Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Những thói quen xấu trong công việc

Ai cũng có ít nhất một thói quen xấu: có thể là cắn móng tay, ngoáy mũi… Điều đó không nghiêm trọng lắm, nhưng nếu bạn có thói quen đi trễ, ăn mặc tuềnh toàng hay thích nói to nơi công cộng thì sự việc có phần nghiêm trọng rồi đấy.

1. Hoàn thành công việc không đúng thời hạn

Bạn nghĩ rằng :“Nếu muộn một chút cũng chẳng sao cả!”

Thực sự là: Sếp và đồng nghiệp của bạn không thể trông mong gì vào bạn được.

Bạn nên làm: Đừng xem deadline như một cuộc thương lượng. Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng mọi người đang mong chờ vào bạn trong đó có cả việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Thậm chí công việc của bạn đã rất Ok rồi nhưng nếu chỉ lỡ hẹn một chút thôi thì bạn cũng làm cho sếp và đồng nghiệp của mình phải lo lắng. Nhiều lần như vậy, bạn sẽ mất niềm tin và uy tín.

2. Ăn mặc thiếu chuyên nghiệp

Bạn nghĩ rằng: “Tôi là người có tinh thần tự do với một phong cách thoải mái"

Thực sự là: Bạn không nghiêm túc trong công việc.

Bạn nên làm: Bạn không cần phải tỏ ra quá cứng nhắc trong cách ăn mặc nhưng bạn cũng phải trông thật sáng sủa và lịch sự. Tốt nhất là bạn nên để ý cách ăn mặc của những đồng nghiệp khác để xem trang phục nào là phù hợp nhất với môi trường văn hóa công ty.

3. Trễ hẹn

Bạn nghĩ rằng :“Miễn là tôi làm tốt mọi việc, chẳng có ai quan tâm đâu”

Thực sự là: Bạn cho rằng thời gian của bạn quan trọng hơn của mọi người.

Bạn nên làm: Bạn nên lập cho mình một thời khóa biểu bởi không ai lại tin tưởng vào những người luôn trễ hẹn.

4. Kiểm tra email, chơi game, shopping trên mạng trong giờ làm việc

Bạn nghĩ rằng: “Tôi luôn thận trọng và kín đáo mà”

Thực sự là: Bạn không tập trung vào công việc.

Bạn nên làm: Bạn nên hạn chế tối đa làm việc riêng trong giờ làm việc. Nếu bạn dành một chút thời gian để kiểm tra email hoặc là đọc blog vào buổi sáng thì sếp có thể bỏ qua cho bạn.

5. “Buôn dưa lê”

Bạn nghĩ rằng: “Tôi chỉ nói những điều tôi nghe thấy”

Thực sự là: Bạn không đáng tin cậy.

Bạn nên làm: Không nên tham gia vào các cuộc “buôn” chuyện tại nơi làm việc bởi chúng sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp của bạn trong mắt các đồng nghiệp.

6. Suy nghĩ và thái độ tiêu cực

Bạn nghĩ rằng: “Mọi người đều than vãn như mình”

Thực sự là :Bạn là người nên tránh tiếp xúc.

Bạn nên làm: Đôi khi bạn không thể không phàn nàn hay cáu gắt về một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, khi bạn được giao làm bất cứ một việc gì đó và bạn lại kêu ca, than vãn thì không chỉ có bạn mà những đồng nghiệp cũng cảm thấy khó chịu. Luôn nhớ rằng, công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ như bạn nghĩ; hãy hạn chế phàn nàn đến mức thấp nhất..

7. Cố gắng trở thành bạn tốt nhất của tất cả mọi người trong công ty

Bạn nghĩ rằng: “Tôi là một người hoà đồng.”

Thực sự là: Bạn không biết giữ khoảng cách với đồng nghiệp trong công ty.

Bạn nên làm: Tình bạn trong công ty là rất cần thiết nhưng đừng mong rằng bạn sẽ trở thành bạn tốt của tất cả đồng nghiệp trong công ty. Mỗi người có một tính cách khác nhau, do đó nên giữ một khoảng cách nhất định khi giao tiếp với sếp, với đồng nghiệp.

8. Cắt đứt mối quan hệ với đồng nghiệp và sếp cũ

Bạn nghĩ rằng: “Tôi sẽ không bao giờ gặp lại họ”

Thực sự là: Bạn là người thiếu chuyên nghiệp và không biết nghĩ cho tương lai.

Bạn nên làm: Dù dã nhận quyết định thôi việc và bạn không làm việc tại công ty đó nữa thì cũng không nên nói xấu đồng nghiệp và sếp cũ. Bởi biết đâu đấy đến một lúc nào đó bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của họ trong tương lai.

9. Luôn là người pha trò cười.

Bạn cho rằng: “Tôi là người hài hước. Mọi người ai cũng quý tôi”

Thực sự là: Bạn là người gây khó chịu và nực cười.

Bạn nên làm: Hài hước chẳng có gì là xấu cả - hầu hết mọi người đều muốn thể hiện mình có khiếu hài hước. Nhưng không phải ai cũng thích những câu trêu đùa của bạn. Vì vậy, đùa hay pha trò cũng phải tùy hoàn cảnh.

10. Quên rằng bên cạnh bạn còn có những người khác

Bạn cho rằng: “Họ còn gây phiền toái hơn tôi ấy chứ”

Thực sự là: Bạn thật bất cẩn và vô ý thức.

Bạn nên làm: Nhớ rằng, những nói chuyện điện thoại lâu trong phòng họp đều gây cảm giác khó chịu cho những người xung quanh. Vì thế hãy luôn lịch sự để thể hiện mình là một người chuyên nghiệp.

(Theo Dân Trí)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Nỗ lực tuyển chọn, nỗ lực “hành”!  
  Sự khác nhau giữa bạn và sếp  
  Thành công do đâu?  
  Thoát áp lực công việc, thấy ý nghĩa cuộc đời  
  Thông tin - tài sản của người kinh doanh  
  Thư giãn để nâng cao năng suất  
  Thủ thuật kiếm tiền tốt nhất  
  Tìm lại niềm vui trong công việc  
  Tự tin - chìa khóa cơ bản của thành công  
  Ứng xử của "lính" mới  
  Vẻ bề ngoài có ảnh hưởng tới sự nghiệp  
  Xinh đẹp có thể kiếm được nhiều tiền hơn  
  Để trình bày và thuyết phục sếp  
  Đừng làm thế, nếu bạn muốn tăng lương  
Trang 3/3 : Trang trước  1 - 2 - 3