Kiến thức kinh doanh
Bận rộn không đồng nghĩa với hiệu quả

Không phải tất cả những nhân viên bân rộn đều làm việc hiệu quả. ngược lại, những người thư thái thường có khả năng làm việc tốt hơn.

Các nhà quản lý thường cảm thấy yên tâm nều nhân viên của mình luôn bận rộn. một người bạn đồng nghiệp của tôi nói rằng cô ta luôn mang theo 1 hay 2 tập tài liệu bên mình và đi rất nhanh, để mọi người cảm thấy mình luôn bận rộn, trong khi cô ta thú nhận rằng chỉ bận rộm khoảng 3 giờ trong một ngày làm việc.

- Rảnh rỗi là biểu thị của sự lười biếng ?

Một số người chểnh mảnh trong công việc đã học được thói quen tốt là đầu tư thời gian để tạo cảm giác mình đang siêng năng. Một số sẽ nhanh chóng bị phát hiện, tuy nhiên số khác lại sử dụng những hành động cựa đoan để bào chữa. Thế nhưng, chúng ta cần phải thống nhất để hiểu rằng làm việc là tạo ra kết quả chứ không phải là một thói quen hay hành động.

Cũng theo cách đó, nhiều người lập ra những kế hoạch hay mục tiêu mà thường sẽ không đạt được, họ đầu tư rất nhiều thời gian nhưng không tạo ra bất kỳ hiệu quả nào.

Anh bạn tôi là trưởng phòng một công ty khá lớn, dưới mình là cả mười mấy nhân viên nhưng anh tân sự, khó có thể nghĩ rằng cấp dưới của mình có trách nhiệm với công việc:” Mỗi khi tôi bận rộn thì nhân viên lại rảnh rỗi, tôi chẳng có thời gian phân công và để ý đến họ. Khi tôi rảnh thì họ lại có nhiều việc để làm”

Nhà quản lý thường mất lòng tin với nhân viên và tập cho họ thói quen là luôn tìm cách đối phó với xếp hơn là hoàn thành công việc một cách hoàn hảo.

Từ đó, nhân viên luôn hiểu trong đầu rằng mình sẽ trở thành người” bận rộn” chứ không muốn trở thành người “được việc”. Còn nhà quản lý thì luôn cảm thấy không hài lòng khi nhânviên của mình không”bận rộn”. Đúng ra, một nhà quản lý thông minh phải cảm thấy vui khi nhân viên có nhiều thời gian rảnh rỗi. Điều đó chứng tỏ nhân viêncủa họ đã hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng.

- Những nhà quản lý bận rộn là những nhà quản lý tồi

Chúng ta thường thấy nhũng chuyện này khi làm việc, khi chơi hay những trường hợp khác trong cuộc sống. nhiều người có kế hoạch giảm cân và thường xuyên đến phòng tập thể dục, thực hiện bài tập sai, nâng tạ một cách qua loa và tự hỏi tại sa mình tập cả mấy tháng mà cơ thể chẳng thay đổi… Bài học tốt nhất tôi tìm ra trong đầu tư thời gian của mình là từ những quyết định làm những công việc đúng phương pháp và hiệu qủa chứ không chỉ làm cho có.

Các nhà quản trị luôn than rằng mình thiếu thời gian và luôn bận rộn, điều đó quả đúng thật. Nhưng có một nghịch lý thế này: những nhà quản lý bận rộn lại chính là những nhà quản lý tồi. Một cuộc điều tra ở Mỹ, quan sát những nhà quản lý và họ rút ra kết luận: những nhà quản lý “không hiệu quả” thường có các đặc điểm sau:

Làm việc hơn 70 giờ một tuần.

Nhận 30-40 cuộc gọi hàng ngày.

Nhận từ 75 đến hàng trăm thư địên tử mỗi ngày.

Đều nhận được sự hài lòng từ cấp trên lẫn cấp dưới.

Tham gia hầu hết các hoạt động cải tiến hay các đội,nhóm.

Nguyên nhân là do cảm thấy căng thẳng với hàng loạt công việc, những nhà quản lý này thường sử dụng quá số ngân sách được giao, trễ tiến độ, phải thực hiện lại công việc hay mắc nhiều khiếm khuyết.

Anh Nam, một đồng nghiệp cũ của tôi, là trưởng phòng dự án của một công ty khá lớn, những dự án của anh luôn rất thành công. Anh luơn làm đúng giờ, đúng ngân sách và ít khiếm khuyết. Anh là hình mẫu trong công việc của mình, tuy nhiên cách làm của anh lại tạo cho nhười khác cảm giác rằng anh làm việc không hiệu quả, nhân viên thí cho rằng sếp mình rảnh rỗi quá.

Thực sự, những nhà quản lý thông minh thường không để công việc ảnh hưởng đến cuộc sống của mình cũng như không hề bị stress hay làm việc kém hiệu quả. Anh bạn tôi đã biết những việc nào là cần và không cần thiết.

Bài học ở đây là những người làm việc siêng năng hay bận rộn thường là những nhười không hề hiệu quả trong công việc. Quan sát những người bình tĩnh, thư thái, thừơng về nhà lúc 5 giờ chiều và làm ra những kết quả đáng ngạc nhiên, bạn sẽ thấy rằng điều đó giúp họ cảm thấy thoải mái hơn là lãng phí một ít thời gian để tỏ ra bận rộn.

- Làm thế nào cho đúng

+ Đừng để nhân viên của bạn bận rộn mà không hoàn thành công việc chính:

Đây là một trong những cái bẫy đôn giản mà chúng ta dễ rơi vào. Nhiều nhân viên đã lợi dụng điều này để qua mặt sếp. Nhưng không chỉ vì nhân viên của bạn đang nghe điện thoại hay trả lời email, thậm chí là đang họp mà nghĩ rằng nhân viên của bạn đang làm những việc quan trọng và cho đó là kết quả có thể nhìn thấy được.

+ Đừng chỉ nhìn nhân viên tốt nhất của bạn mà hãy tìm ra ở nhân viên đó những gì mà những nhân viên khác có thể học tập:

Không cần thiết phải phát minh lại cái bánh xe, chỉ cần tìm cách để bánh xe chạy tốt nhất và nhân rộng hình thức đó thôi. Nếu gặp phải những khúc mắc trong khi thực hiện, Hãy tìm cách loại bỏ nó hay tìm ra người thay thế có thể làm công việc tiến triển nhanh, hiệu quả hay tốt hơn, Và điều cuối cùng, hãy chắc chắn rằng nhân viên của bạn có đủ thời gian và nguồn lực lực cho các họat động chính yếu của mình.

Kiến thức kinh doanh
  Bí quyết tăng doanh thu gấp đôi  
  Bí quyết tăng giá trị thương hiệu  
  Biết tôn trọng khách hàng lợi nhuận ắt tự đến  
  Các tư thế ngồi giúp người dùng máy tính không mỏi  
  Cắt giảm chi phí hoạt động với dịch vụ thuê ngoài  
  CEO học vị hay kinh nghiệm - Nguyễn Đông Triều  
  Chiến thắng khách hàng - LÂM MINH CHÁNH, MBA  
  Chiêu quảng cáo rót mật vào tai thượng đế  
  Coi khách hàng là vợ  
  Coi khách hàng như con mồi là tự ký giấy khai tử  
  Diễn văn của Obama ở Thượng Hải  
  Doanh nhân tránh sao với tật xấu người Việt?  
  Google và những con số, hình ảnh ấn tượng  
  Hiểu khách hàng bằng 5W & 1H  
  Học cách quản lý từ hải tặc và quân nổi dậy  
  Kaizen cải tiến liên tục,lợi ích bền vững - Minh Thiên  
  Khéo tay chèo chống - TRUNG VĂN  
  Khởi đầu gian khó của những nhà kinh doanh thành đạt  
  Không có THỰC mà muốn THÀNH bằng mọi giá thì họa khôn lường  
  Khuyến mãi làm thượng đế phát cuồng  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau