Biến công việc trở thành nghề nghiệp
8 chiến lược đẩy mạnh sự nghiệp

Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng, thời điểm tốt nhất để tìm công việc mới chính là khi bạn cảm thấy ổn định và thoải mái nhất với công việc hiện tại. Nếu bắt đầu cảm thấy vị trí đang làm không còn nhiều sự thách thức, hãy sẵn sàng cho sự thăng tiến.

Với 8 chiến lược đã được chứng minh qua trải nghiệm dưới đây, tương lai thực sự nằm trong tay bạn.

1. Nói chuyện với sếp

Hãy gặp và có một cuộc nói chuyện thẳng thắn, rõ ràng với sếp về tương lai của bạn ở công ty. Nhấn mạnh rằng bạn muốn năng suất làm việc của bạn đáp ứng được các mục tiêu của công ty. Đồng thời bạn có thể chia sẻ các mục đích riêng của bạn về sự nghiệp với sếp. Sếp thực sự hoan nghênh và tôn trọng cách thể hiện sự tự tin và trưởng thành như thế này của bạn.

2. Xin thêm trách nhiệm

Tự nguyện giúp đỡ các phòng ban, nhóm khác, hoặc đơn giản là đề nghị được gánh vác các trách nhiệm mới sẽ làm tăng giá trị của bạn ở công ty. Xin làm các công việc mới thể hiện sự quan tâm và mong muốn giúp phòng và công ty thành công.

3. Mài dũa các kỹ năng mềm

Có được các kỹ năng giao tiếp mạch lạc là điều rất quan trọng để dành được sự tôn trọng của sếp cũng như của đồng nghiệp, đồng thời thu hút được sự chú ý của những người bên ngoài. Họ có thể mở ra các cánh cửa cơ hội mới cho bạn. Hãy luôn sống thân thiện, cởi mở. Biết lắng nghe một cách tập trung cho thấy bạn quan tâm tới điều mà người khác nói và tập luyện để trở thành một người giao tiếp trôi chảy, hiệu quả.

4. Sáng tạo

Đừng bao giờ e ngại phải suy nghĩ những điều mới mẻ. Hãy để sự nhạy bén nghề nghiệp của bạn được phát huy tối đa. Luôn chú ý tới những giải pháp sáng tạo đối với mỗi vấn đề.

5. Tự quảng cáo

Bạn cần phải học hỏi nghệ thuật “lăng xê” bản thân. Bạn đã có những thành tích lớn lao hoặc đã tổ chức thành công nhiều chương trình quan trọng. Như thế chưa đủ. Bạn còn phải đảm bảo rằng người khác biết được những điều đó, đặc biệt là những người ở các vị trí quyết định có thể giúp bạn phát triển nghề nghiệp.

6. Không ngừng học hỏi

Cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ trở nên rất rõ ràng khi bạn không chỉ làm việc hiệu quả mà còn tiếp tục học hỏi các kiến thức mới. Trước khi tham gia một khóa học nào đó, bạn cần phải xem xét kỹ xu hướng phát triển trong lĩnh vực của bạn, các nhu cầu phổ biến và cần chắc chắn rằng bản CV hiện tại của bạn luôn có đủ các kỹ năng mà công ty đang cần.

7. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ

Bất kỳ mối quan hệ nào dù nhỏ nhất cũng có thể mang lại cho bạn những cơ hội tiềm tàng. Vì vậy, bạn đừng quên củng cố và phát triển các mối quan hệ cá nhân bằng cách tham gia cả tổ chức nghề nghiệp, dự các hội thảo. Càng nhiều người hiểu được các điểm mạnh và khả năng của bạn thì bạn sẽ càng có nhiều các cơ hội mới.

8. Tạo dựng danh tiếng

Trong công việc, tên tuổi của bạn là tài sản đáng giá nhất mà bạn sở hữu. Hãy cư xử để luôn được người khác biết đến và nhớ đến bạn là người chuyên nghiệp, tích cực hợp tác và có thể tin tưởng được. Ngoài hành vi ứng xử, bạn cũng cần phải học hỏi cách ăn mặc chuyên nghiệp, phù hợp với vị trí công việc hiện tại.

(Theo Dân Trí)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  9 sai lầm cần tránh khi giao dịch với khách hàng  
  Ấn tượng đầu tiên trong công việc  
  Bạn có yêu công việc của mình?  
  Bạn là "lính" mới của công ty?  
  Bạn sắp được thăng chức?  
  Báo tin xấu, chớ để sếp bất ngờ  
  Bắt đầu sự nghiệp bằng xây dựng lòng tin  
  Bắt đầu từ hôm nay  
  Bí quyết nói chuyện trước đám đông  
  Cãi sếp  
  Chia sẻ mơ ước - trò “ảo thuật” thay đổi cuộc sống  
  Công việc gây đau khổ?  
  Dịch vụ khách hàng hoàn hảo  
  Giữ "lửa" đam mê công việc  
  Hãy tìm đến “Trung tâm dễ chịu” của khách hàng  
  Hiểu ý sếp  
  Khi bạn mắc lỗi trong công việc  
  Kỹ năng cần có của nhân viên bán hàng  
  Làm gì để có đồng nghiệp tốt?  
  LÀM GÌ ĐỂ THOÁT KHỎI ÁP LỰC CÔNG VIỆC?  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau