Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Ngồi lê đôi mách, rào cản của sự thăng tiến

Có thể bạn nghĩ rằng những chuyện tầm phào nơi công sở chẳng ảnh hưởng đến ai cả. Nhưng sự thật là chắc chắn bạn sẽ bị mất chữ tín nếu tham gia vào những cuộc nói chuyện như vậy.

Vậy, để mọi người luôn có những cái nhìn tốt về bạn, để bạn có thể tránh được những mối nguy hại do việc "buôn dưa lê" gây ra, hãy làm theo những bước sau đây:

Bước 1: Hiểu những tác hại xấu của “buôn dưa lê”:

Trong phòng làm việc, bạn thường thấy các đồng nghiệp của mình thỉnh thoảng lại tụ nhau lại, họ nói đủ mọi thứ chuyện trên đời. Và tất nhiên trong số chúng ta, hiếm ai có thể lờ đi mà không tham gia vào những câu chuyện như vậy. Không hiểu sao nó lại có sức lôi cuốn lạ kỳ đến thế! Nhưng trước khi tham gia, bạn nên biết đến những hậu quả của nó:

- Bạn bị mất chữ tín. Trong công việc, bạn luôn phải cần đến sự tín nhiệm. Vì vậy, nếu bạn hay "buôn dưa lê" thì rất có thể bạn sẽ bị mất chữ tín. Nhớ rằng, giám đốc sẽ chẳng dám giao nhiệm vụ cho một người mà ngồi đâu cũng ba hoa cả.

- Các đồng nghiệp không nói thật với bạn. Nếu trong con mắt mọi người, bạn là một người thích ngồi lê đôi mách thì họ sẽ không chia sẻ những thông tin quan trọng với bạn đâu. Bạn nghĩ rằng mình có thể thu được nhiều thông tin khi tham gia vào những câu chuyện như vậy? Chưa chắc. Bởi chẳng có ai là nói sự thật với bạn cả.

- Mặt tiêu cực của ngồi lê đôi mách: Nó làm cho người ta cảm thấy không còn hứng thú làm việc, hiệu quả làm việc thấp, tốn thời gian và đương nhiên nó trở thành một thói xấu trong văn hoá công sở. Không những thế, bạn lại còn bị sếp thường xuyên soi xét và để ý.

Có một cách tốt để hạn chế hậu quả của việc "buôn dưa lê" đó chính là hãy sống kín và khéo. Khi tham gia vào những chuyện như thế, hãy kiểm tra lại độ chính xác của những thông tin từ những người ngoài cuộc. Nếu chúng không có ảnh hưởng gì đến bạn hoặc là những thông tin nhạy cảm, hãy lờ nó đi.

Bước 2: Kiềm chế bản thân

Hãy tìm cách để đồng nghiệp của bạn không khơi mào câu chuyện bằng việc:

- Lái sang chủ đề khác: Nếu đồng nghiệp muốn "buôn dưa lê" với bạn, hãy tránh các chủ đề nhạy cảm về chính trị và công ty, hãy hướng họ đến những chủ đề mà bạn cảm thấy cả hai đều có điểm chung nào đây ví dụ như phim ảnh, thể thao…

- Giới hạn thời gian tán ngẫu: Nếu bạn biết chắc rằng đồng nghiệp sẽ tới bàn làm việc của bạn để tán ngẫu, hãy giới hạn thời gian cho việc này. Chẳng hạn chỉ dành 5 phút. Khi thời gian đã hết, bạn không nên đáp lại. Bạn chỉ lắng nghe. Biết bạn không có hứng thú, chắc chắn đồng nghiệp của bạn sẽ không "nhiệt tình" nữa.

- Ghi lại những lời đồng nghiệp nói: Khi một đồng nghiệp đi tới bàn làm việc của bạn và bắt đầu khơi mào câu chuyện, hãy chuẩn bị một tập giấy và bút, thỉnh thoảng ghi lại những lời cô (anh) ấy nói để chỉ rõ rằng lời nói đó sẽ được lưu lại. Chắc chắn, đồng nghiệp của bạn cũng cảm thấy khiếp và hạn chế nói chuyện với bạn thôi.

Nhiều khi bạn không hiểu vì sao mình không thể tiến thân trong sự nghiệp được. Những lúc đó bạn cần phải xem xem mình có mắc căn bệnh "buôn dưa lê" hay không. Nếu có, hãy từ bỏ ngay bởi đó chính là rào cản vô hình cản trở sự nghiệp của bạn đấy.

(Theo Vieclam.vtv.vn)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Những thói quen xấu trong công việc  
  Nỗ lực tuyển chọn, nỗ lực “hành”!  
  Sự khác nhau giữa bạn và sếp  
  Thành công do đâu?  
  Thoát áp lực công việc, thấy ý nghĩa cuộc đời  
  Thông tin - tài sản của người kinh doanh  
  Thư giãn để nâng cao năng suất  
  Thủ thuật kiếm tiền tốt nhất  
  Tìm lại niềm vui trong công việc  
  Tự tin - chìa khóa cơ bản của thành công  
  Ứng xử của "lính" mới  
  Vẻ bề ngoài có ảnh hưởng tới sự nghiệp  
  Xinh đẹp có thể kiếm được nhiều tiền hơn  
  Để trình bày và thuyết phục sếp  
  Đừng làm thế, nếu bạn muốn tăng lương  
Trang 3/3 : Trang trước  1 - 2 - 3