Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Bí quyết nói chuyện trước đám đông

Nói chuyện trước đám đông cũng giống như bất kì hoạt động nào khác, càng chuẩn bị kĩ, kết quả sẽ càng khả quan.

Sau đây là một vài cách có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt khi nói chuyện trước đám đông. Nói chuyện trước đám đông cũng giống như bất kì hoạt động nào khác, càng chuẩn bị kĩ, kết quả sẽ càng khả quan.

1. Chọn đề tài làm bạn hứng thú

Nếu bạn có thể, hãy chọn những đề tài gây hứng thú cho bạn. Nếu đề tài đó đã đuợc người khác chọn, hãy tìm một cách tiếp cận mà bạn cảm thấy thú vị. Việc này cho thấy rằng bạn đã nghiên cứu và chuẩn bị rất kĩ cho đề tài này, dù thế nào đi nữa thì bạn vẫn có thể tự hào về nó.

Khi trình bày, hãy nói bằng tất cả sự nhiệt tình của mình, người nghe nhất định sẽ thích thú khi lắng nghe những điều mà bạn nói.

2. Hãy làm quen với nơi sẽ diễn thuyết

Bạn nên cố gắng làm quen với nơi mình sẽ diễn thuyết như phòng họp, lớp học, khán phòng, bữa tiệc. Nếu có thể hãy luyện tập từ một đến vài lần trước khi diễn thuyết. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi trình bày trước đám đông.

3. Đề nghị những vật dụng hỗ trợ

Bạn có thể yêu cầu những vật dụng hỗ trợ nếu như bạn là người tàn tật. Bên cạnh đó bạn có thể yêu cầu sự thay đổi nếu điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể yêu cầu một cái bục, một chai nước, thiết bị âm thanh hoặc chỗ ngồi , nếu có thể….. bất cứ thứ gì có thể giúp bạn bình tĩnh khi đứng nói chuyện trước đám đông.

4. Nếu có thể, hãy cung cấp bản liệt kê nội dung cho người nghe


Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia một buổi diễn thuyết, ở đó người nghe được phát một bản tóm tắt nội dung và người nghe chỉ có việc ngồi nghe người diễn thuyết đọc lại. Chắc chắn bạn sẽ không thể nào nhớ hết những điều được nói đến. Tốt nhất là bạn nên gửi đến người nghe một bản liệt kê những mục mà bạn sẽ đề cập đến. Như vậy thì người nghe sẽ có thể nhớ hết những vấn đề mà bạn diễn thuyết.

5. Hãy chuẩn bị cho những câu hỏi chất vấn

Trong những tình huống như đám cưới, đám ma, lễ kỉ niệm, chắc chắn sẽ không có những câu hỏi chất vấn. Tuy nhiên, trong môi trường công việc thì những câu hỏi chất vấn hóc búa không phải là một điều lạ... Đối với những câu hỏi chất vấn, trước hết bạn cần bày tỏ sự trân trọng, đánh giá cao câu hỏi đó bằng những cách như: “ Tôi đánh giá cao câu hỏi của anh, chị". Hoặc “Rất cảm ơn câu hỏi của anh chị". Sau đó, bạn có thể trả lời câu hỏi theo cách nghĩ của mình. Nếu những câu hỏi nào bạn không thể trả lời, hãy thừa nhận điều đó và hãy nói rằng bạn sẽ xem xét lại sau. Trước khi trình bày, bạn cần phải dự trù trước những câu hỏi khó và ngay cả những lời chỉ trích để không bị bối rối khi nói.

6. Luyện tập

Ngay cả những người có kinh nghiệm cũng phải luyện tập rất nhiều trước khi họ có thể đứng diễn thuyết trước đám đông. Luyện tập diễn thuyết từ 10 đến 20 lần sẽ giúp bạn tự tin hơn. Nếu bài nói chuyện của bạn bị giới hạn thời gian, trong khi luyện tập hãy điều chỉnh thời gian cho phù hợp với nội dung bài nói chuyện của mình. Không luyện tập thường xuyên sẽ làm mai một sự tự tin của bạn.

7. Nhìn nhận khuyết điểm

Khi luyện tập trước gương, bạn có thể nhờ một người bạn xem xét và đánh giá hoặc có thể quay phim lại. Từ đó bạn có thể nhận ra đuợc mình còn yếu ở điểm nào, cần phải hoàn thiện gì. Qua đó bạn có thể tìm được một phong cách trình bày thích hợp cho mình. Đây là một cách tốt để xác định các thói quen khi bạn hồi hộp, để từ đó có thể hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, nếu điều này càng làm cho bạn thêm hồi hộp thì tốt nhất là bạn nên bỏ qua bước này.


8. Hãy hình dung sự thành công ở trước mặt

Não bộ của chúng ta là một cơ quan khá thú vị, nó không thể phân biệt sự khác nhau giữa những hoạt động thực và ảo. Các vận động viên đỉnh cao đã dùng điểm này để hoàn thiện khả năng của mình. Giống như vậy, bạn cũng có thể hoàn thiện khả năng diễn thuyết của mình bằng cách tưởng tượng ra một khán phòng đầy ắp khán giả đang lắng nghe bạn nói. Biết đâu một ngày nào đó những điều mà bạn tưởng tượng lại trở thành sự thật thì sao.

Sự chuẩn bị cẩn thận cho một bài thuyết trình sẽ giúp cho bạn cảm thấy tự tin hơn khi nói. Đó không chỉ là những cách giúp bạn hoàn thiện khả năng diễn thuyết của mình mà đó còn là những phương pháp giúp bạn xử lí sự lo lắng hồi hộp trong cuộc sống hàng ngày.

(Theo Sức Trẻ Việt Nam)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Cãi sếp  
  Chia sẻ mơ ước - trò “ảo thuật” thay đổi cuộc sống  
  Công việc gây đau khổ?  
  Dịch vụ khách hàng hoàn hảo  
  Giữ "lửa" đam mê công việc  
  Hãy tìm đến “Trung tâm dễ chịu” của khách hàng  
  Hiểu ý sếp  
  Khi bạn mắc lỗi trong công việc  
  Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng  
  Làm gì để có đồng nghiệp tốt?  
  LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ÁP LỰC CÔNG VIỆC?  
  Làm việc cùng “con ông cháu cha”  
  Mới ra trường, làm sao để hòa nhập với công việc?  
  Ngày đầu tại cơ quan mới, nên làm gì?  
  Nghệ thuật quyết đoán  
  Nghệ thuật tiếp thị hình ảnh nơi công sở  
  Ngồi lê đôi mách, rào cản của sự thăng tiến  
  Những thói quen xấu trong công việc  
  Nỗ lực tuyển chọn, nỗ lực “hành”!  
  Sự khác nhau giữa bạn và sếp  
Trang 2/3 : Trang trước  1 - 2 - 3  Trang sau