, được thi hành, được tạo nên và được tổ chức hợp lý. Những động từ hành động đó sẽ làm tăng tính mạnh mẽ cho CV của bạn.

Phù hợp: Trình bày cho CV của bạn cả về hình thức và nội dung đều hợp lôgic và dễ đọc. Nên nhấn mạnh những điểm trọng tâm, những đoạn văn bản quan trọng bằng chữ in nghiêng hay gạch dưới chúng.

Tóm tắt quá trình học và làm việc: Mục này sẽ chiếm phần nhiều trong CV của bạn. Tóm lược lại quá trình học tập và làm việc nếu có, nhưng chỉ nêu lên những nét đặc biệt nhất. Đừng trình bày quá chi tiết nó sẽ làm nhà tuyển dụng sao lãng đi mục tiêu chính trong CV của bạn và biết đâu sẽ bỏ lỡ cơ hội để có một cuộc phỏng vấn như ý muốn.

Thể hiện cái tôi: Đừng tỏ vẻ rụt rè, nhút nhát, hãy mạnh dạn trình bày trước nhà tuyển dụng những thành tích, kỹ năng và sự thông minh, khéo léo của bạn. Nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thực sự thích hợp cho công việc sắp tới của họ hay không. Trình bày chúng bằng những hiểu biết của bạn và làm thế nào để đem lại lợi ích cho những gì họ muốn.

Tránh viết tắt: Nên tránh xa việc dùng những chữ viết tắt. Nó không thể hiện rõ ý nghĩa và không mang tính chuyên nghiệp. Đặc biệt là những từ không được dùng phổ biến và không được thừa nhận.

Đúng ngữ pháp: Dùng sai ngữ pháp là một điều thật tồi tệ cho một người có trình độ. Đây là cách nhanh nhất để CV của bạn bị loại sớm hơn hết. Máy vi tính không tự kiểm tra những lỗi sai của bạn được. Nên đọc đi đọc lại nhiều lần để kiểm tra lỗi chính tả và cấu trúc câu. Tốt hơn hết là nhờ một vài người đọc dùm để phát hiện ra lỗi sai. Tóm lại, bạn phải làm thế nào để cho CV của bạn có một ấn tượng đặc biệt trước nhà tuyển dụng.

(Theo HRvietnam)

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
  Kỹ năng tìm việc của bạn đã đủ “sắc bén”?  
  Làm quen với các kiểu phỏng vấn  
  Một mẫu thư xin việc tham khảo  
  Nắm bắt những đòi hỏi của nhà tuyển dụng  
  Nếu biết cảm ơn sẽ có việc làm  
  Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc  
  Những từ nên tránh trong bản CV  
  Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn  
  Những pha ứng xử tệ hại trong phỏng vấn!  
  Phỏng vấn - có thực sự đáng sợ?  
  Phỏng vấn xin việc: Tạo sự khác thường có phải là cách hay?  
  Phỏng vấn đẳng cấp “pờ rồ”  
  Sự khác nhau giữa CV và nhật ký công việc  
  Top 9 kiểu bốc phét trong CV  
  Trì hoãn buổi phỏng vấn  
  Để không bị “choáng” trước những câu hỏi kỳ quặc  
  Để nhà tuyển dụng không "quên" bạn  
  Đừng “chào cờ” trong phòng phỏng vấn!  
  “Báo động đỏ”của người tìm việc  
  “Sao mình cứ mãi thất nghiệp?”  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau