Biến công việc trở thành nghề nghiệp
Bạn là "lính" mới của công ty?

Bạn phải mất từ 4 đến 14 tháng để tìm được một công việc ưng ý nhưng lại có thể mất nó trong thời gian chưa tới 90 ngày. Hầu hết các trường hợp nhân viên bị sa thải là do không hiểu hoặc không thích nghi được với văn hóa nơi mới đến làm việc.

Chính những tuần đầu tiên làm việc là khoảng thời gian để sếp cũng như các đồng nghiệp hình thành ấn tượng lâu dài về bạn. Tất nhiên họ không hy vọng bạn là người hoàn hảo.

Chỉ cần bạn chứng tỏ sự thông minh, tháo vát, sẵn sàng làm việc cũng như học hỏi thì tất cả các đồng nghiệp đều vui vẻ hợp tác với bạn và đó chính là nhân tố gây dựng thành công của bạn.

Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn “sống sót” sau những cửa ải đầu tiên này:

Cần có thời gian nghỉ ngơi

Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cần thiết sau mỗi tuần làm việc để “giải phóng” cho đầu óc, nếu không nhiều thì chí ít bạn cũng nên ngủ một giấc thật đã để đi làm với trạng thái sảng khoái nhất.

Nhớ lại các chi tiết quan trọng trong buổi phỏng vấn

Bạn nên nhớ lại tên tuổi, chức danh của bất cứ ai trong công ty bạn đã từng gặp hoặc từng phỏng vấn bạn để bạn có thể chào hỏi và gọi đúng tên họ.

Có ý thức tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty

Tập hợp lại các bản thông báo của công ty, các báo cáo thường niên và những bài báo viết về họ. Bạn cũng nên xem qua các tài liệu viết về những đối thủ cạnh tranh của công ty để có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề sau này.

Tuân thủ giờ giấc làm việc nghiêm túc

Bạn cần biết mình phải báo cáo công việc lúc nào và ở đâu tại nơi làm mới. Hãy đi làm sớm 30 phút và chỉ ra về khi hoặc sau khi gần như tất cả các đồng nghiệp đã về. Hãy để ý các kế hoạch và thói quen làm việc của người khác để bạn biết được lúc nào và cách thức tiếp cận tối ưu với những người khác.

Luôn tỏ thái độ hợp tác tích cực

Hãy tỏ thái độ và hành động như thể bạn rất vui vẻ vì được tham gia làm việc nhóm.

Trang phục nhã nhặn

Bạn cần biết rằng tất cả mọi con mắt trong công ty đều đổ dồn vào bạn, vì vậy nên chăm chút hơn tới trang phục của bạn. Cần ăn vận trang nhã và hơi cầu kỳ hơn bình thường một chút.

Luôn có cuốn sổ ghi chép

Bạn có thể viết vào đó tất cả những chính sách làm việc tại công ty, tên của những người quan trọng cùng số điện thoại của họ.

Linh hoạt ứng biến

Luôn sẵn sàng đương đầu với những thách thức không tránh khỏi trong công việc hàng ngày. Một thái độ linh hoạt sẽ giúp giảm bớt stress cho bạn và cho cả những người khác.

Tỏ thái độ tôn trọng

Bạn nên tỏ ra là người tốt bụng và trân trọng tất cả những người đã giúp đỡ bạn trong công việc.

Nghe 80% và nói 20%

Hãy tự kiềm chế mình không đưa ra những quan điểm hay đánh giá gì cả - con đường đó sẽ là một bãi mìn đó. Bạn sẽ được đồng nghiệp tôn trọng hơn nếu biết lắng nghe và tiếp thu những gì đồng nghiệp giảng giải cho bạn thay vì cứ muốn chứng tỏ bạn biết những gì.

Tìm hiểu sếp

Bạn nên quan sát tính cách và phong cách làm việc của sếp sau đó điều chỉnh cách làm việc của mình sao cho phù hợp với những thị hiếu của họ.

Xác định rõ những điều cần thiết

Bạn nên chỉ ra rõ ràng những vấn đề nào cần phải giải quyết ngay lập tức tại công ty; Bao nhiêu lâu một lần và việc báo cáo công việc cần thực hiện theo cách nào; Công việc của bạn sẽ được đánh giá như thế nào.

Tạo quan hệ với các đồng nghiệp

Bạn nên tìm hiểu càng nhiều đồng nghiệp càng tốt, nhất là những người trong nhóm làm việc cùng bạn và những người bạn thường xuyên phải cộng tác. Hãy thiết lập nền tảng của mối quan hệ, tạo sự tin tưởng và bạn sẽ có được những thông tin cần thiết.

Xác định những nhân vật chủ chốt

Bạn cần hiểu rõ trong công ty ai là người có quyền đưa ra các quyết định, ai có ảnh hưởng lớn và ai là người có khả năng sẽ thăng tiến. Bạn cũng nên chút ý xem họ có những tính cách chung như thế nào để có thể cạnh tranh với họ.

Hiểu được những “sóng ngầm” nếu có

Bạn cần hiểu rõ các phe phái nếu có tại nơi làm việc. Có thể bạn không muốn dính dáng tới những phe phái này nhưng bạn rất cần hiểu rõ về chúng để có thể phòng thân khi cần.

Chủ động đề xuất

Nếu bạn đã hoàn thành phần việc được giao và có thể đảm nhiệm khối lượng công việc lớn hơn, bạn có thể đề nghị được làm thêm. Hãy chọn các dự án công việc có được sự hỗ trợ từ cấp quản lý cao hơn và sự hợp tác của các đồng nghiệp.

Đừng gây ra những thay đổi lớn

Ngay cả khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng có nói với bạn rằng công ty đang cần tìm những ý tưởng mới, thì bạn hãy thận trọng khi thực hiện điều đó. Hãy tỏ thái độ tôn trọng với những người đã đầu tư công sức vào dự án cũng như hệ thống nào đó trước khi định thay đổi nó. Có thể sẽ có những trở ngại nào đó bạn chưa biết.

Hãy hỏi xem tại sao những thứ này lại được làm theo cách đó và xem xét sự phản hồi sự phía những người bạn cần sự ủng hộ. Hãy tán thành những điều đã làm đúng và nêu ra sự thay đổi như một cách tăng cường tính đúng đắn đó.

Luôn có tinh thần đồng đội

Đừng bao giờ tham gia các cuộc tán gẫu, luôn xây dựng một hình ảnh tốt về sếp và chia sẻ tinh thần tín nhiệm đó với các đồng nghiệp của bạn.

(Theo Đàn Ông)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  Bạn sắp được thăng chức?  
  Báo tin xấu, chớ để sếp bất ngờ  
  Bắt đầu sự nghiệp bằng xây dựng lòng tin  
  Bắt đầu từ hôm nay  
  Bí quyết nói chuyện trước đám đông  
  Cãi sếp  
  Chia sẻ mơ ước - trò “ảo thuật” thay đổi cuộc sống  
  Công việc gây đau khổ?  
  Dịch vụ khách hàng hoàn hảo  
  Giữ "lửa" đam mê công việc  
  Hãy tìm đến “Trung tâm dễ chịu” của khách hàng  
  Hiểu ý sếp  
  Khi bạn mắc lỗi trong công việc  
  Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng  
  Làm gì để có đồng nghiệp tốt?  
  LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ÁP LỰC CÔNG VIỆC?  
  Làm việc cùng “con ông cháu cha”  
  Mới ra trường, làm sao để hòa nhập với công việc?  
  Ngày đầu tại cơ quan mới, nên làm gì?  
  Nghệ thuật quyết đoán  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau