Biến công việc trở thành nghề nghiệp
4 quy tắc “vàng” cho “lính mới”

Bạn vừa nhận được một lời mời làm việc, lần đầu tiên đến cơ quan, bỡ ngỡ và hồi hộp gấp mấy lần đầu tiên đến lớp mới. Bạn sẽ làm gì để thích ứng với môi trường công việc đây?

Quy tắc 1: Lắng nghe và quan sát

Lắng nghe và quan sát không có nghĩa là chỉ ngồi đó để “soi” xem lãnh đạo và đồng nghiệp làm gì rồi bắt chước. Bạn hãy sẵn sàng bắt tay vào những công việc được phân công, đồng thời khéo léo để mắt tới những việc làm và cách xử sự của mọi người trong quá trình giải quyết công việc cũng như trong ứng xử để nhanh chóng “bắt nhịp” với “guồng máy” của công ty. Việc làm khôn ngoan đó sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa việc mắc lỗi trong quá trình làm việc cũng như trong giao tiếp, từ đó góp phần cải thiện và tạo dựng hình ảnh của bạn trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo.

Quy tắc 2: Định hình cách ứng xử của bản thân

Tạo dựng và khẳng định uy tín cá nhân trong công việc bằng tác phong làm việc và cách ứng xử với lãnh đạo, đồng nghiệp cũng như với đối tác. Hãy bắt đầu bằng cách ăn mặc, cách nói năng, giao tiếp hàng ngày, giờ giấc làm việc,...

Những cử chỉ, việc làm ban đầu của bạn bao giờ cũng gây ấn tượng với đồng nghiệp xung quanh vì lúc này bạn đang là tâm điểm của sự chú ý.

Quy tắc 3: Cẩn thận với những kẻ “sinh sự”

Thông thường, cơ quan nào cũng có ít nhất 1 “chuyên gia sinh sự”. Là người mới đến, bạn rất dễ lọt vào “tầm ngắm” của họ đấy. Hãy tinh ý quan sát và có thể tìm hiểu từ những đồng nghiệp khác về đối tượng này. Kẻ đó có thể tìm đến bạn ngay từ buổi làm việc đầu tiên và kiếm chuyện với bạn. Đại khái họ có thể nói: “Này, sếp của công ty này rất thích nhân viên mới đấy!” hoặc “Lại một con gà mờ nữa bị giăng bẫy rồi” (ý nói bạn vào môi trường công ty này là một sai lầm lớn).

Những câu nói bâng quơ của họ có thể đúng, có thể sai, có thể bị phóng đại nhiều lần hoặc vô thưởng vô phạt…nhưng tốt nhất là bạn không nên bình luận gì hết, cũng chẳng nên quá lưu tâm đến chúng để làm ảnh hưởng đến công việc chính của mình.

Quy tắc 4: Tìm hiểu nội quy của cơ quan

Đây là “luật bất thành văn” của bất kỳ một “lính mới” khôn ngoan nào. Quy định đó giúp bạn công khai biết được giờ giấc làm việc, chế độ nghỉ ngơi, thậm chí cả ngày sinh nhật của mọi người, chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong cơ quan...

Tuy nhiên, dù nội quy đó có hợp lý hay không thì cũng đừng vội đưa ra lời bình luận, góp ý hoặc chê bai.

(Theo Dân trí)

Biến công việc trở thành nghề nghiệp
  5 ghi nhớ cho sinh viên ngày đầu đi làm  
  5 mẫu đồng nghiệp và cách ứng phó  
  6 bước quản lý thời gian hiệu quả  
  6 cách bắt đầu ngày làm việc mới  
  6 ý nghĩ sai lầm về “quyền” của nhân viên  
  8 chiến lược đẩy mạnh sự nghiệp  
  9 sai lầm cần tránh khi giao dịch với khách hàng  
  Ấn tượng đầu tiên trong công việc  
  Bạn có yêu công việc của mình?  
  Bạn là "lính" mới của công ty?  
  Bạn sắp được thăng chức?  
  Báo tin xấu, chớ để sếp bất ngờ  
  Bắt đầu sự nghiệp bằng xây dựng lòng tin  
  Bắt đầu từ hôm nay  
  Bí quyết nói chuyện trước đám đông  
  Cãi sếp  
  Chia sẻ mơ ước - trò “ảo thuật” thay đổi cuộc sống  
  Công việc gây đau khổ?  
  Dịch vụ khách hàng hoàn hảo  
  Giữ "lửa" đam mê công việc  
Trang 1/3 : 1 - 2 - 3  Trang sau